Một số các vị tử đạo của
chúng ta, khi bị giam giữ cũng đã cầu nguyện chung với nhau, khi ra
pháp trường, các ngài cũng cầu nguyện chung, và cả khi bị thiêu đốt
trong một chiếc cũi, người ta vẫn còn nghe thấy tiếng cầu nguyện
chung của các ngài.
Chúng ta vừa nghe
lời Chúa: “Nếu hai người trong các con
ở dưới đất, mà hiệp lời cầu nguyện bất cứ điều gì, thì Cha thầy
đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba
người tụ họp, nhân danh thầy, thì thầy ở giữa những người ấy.”
Cầu nguyện chung là
hình thức cổ võ, duy trì bác ái và hiệp nhất trong cộng đoàn, và
theo lời Chúa, thì hai điểm cần thiết:
a.
Tâm đầu ý hợp với
nhau trong cộng đoàn;
b.
Nhân danh Chúa Giêsu
mà cầu nguyện. Việc chúng ta tham dự hoặc thi hành những nghi thức
phụng vụ của Giáo Hội, cũng như việc chúng ta cùng nhau cầu nguyện
trong thánh đường, hoặc cầu nguyện chung với nhau nhau trong gia đình
là những công việc thiết và ích lợi cho ta. Khi chúng ta cầu nguyện
chung với nhau thì chính sự sốt sắng của người nọ bù đắp cho sự
thiếu sót của người kia. Trong một cuộc trình diễn, nếu ta độc tấu
hoặc đơn ca thì những khuyết điểm của ta, mọi người dễ dàng nhận
thấy, còn nếu ta tham dự vào một ban nhạc hoặc ban hợp ca thì danh
dự của ban nhạc cũng như của ban đồng ca, cũng chính là danh dự của
mỗi phần tử, mặc dầu phần tử đó chơi hay hoặc chơi dở.
Một số các vị tử
đạo của chúng ta, khi bị giam giữ cũng đã cầu nguyện chung với nhau,
khi ra pháp trường, các ngài cũng cầu nguyện chung, và cả khi bị
thiêu đốt trong một chiếc cũi, người ta vẫn còn nghe thấy tiếng cầu
nguyện chung của các ngài.
Tại công đường, quan
tòa tra vấn thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa (tử đạo ngày 24.11.1838, 48 tuổi) khuyên
thánh nhân bỏ đạo và khai báo chỗ ở của cha Kim: Quan ra lệnh đánh
cha 76 roi để uy hiếp tinh thần, nhưng thánh nhân vẫn một mực trung
thành, không bỏ Chúa, và không tiết lộ gì.
Vũ Đăng Khoa sinh năm
1790 tại Thuận Nghĩ, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Cậu Khoa đã tỏ ra
thông minh hiền lành từ hồi còn nhỏ khi theo học các cha, nên được
gởi vào chủng viện Vĩnh trị, dưới thời cha giám đốc Jeantet Khiêm.
Thầy Khoa thụ phong linh mục hồi 30 tuổi năm 1820, và được đặt làm
phụ tá cha xứ Nguyễn Thời Điểm coi sóc hai giáo xứ Lưu Đăng và Vĩnh
Phước hạt Bố Chánh. Năm 1829, cha Havard Du bổ nhiệm cha làm chánh xứ
Cồn Dừa. Tuy rất bận rộn với những công tác mục vụ, cha vẫn giữ
được nét mặt trang nghiêm, nói năng điềm đạm, quảng đại, nhân từ, nên
được mọi người trọng kính và yêu mến.
Đầu năm 1838, chủng
viện An Ninh ở Di Loan phải đóng cửa, cha giám đốc Candalh Kim bỏ trốn
vào rừng. Trên đường truy nã thừa sai Kim, đêm 2.7.1838 Từ Khiết đột
nhập một tư gia, nơi linh mục Phêrô Vũ Đăng Khoa đang trú ẩn ở Lệ Sơn,
thuộc hạt Bắc Bố Chánh, cùng với hai thầy giảng tên Đức và Khang.
Từ Khiết tra gông vào cổ, giải ba người vào Đồng Hới, thị trấn
Quảng Bình.
Tại đề lao Đồng
Hới, cha Phêrô Khoa đã gặp Đức Cha Cao và Cha Vinh Sơn Điểm
Trong nhà giam, hàng
ngày 3 ngài cùng nhau đọc kinh Mân Côi, hát vang bài ca "Ave Maris
Stella" (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng) . Biết không thể lay chuyển được
ý chí ba nhà truyền giáo, quan nghị án gởi vào kinh đô. Ngày
24.11.1838 quan tới trại giam tuyên đọc bản án: Đức cha Borie Cao phải xử trảm, hai cha Vinh Sơn Điểm và Phêrô Khoa xử giảo. Cũng ngày ấy ba vị được dẫn đến pháp trường
ngoại thành Đồng Hới. Sau mấy phút cầu nguyện hai cha Điểm và Khoa
bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh,
lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và
lịm dần, còn Đức Cha Cao bị chém đầu.
Thánh Đinh Văn Thành (tử đạo ngày 28.4.1840, 44 tuổi) thánh Nguyễn Văn Hiếu và Cha Phạm Khắc Khoan cùng bị xử trảm một ngày.
Thầy Đinh Văn Thành
sinh năm 1796, gốc Nộn Khê (Bình Bát, Ninh Bình) . Năm 1839 thầy Thành
và Thầy Hiếu cùng đi với cha Phạm khắc Khoan về giúp họ Đông Biên.
Trên đường trở về, cả ba cha con bị bắt và bị giải về thị xã Ninh
Bình. (Coi thánh Phạm Khắc Khoan)
Dù bị hành hạ dã
man đến đâu hai thầy vẫn thản nhiên nhẫn nhục, không bao giờ có lời
than trách, chỉ lập đi lập lại một điều: “Dù sống dù chết, chúng tôi không bao giờ bỏ đức Tin.”
Niềm an ủi lớn nhất của hai thầy là được ở gần cha Khoan, sớm hôm
tâm sự và thỉnh thoảng lãnh Bí Tích hòa giải. Các thầy coi những
ngày ở tù như thời gian tẩy luyện và lập công, đền bù những lỗi
lầm từ thơ ấu.
Tại pháp trường
ngày 28.4.1840, lính đẩy ba vị vào khu vực riêng, xa tầm mắt dân
chúng. Ba vị giơ tay lên trời, hai thầy hiệp ý cầu nguyện với vị linh
mục: “Vinh danh Chúc Tụng ngợi khen
Thiên Chúa, Chúa trời đất. Chúng con hiến dâng mạng sống cho Ngài. Xin
Chúa chúc phúc cho đức vua được cai trị lâu dài và thái bình thịnh
vượng. Xin biến đổi trái tim đức vua, để đức vua và đình thần tin
theo đạo thật, đạo duy nhất đem lại cho quốc gia hạnh phúc đích thực.”
Ba chứng nhân lại
cầu nguyện bằng Thánh ca. Như trong đêm phục sinh, cha Khoan hát lên ba
lần Alleluia, Alleluia, Alleluia, mỗi lần với cung giọng cao hơn. Đối
đáp lại, hai thầy hát theo cung độ của vị chủ sự.
Ba cái đầu cùng
một lúc rơi xuống. Thi thể ba đấng được an táng tại Phúc Nhạc.
Thánh Đaminh Huyên (tử đạo ngày 5.6.1862, 45 tuổi) và thánh Đaminh Toại (tử đạo ngày 5.6.1862, 50 tuổi) cùng bị thiêu sinh với
nhau.
Đang khi bị giam,
thánh Toại thường nói với các đồng bạn:
“Nào anh em, hãy can đảm lên. Chúng ta chịu khổ hình vì
Đức Kitô, nên chúng ta phải đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. Chúng ta
phải bền chí đến cùng, và nếu cần, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì
Danh Chúa.”
Thánh Toại và
thánh Huyên cùng bị thiêu sinh ngày 5.6.1862.
Ông Toại sinh năm
1812. Ông Huyên sinh năm 1817 cả hai ông đã lập gia đình và là những gia
trưởng đạo đức gương mẫu. Hai ông làm nghề đánh cá trên sông Nhi Bình
gần của Ba Làng.
Theo chiếu chỉ “Phân
Sáp”, tính đến bắt ông Đaminh Huyên và giải lên Huyện Quỳnh Côi . Ông
Toại vì bệnh tật không thể đi bộ theo lính được, nên họ đề nghị ông
nộp tiền chuộc nếu muốn được tha. Nhưng ông đã từ chối, vì không
muốn để mất cơ hội quý báu là hiến dâng mạng sống mình làm chứng
cho tin Mừng và Tình Yêu Thiên Chúa. Ông xin quan cho phép đi xe đến
Huyện trình diện.
Tại huyện đường
Quỳnh Côi, sau khi khẳng định lập trường đức tin của mình, hai ông
Toại, Huyên bị tống giam vào ngục Tăng Già. Suốt thời gian chín tháng
ở đây, mọi người thấy rõ lòng quả cảm kiên cường của hai ông. Nào
đói khát, nào đòn vọt và ngay cả án tử hình cũng không làm nhạt
chí khí anh hùng của các ông. Ngược lại, hai ông còn động viên các
đồng bạn kiên trì giữ vững đức tin. Cả hai đã bị kết án thiêu sinh
Đến ngày xử án,
sáng 5.6.1892. trước sự chứng kiến của rất đông người, hai ông trước
vào cũi tre và chờ đợi. Những người hiện diện đều xúc động khi nghe
rõ các ông cất tiếng cầu nguyện thật lớn trong khi ngọn lửa hồng
phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai Ông.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
Đề
tựa của Lm. HK