THỨ
BA SAU CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN
NĂM CHẴN
BÀI ĐỌC: Hs 8, 4-7. 11-13
4 Đức Chúa phán thế này: Chúng phong
vương người mà Ta không chọn,tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết,dùng bạc vàng làm
ra ngẫu tượng, để rồi bị đập tan. 5 Hỡi Sa-ma-ri, hãy gạt bỏ con bê
của ngươi - chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho
tới bao giờ? - 6 Vì con bê đó là do Ít-ra-en làm ra,do một nghệ nhân
sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Sa-ma-ri sẽ như thể mùn cưa.
7 Chúng gieo gió thì phải gặt bão. Chúng là cây lúa không làm đòng,
là hạt lúa lép không có bột,nhưng giả như có bột, thì ngoại bang cũng sẽ nuốt
hết. Ít-ra-en bị tiêu diệt vì cầu cứu ngoại bang. 11 Khi Ép-ra-im
đua nhau dựng bàn thờ, thì các bàn thờ ấy chỉ làm cho chúng phạm tội thêm. 12
Luật lệ của Ta, Ta có viết cho nó cả ngàn, thì nó cũng coi là xa lạ. 13
Hy lễ dâng Ta thì chúng cứ dâng,chúng cứ ăn thịt đã sát tế,nhưng Đức Chúa sẽ
chẳng đoái hoài. Giờ đây Người sẽ nhớ lại sự gian ác của chúng,chúng đã phạm
tội thì chúng sẽ phải đền: chúng sẽ phải trở về Ai-cập.
ĐÁP CA: Tv 113B
Đ. Nhà Israel, hãy
tin cậy Chúa. (c 9a)
3
Thiên Chúa chúng ta ở trên trời,muốn làm gì là Chúa làm nên. 4 Tượng
thần chúng chỉ là vàng bạc, chỉ do tay người thế tạo thành.
5
Có mắt có miệng, không nhìn không nói,6 có mũi có tai, không ngửi
không nghe.
7ab
Có hai tay, không sờ không mó có hai chân, không bước không đi, từ cổ họng,
không thốt ra một tiếng. 8 Ước gì kẻ làm ra hoặc tin ở tượng thần
cũng giống như chúng vậy.
9
Nhà Ít-ra-en, hãy tin cậy Chúa, chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che. 10
Nhà A-ha-ron, hãy tin cậy Chúa,chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 10,14
Hall-Hall: Chúa
nói: Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên tôi biết
tôi. Hall.
TIN MỪNG: Mt 9, 32-38
32 Khi ấy, người ta đem đến cho Đức Giê-su
một người câm bị quỷ ám. 33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm
nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: "Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao
giờ! "34 Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo: "Ông ấy dựa thế
quỷ vương mà trừ quỷ.”
35
Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao
giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng
thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. 37
Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. 38
Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”
A.
TÌM HIỂU
Trước khi chúng ta tìm hiểu Giáo Lý qua các Bài đọc trong Thánh
Lễ hôm nay, ta phải biết Đức Giêsu là Giacob mới, Ngài xây dựng Hội Thánh trên
12 môn đệ để làm ứng nghiệm 12 người con của ông Giacob làm nên dân tộc Do Thái:
1/ Mười hai người con
của ông Giacob (x. St 35,23-26)
a-
Ông Giacob ăn ở với bà Rakel là vợ chính
thức, sinh được hai người con là Giuse và Benjamin.
b-
Ông Giacob ăn ở với bà Lêa, chị của
Rakel, không phải là vợ chính thức, sinh ra sáu người con là Ruvên, Simêon,
Lêvi, Giuđa, Itsakha,Dơvulun.
c-
Ông Giacob ăn ở với bà Dinpa, nữ tỳ của
Lêa, sinh ra Gat và Asê.
d-
Ông Giacob ăn ở với Pinha, nữ tỳ của
Rakel, sinh ra Dan và Napthali.
Trong 12 người con ông Giacob, 10 người không thờ Chúa ở
Giêrusalem mà thờ con bê ở Bêthel, Dan, và Samari. Hai người con còn lại là
Giuđa (con bà Lêa) và Benjamin (con bà Rakel) vẫn còn trung thành với tổ tiên
thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem. Sở dĩ hai người này được Chúa gìn giữ, vì ông
Giuđa có công bảo vệ Giuse, khi anh em định tâm giết, ông khuyên nên bán Giuse
cho người buôn nô lệ đưa sang Ai Cập (x. St 37,26), dù ông Giuđa không phải là
con người vợ chính thức của ông Giacob, nhưng ông cũng thuộc dòng giống tổ phụ
Isaac; còn ông Benjamin là con của bà Rakel là vợ chính thức của ông Giacob.
2/ Mười hai môn đệ
Đức Giêsu (x. Lc 6,14-16).
Nhóm 12 này có ba cặp tên trùng nhau: Simon Phêrô và Simon Nhiệt
Thành; Giacôbê con Dêbêđê và Giacôbê con ông Alphê; Giuđa con ông Giacôbê và
Giuđa Iscariôt, kẻ phản bội, còn lại sáu ông kia là Anrê, Gioan, Philip,
Matthêu, Barthôlômêô và Tôma.
B.
GIÁO HUẤN
THÁNH
LỄ LÀ MÙA LÚA CHÍN
Người Do Thái tự hào là dòng giống Giacob cháu đích tôn của tổ
phụ Abraham đã được Thiên Chúa chúc phúc: “Ta
sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều
như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được
thành trì của địch. Mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho
nhau,bởi vì ngươi đã vâng nghe tiếng Ta” (St 22,17-18). Nhưng vì tội của
vua Salômôn xây chùa miếu cho các bà vợ ngoại giáo thờ cúng, hậu quả đất nước
bị chia đôi: mười chi họ lập vương quốc Israel, chiếm miền Bắc – Galilê, và
miền Trung – Samari, thuộc miền đất Chúa hứa; hai chi họ còn lại là Giuđa và
Benjamin, lập vương quốc Giuđa, chiếm miền Nam (x. 1V 11,29-32). Vì Chúa đã
chúc lành cho triều đại vua Đavid được trường tồn (x. 2 Sm 7,12), mà quê của
Đavid ở Bethlem thuộc nước Giuđa. Như thế chỉ có vua nước Giuđa mới được Thiên
Chúa tuyển chọn; còn vua Israel,
Thiên Chúa không cắt đặt (x. Hs 8,4: Bài đọc năm chẵn). Vua Israel đã đặt hai
con bò vàng, một ở Bêthel, một ở Đan cho dân thờ (x. 1V 12,28-29), và đặt con
bê ở Samari để tế lễ (x. 1V 13,32), làm Chúa nổi giận không chúc phúc cho mùa
màng của họ, nên dù có lao công vất cả cũng không có thu hoạch (x. Hs 8, 5-7:
Bài đọc năm chẵn). Chính ông Giacob, cha của 12 người con, làm nên dòng giống
Chúa tuyển chọn, và Giacob, tổ phụ của họ đã vật lộn suốt đêm với thần của
Thiên Chúa, mà không phân thắng bại, mãi tới sáng thần của Chúa thấy không
thắng được ông Giacob, liền đá vào xương hông và gân đùi của ông Giacob, rồi
mới chịu chúc phúc cho ông bằng cách đổi tên Giacob thành Israel, vì Giacob đã
đấu với Thiên Chúa và với người ta, mà đã thắng (x. St 32,22-32: Bài đọc năm
lẻ). Ông Giacob bị trật khớp xương nên đi khập khiễng, vậy mà Chúa vẫn cho ông
sức mạnh đến thế, nên ông muốn chúc lành cho Ephraim cháu nội của ông, là con
út của ông Giuse (x. St 41,52). Khi ông Giuse dẫn hai con trai lại cho ông nội
Giacob chúc lành, thì đứa cả là Manassê và em là Ephraim cùng đến đứng trước
mặt ông nội, lúc ấy ông Giacob đã bị mù, ông Giuse đặt Manassê đứng bên phải
ông nội, để phúc lành từ tay phải ông nội xuống trên Manassê, còn Ephraim đứng
ở bên trái. Nhưng ông Giacob khi chúc lành cho cháu, lại đặt chéo tay: tay phải
đặt trên đầu Ephraim, còn tay trái đặt trên đầu Manassê (x. St 48). Như vậy Ephraim
mới là dòng giống được lãnh phúc lành từ tổ phụ Abraham,Giacob. Thế mà Ephraim
lại đua nhau dựng bàn thờ ở Samari, chứ không kính Chúa ở Giêrusalem, thì tội
phạm càng nặng thêm (x. Hs 8,11-13: Bài đọc năm chẵn).
Vào thời Thiên Chúa ra tay cứu độ loài người, Chúa Cha đã tặng
ban Con Một của Người cho thế gian, để nhờ Con của Người mà thế gian được sống
(x. Ga 3,16), nhất là ưu tiên ban Người Con ấy cho dòng tộc Giacob, thì cả hai
con ông này là Giuđa và Benjamin lập vương quốc Giuđa, thờ Chúa ở Giêrusalem,
lại kết án Con Thiên Chúa là kẻ bị quỷ ám, phải ném đá, phải giết sớm! (x. Ga
8,48. 52. 59). Kể cả lúc họ chứng kiến Đức Giêsu dùng quyền phép Thiên Chúa để
trừ quỷ câm ra khỏi một người, chúng cũng cho là Ngài dùng tướng quỷ mà trừ
quỷ, chúng chụp mũ Ngài bị quỷ ám (x. Mt 9,32-34: Tin Mừng). Thế thì dù họ có
nhân danh Chúa mà làm phép lạ, trừ quỷ, thì cũng bị Đức Giêsu liệt vào hàng
gian ác (x. Mt 7,21-23).
Ngay từ thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã kết án những kiểu tế tự thờ
bò của dân Israel tại Đan và Bêthel, và tất cả các đền thờ tại các nơi cao
trong thành của Samari (x. 1V 12,28-29; 13,32); cũng như vào thời Tân Ước, Chúa
không chấp nhận kiểu tế tự theo Luật Môsê của dân thuộc vương quốc Giuđa, vì
các lễ tế đó không có giá trị thanh tẩy tội lỗi. Chỉ có máu Chúa Kitô trong Hy
Tế của Ngài, mới thanh tẩy tội lỗi mọi người, gỡ con người ra khỏi quyền lực
Satan (x. Dt 9,11-14).
Vậy Đức Giêsu nói: “Lúa
chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt” (Mt 9,37-38: Tin Mừng), là Ngài muốn nói về
Hy Tế của Ngài thiết lập. Thực vậy, khi Ngài nói chuyện với người phụ nữ Samari
về việc thờ Thiên Chúa cách đích thực, phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự
Thật (Thần Khí là Lời; Sự Thật là Chúa Giêsu. Đây là hai phần chính của Hy Tế
Chúa Giêsu). Rồi Ngài quay sang nói với các môn đệ: “Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này,
Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt
hái! Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời, và như
thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. Thật vậy, câu tục ngữ
"kẻ này gieo, người kia gặt" quả là đúng! Thầy sai anh em đi gặt
những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất
vả; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ.” (Ga 4,35-38).
Nghề canh nông người Do Thái xuống giống vào tháng 11 và 12 (mùa
Giáng Sinh); mùa gặt vào giữa tháng tư (mùa Phục Sinh). Thế thì từ mùa Giáng
Sinh đến mùa Phục Sinh là thời gian Đức Giêsu thi hành chức Tư Tế của Ngài trên
dương thế, thời gian là bốn tháng, rồi Ngài về ngự bên hữu Chúa Cha, hằng
chuyển cầu cho tất cả những ai đến tham dự Thánh Lễ do Hội Thánh cử hành theo
lệnh Đức Giêsu truyền (x. 1Cr 11,23-25), làm hiện tại hóa Hy Tế của Ngài. Do đó
ai tham dự Thánh Lễ là đi gặt mùa lúa chín do Chúa Giêsu và các Thánh đã vất vả
làm ra (x. Cl 1,24). Mà ai muốn tìm được thợ gặt đắc lực (tìm người đi tu đắc
Đạo) cho cánh đồng truyền giáo, tất yếu phải tìm những người thiết tha đi dự Lễ
mỗi ngày, vì một trong những hiệu quả của Hy Tế Chúa Giêsu thiết lập hay hoa
trái của mùa lúa chín này, là người ta được trực tiếp Đức Giêsu dạy cho biết
nói về Thiên Chúa (x. Dt 1,1-2), tức là Ngài trừ quỷ câm (x. Mt 9,32: Tin Mừng).
Biết loan báo Lời Chúa là công việc đặc thù và quan trọng nhất của người đi làm
chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Sứ mệnh ngôn sứ này được Đức Giêsu trao ban cho
những kẻ theo Ngài khởi đi từ ngày thứ tám, ngày thứ nhất trong tuần Đức Giêsu
từ cõi chết sống lại (x. Mt 28,19-20). Những ai lãnh Bí tích Thánh Tẩy đều được
Ngài trao ban sứ mệnh ngôn sứ. Đây là Chân Lý đã được tiên báo qua phép lạ ông
Zacarya hết câm khi con ông được chịu cắt bì vào ngày thứ tám (x. Lc 1,64),
tiên báo ngày thứ tám, ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu từ cõi chết sống
lại, lúc ấy các Tông Đồ mới khởi sự đi khắp thế gian ban Bí tích Thánh Tẩy cho
muôn dân (x. Mt 28,19). Bởi thế, người Công Giáo nào không biết nói về Thiên
Chúa, thì tội nặng hơn ông sĩ quan Roma chỉ huy việc đóng đinh Đức Giêsu, vì
khi ông nhìn thấy Ngài bị đâm, nước và máu từ tim Ngài đổ ra (nước chỉ Bí tích
Thánh Tẩy, máu chỉ Bí tích Thánh Thể), ông đã hô lên: “Đích thực người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39).
Do đó không ai được phép tôn thờ thần minh nào ngoài Thiên Chúa,
và cách tôn thờ được Chúa Cha ưng nhận là hiệp dâng Thánh Lễ. Muốn có điều kiện
đi dự Lễ, ta phải vật lộn giữa niềm tin với công việc trần thế, dù có phải tổn
thương phần nào đến sự sống thân xác, như ông Giacob vì vật lộn với Thiên Chúa
mà bị Ngài đá cho trật xương hông, có thế ta mới đáng được Chúa chúc phúc ban
sức mạnh chiến đấu với mọi sự ác, để làm chứng cho Thiên Chúa, dìu đồng loại
đến dự Lễ, để cùng nhau gặt “mùa lúa chín” mà Chúa Giêsu và các Thánh đã vất vả
gieo trồng bón tưới, chứ không phải đến với thầy tướng số coi bói, xin quẻ,
hoặc cầu khẩn các ngẫu tượng, vì đó chỉ là vật chất do nghệ nhân tạo ra, “chúng có mắt mà không biết nhìn, chúng có
chân mà không biết đi, chúng có tay mà không sờ không mó, từ cổ họng không thốt
ra một tiếng. Kẻ làm ra hoặc tin ở thần đó cũng giống như vậy. Nhưng ai tin cậy
nơi Chúa, chỉ có Ngài là Thiên Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che” (Tv
115/113B, 3-10).”Hỡi nhà Israel
hãy tin cậy Chúa” (Tv 113B, 9a: ĐC năm chẵn). Và hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa, sống công minh chính trực, con sẽ
được trông thấy mặt Ngài” (Tv 17/16,15a: ĐC năm lẻ), để được Ngài luôn chăm
sóc giữ gìn, như Ngài đã nói: “Tôi chính
là Mục Tử nhân lành, tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga
10,14: Tung Hô Tin Mừng)
THUỘC LÒNG
Đức
Giêsu nói: “Ta bảo các ngươi hãy ngước mắt lên mà nhìn:đồng lúa đã chín vàng chờ
gặt! Ta sai các ngươi đi gặt điều các ngươi không vất vả làm ra; có những kẻ
khác đã vất vả rồi” (Ga 4, 35. 38)
http://phaolomoi.
net
Lm
GIUSE ĐINH QUANG THỊNH