CHÚA
NHẬT XIV QUANH NĂM A
I. Giáo Huấn Phúc Âm
Không có một thông thái
nào có thể thấu triệt Thiên Chúa. Nhận biết Chúa là ơn mạc khải.
Ơn mạc khải để nhận biết
Chúa chỉ ban cho những người khiêm nhường, biết mình nhỏ bé không thấu triệt
được Thiên Chúa càng khôn.
Không ai biết Thiên Chúa
Cha trừ Chúa Con. Không ai biết Chúa Con trừ Chúa Cha. Nhận biết Thiên Chúa là
qua ơn Chúa mạc khải tức Chúa làm cho người ta biết Chúa. Con người không có
khả năng tự biết Chúa.
Không ai là thầy dạy
người khác trừ ra Chúa. Vì Chúa hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Hiền lành
và khiêm nhượng để đón nhận ơn mạc khải Chúa ban. Chỉ biết Chúa nếu khiêm
nhường và chỉ thật sự hiền lành và khiêm nhường nếu biết học nơi Chúa.
II. Vấn nạn Phúc Âm
Bài
Phúc Âm ngắn, chứa ba ý chính nhưng xem chừng kém mạch lạc?
Đúng!
Bài Phúc Âm ngắn và có ba ý chính như sau:
Con
người không có khả năng hiểu biết Thiên Chúa. Con người biết Chúa là do ơn mạc
khải. Chúa chỉ mạc khải cho người nhỏ bé tức khiêm tốn tự hạ.
Không
ai biết Thiên chúa cho bằng Chúa Con, là Thiên Chúa. Cũng không ai biết Chúa
Con cho bằng Thiên Chúa Cha, vì đồng bản thể. Không thể biết Chúa nếu không qua
Chúa.
Người
khiêm nhường có khả năng đón nhận ơn mạc khải để nhận ra Chúa. Không ai có thể
dạy sống khiêm nhường cho bằng chúa Giêsu vì không ai khiêm nhường cho bằng
“Người đã huỷ mình đi, lãnh lấy thân phận tôi đòi… đem thân đội lốt người phàm.
Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập
giá” (Thư Thánh Phaolô gửi Giáo đoàn Philipphê 2.7-8)
Ba ý
chính vừa nêu trên xem chừng kém mạch lạc?
Không!
Trái lại rất mạch lạc trong lý luận thần học Kinh Thánh:
Con
người chỉ có thể nhận ra Chúa, nếu biết trở thành nhỏ bé và khiêm tốn. Không ai
có thể dạy bài học khiêm tốn hay và thiết thực cho bằng Chúa Giêsu,Con Thiên
Chúa, người nhận biết Thiên chúa Cha tường tận vì đồng bản tính với Thiên Chúa
Cha, nhưng lại tự hạ và vâng lời cho đến chết trên thập giá!
Thiên
Chúa không là đối tượng của tri thức hay trí thông minh nhưng là Thiên Chúa mạc
khải.
Thiên Chúa mạc khải chính mình qua công trình
sáng tạo vạn vật vũ trụ. Thánh Tôma Aquinô ghi lại: “Thiên Chúa là bậc Thầy
tuyệt hảo, Ngài đã để lại cho chúng ta hai tác phẩm siêu việt, để giúp chúng ta
học hỏi một cách chu đáo. Đó là sách tạo vật và sách Kinh Thánh. Có bao nhiêu
tạo vật trong vũ trụ này là có bấy nhiêu chương tuyệt mỹ trong cuốn sách thứ
nhất đó. Cuốn sách tạo vật đã dậy cho chúng ta sự thật mà không pha trộn vào đó
một sự giả dối nào cả. Vì thế khi có người đến hỏi nhà hiền triết Aristốt rằng
ông đã học ở đâu mà có được những tư tưởng trung thực và cao đẹp như vậy. Ông
ta trả lời: “Tôi đã học từ các tạo vật, bởi vì các tạo vật không bao giờ nói
dối”.
Người khiêm tốn nhìn ngắm vũ trụ vạn vật và
nhận ra kỳ công tuyệt hảo và quyền năng của Thiên chúa, Đấng hoá công. Tuy
nhiên, có người không những ngắm mà c òn bay vào vũ trụ nhưng vẫn tuyên bố “tôi
chả thấy Thiên Chúa trên nầy!” Đó là phi hành gia Liên Số, Yuri
Alekseievich Gagarin (1934–1968)
được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961
trên tàu vũ trụ Phương
Đông.
Nhưng rồi Ông đã phải thấy Thiên Chúa do tai
nạn máy bay bị nổ tung vào ngày 27 tháng 3 năm 1968
vào lúc 10 giờ 31 phút sáng trong khu vực làng Novosjolovo
cách thị trấn Kirzhach, tỉnh
Vladimir 18 km. Cho đến nay không ai rõ nguyên nhân tại sao máy
bay Ông bị nổ tung? Đây là một mạc khải Thiên chúa dành cho người chối bỏ Ngài
chăng?
Thiên Chúa mạc khải chính
mình cho các tổ phụ và cho các tiên tri được
ghi lại trong Kinh Thánh.
Thiên Chúa tuyển chọn ông Abraham và Thiên
Chúa lập Giao ước với ông.
Thiên Chúa bước vào lịch sử con người khi gọi
ông Abraham, tổ phụ dân Do Thái vào khoảng năm 1900 TCN. Thiên Chúa đã đổi tên
ông từ Abram thành Abraham và đã hứa với ông hai điều quan trọng:đất đai và
dòng dõi (x.St 12,1-3; GLHTCG số 59).
Khi ông Abraham xin một dấu chỉ giao ước,Thiên
Chúa nói với ông xẻ đôi nhiều con vật và đặt nửa này đối diện với nửa kia (x.St
15,8tt). Việc Thiên Chúa ký kết giao ước với ông Abraham được mô tả trong
sách Sáng Thế 17,1-12.
Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê
Ông Môsê là người lãnh đạo vĩ đại được Thiên
Chúa chọn để dẫn dân Ngài ra khỏi Ai Cập.Thiên Chúa đã chọn ông và mạc khải cho
ông biết Ngài là Thiên Chúa hằng sống,Thiên Chúa của các tổ phụ ông là
Abraham,Isaac và Giacob (x.Xh 3,5-6).Rồi Thiên Chúa đã trao cho ông sứ mạng dẫn
dân Ngài ra khỏi Ai Cập (x.Xh 3,15-17).
Thiên Chúa mạc khải chính mình qua Chúa
Giêsu:Thiên chúa làm người và ở giữa chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều
đoạn Kinh Thánh Tân Ước cho thấy Chúa Giêsu và Thiên chúa Cha là một. Chúa
Giêsu đến để thi hànhy thánh ý Thiên chúa Cha. Ai Thấy Thấy là thấy Cha.
Thiên Chúa mạc khải chính mình trong Giáo Hội qua
vai trò tiên tri, vương đế và tư tế. Chúa thành lập Giáo Hội và chúng ta trở
thành những phần tử trong thân thể nhiệm mầu của Chúa. Chúng ta thành con Chúa.
Chúng ta được nuối sống. Chúng ta được thừa hưởng gia nghiệp nước trời qua việc
thi hành sứ mạng mà Chúa trao cho Giáo Hội.
Thiên Chúa mạc khải chính mình qua những biến
cố cuộc đời. Con người được xuất sinh từ Chúa và qui hường về Chúa. Tất cả
những diễn biến trong đời người là những mạc khải về Thiên chúa chgo chúng ta.
Biết khiêm tốn lắng nghe sẽ nhận ra sự hướng dẫn của Chúa. Theo sự hướng dẫn
của Chúa sẽ tìm thấy Chúa là cùng đích của đời người.
Thế
nào là hiền lành và khiêm nhượng trong lòng?
Tôi ngại đưa ra một định nghĩa,
chỉ xin đan của vài thực hành cá nhân và để mỗi người tìm cho mình một định
nghĩa thiết thực về hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.
Đọc Kinh Thánh hằng ngày: Augustinô là một thanh niên
có tư chất thông minh nhưng lỡ đi lạc đường. Về phương diện trí thức, Augustinô
ỷ mình thông thái, dùng kiến thức của mình để truy tìm những học thuyết uyên
bác. Kết quả là lạc vào bè rối Manikê. Về phương diện luân lý, Augustinô sống
buông thả theo những đòi hỏi của xác thịt, kết quả là một cuộc sống tội lỗi.
Thế rồi một hôm, trong lúc tâm hồn đang trống rỗng, vô vị, Augustinô bỗng nghe
một tiếng nói từ đâu đó vang lên: “Tolle et lege” (Hãy cầm lấy và đọc).
Augustinô thấy trước mặt một cuốn Kinh Thánh, Ngài cầm lên, mở ra và gặp ngay
đoạn thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma: “Đừng sống theo xác thịt nữa, mà
hãy sống theo Thánh Thần”.
Cuộc
hoán cải của Augustinô đã được dọn đường nhờ sự cầu nguyện và hãm mình của mẹ
Ngài là thánh Monica, nhưng chính câu Thánh kinh này là yếu tố quyết định thay
đổi cuộc đời Thánh nhân. Trở nên một giáo phụ, một triết gia, một thần học gia,
một vị thánh lỗi lạc, rất mực thánh thiện của Giáo hội, Augustinô nhờ việc học
hỏi về Chúa Giêsu qua Thánh kinh.
Nói ít! Suy tư nhiều! và
viết ra những gì mình suy nghĩ. Nếu phải đi tu dòng chiêm niệm, chắc tôi không
chấp nhận qui luật giữ thinh lặng được. Tôi nói hơi nhiều! Nói nhiều! Không là
tội, nhưng dễ phô trương và cũng dễ nói sai. Nên người hiền lành và khiêm
nhường là người ít nói và suy tư nhiều. Viết ra những gì mình suy tư. Nhiều khi
nói huyên thuyên mà không viết nỗi một trang giấy những gì cần viết. Đó là dấu
hiệu của nông cạn và ít có chiều sâu lắng đọng.
Không cãi cọ và tranh chấp hơn thua.
Tất cả rồi sẽ thành hư không vô ích! Nhiều người có tính hay lý sự nhiều lời và
cãi bướng. Đó là phản ứng của người thích hơn thua. Thường những bậc đáng kính
hay người có địa vị trong xã hội không có lý sự hay cãi cọ tranh chấp lớn tiếng
với người khác. Cãi cọ hay tranh chấp thường đễ gây xúc phạm hay hạ giá người
khác.
III. Thực hành Phúc Âm
“Dạ, nhờ ơn Chúa, con xin
hứa”
Đây là lời hứa sau cùng
của ứng viên chức linh mục trả lời Đức Giám Mục khi Ngài hỏi: Con có hứa giữ
luật độc thân linh mục và đời sống khiết tịnh tuyệt đối vì Nước Trời cho đến
suốt đời không?
Ứng viên sắp chịu chức
linh mục thưa:
Dạ, nhờ ơn Chúa, con xin
hứa!”
Những câu chất vấn khác
của Đức Giám Mục về đức tin, về đức vâng lời, về lòng nhiệt thành rao truyền
chân lý Tin Mừng, về sự hiệp thông trong Giáo Hội… đều chỉ được trả lời: Dạ con
xin hứa. Riêng câu chất vấn về đời sống độc thân linh mục thì ứng viên phải trả
lời: Dạ, nhờ ơn Chúa, con xin hứa.
Điều đó cho thấy khoản
Giáo Luật 277 thật chí lý khi xác định: “Vì vậy, họ phải sống bậc độc thân là
một hồng ân riêng của Thiên chúa”
Từ xưa cho đến nay, bất
cứ linh mục nào cũng nhìn nhận như tôi rằng: Nếu linh mục còn giữ được luật độc
thân linh mục và sống đức khiết tịnh hoàn hảo là “nhờ ơn Chúa!” Không có Thầy,
chúng con không làm được gì. Hay nói khác đi, không có Chúa, linh mục không thể
nào giữ được luật độc thân và khiết tịnh.
Ai cũng nhìn thấy nhan
nhãn trước mắt nhiều linh mục đã bỏ đời sống linh mục để lập gia đình. Theo chỉ
thị của Đức Cha, tôi cũng đang hoàn tất thủ tục theo chỉ dẫn của bộ giáo sĩ để
xin cho một linh mục trong địa phận mình được hồi tục. Vì cha ấy đã rời bỏ giáo
xứ 7 năm qua, đang chung sống với một người đàn bà và đã có hai con.
Quá rrình điều tra cho
tôi một đánh giá về anh em linh mục nầy: Ngài chịu chức lúc mới 26 tuổi, có
nhiều khả năng nổi bậc về giảng dạy và sinh hoạt với giới trẻ. Ngài rất được
giáo dân tán thưởng về việc cởi mở và gần gũi với mọi người. Tôi đã thầm cảm
phục Ngài lúc đó.
Tuy nhiên khi xem xét
những đồ vật cá nhân Ngài bỏ lại nhà xứ, tôi thấy có hai quyển sách nguyện
trong bộ 4 quyển còn mới nguyên, dường như chưa một lần mở ra, những dây ngăn
sách vẫn còn nằm chung một chỗ. Không dám quả quyết 100%, nhưng điều đó cho
thấy, vị linh mục trẻ nầy đã không đọc kinh thần vụ thường xuyên hay chỉ đọc thỉnh
thoảng.
Không đọc kinh thần vụ
hay ít đọc kinh và làm những chuyện đạo đức cá nhân thì làm sao liên kết được
với Chúa là Đấng Thánh, là Đấng mà vì Ngài và nhờ Ngài mà linh mục có thể giữ
luật độc thân và khiết tịnh cho đến mãn đời? Tôi kết luận cho bản thân mình:
Không nhờ Chúa, không cầu xin Chúa, linh mục không có thể sống luật độc thân
hay khiết tịnh.
Đời sống gia đình cũng
phải giữ luật khiết tịnh: sinh hoạt vợ chồng chỉ giới hạn với người chồng và vợ
mình thôi. Điều nầy cũng không dễ và không giữ được nếu không “nhờ ơn Chúa!”
Không có Thầy chúng con
không làm được gì! Chúa chio con biết Chúa và sống trung thành với Chúa.
Thế nằm: khiêm tốn – đón
nhận và tích tụ
Ai cũng cảm động khi thấy
ứng viên Phó Tế hay ứng viện linh mục nằm phủ phục trong suốt kinh cầu các
Thánh. Tại sao nằm?
Không có cử chỉ nào bày
tỏ sự khiêm tốn và giới hạn của mình cho bằng người nằm úp mặt sát đất. Không
ai có thể nghe thấy và nhận lãnh sựv trao ban trọn vẹn cho bằng người nằm phủ
phục trong im lặng. Không ai thành dễ thương và đáng ban ơn chúc phúc cho bằng
người nằm phủ phục và im lặng. Người chết là người nằm im lìm và trao ban trọn
vẹn: Không còn đòi hỏi hay yêu sách gì.