GIÁO LÝ PHÚC ÂM
CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A
CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A
I. Giáo Huấn Phúc Âm
Tuần thương khó, tuần của vinh quang và tủi nhục.
Tuần thương khó, tuần của đau khổ, hành hình, chết chóc nhưng
cũng là thời điểm ơn cứu độ được ban xuống cho nhân loại.
Tuần thương khó, tuần giằng co giữa quyền lực Satan và sự chiến
thắng vinh quang của Con Thiên Chúa Phục Sinh.
Chúa Giêsu trong tuần thương khó được trình bày như con chiên bị
sát tế thành giá cứu chuộc cho muôn người:
Trong Cựu Ước, đêm Thiên Thần Chúa Vượt Qua nhà người Do Thái có
máu chiên bôi trên cửa và để họ được an toàn rời khỏi ách nô lệ Ai Cập.
Đêm tiệc ly, lần cuối Chúa dự tiệc Vượt Qua của Cựu Ước, nhưng
cũng là lần đầu Chúa thiết lập Lễ Vượt Qua của Tân Ước, tức Bí Tích Thánh Thể,
Máu Chúa thành giá cứu độ, Mình Máu Thánh Chúa thành lương thực cho hành trình
về thiên quốc.
Chúa sát tế chính mình trên thánh giá, giọt máu sau cùng từ cạnh
sườn chảy ra thành nguồn ơn cứu độ muôn người. Chúa yêu thương nhân loại đến
vắt cạn kiệt chính mình và trao ban đến tận cùng.
II. Vấn nạn Phúc Âm
Lễ Vượt Qua là gì?
Biến cố Vượt Qua xảy ra
khoảng năm 1450 trước Chúa Giáng Sinh, được trình bày trong Sách Xuất Hành 12,
1-28: Giết chiên lấy máu bôi lên cửa để đánh dấu là nhà người Do Thái nhằm
tránh việc con trai đầu lòng bị sát hại “Khi Ta thấy máu bôi trên cửa, Ta sẽ
Vượt Qua” (Xuất Hành 12,13) Thịt chiên dùng làm thức ăn, ăn với bánh không men
và rau đắng trong tư thế vội vả xuất hành rời khỏi Ai Cập. Thức ăn, thịt chiên
với bánh không men và rau đắng nầy được dùng trong bảy ngày liên tiếp sau khi
rời khỏi Ai Cập.
Chúa truyền lệnh cho con
cái Do Thái phải mừng lễ Vượt Qua hằng năm để ghi nhớ ngày Thiên Chúa giải
thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Thế là có Lễ Vượt Qua (Passover Feast) và bữa
ăn Vượt Qua (Passover meal) với thịt chiên bị sát tế (Paschal lamb) được tổ
chức hàng năm.
Khi đã rời khỏi Ai Cập và
sau khi đã nhận hai bia đá ghi mười điều răn Chúa ở núi Sinai. Người Do Thái
dựng Lều Tạm (Tabernacle) để chứa Hòm Bia Giáo Ước. Aaron và con trai Ông đã
được thánh hiến bằng đầu để phục vụ việc tế tự (Xuất Hành 40,13) và sau đó
người Do Thái cử hành Lễ Vượt Qua đầu tiên trong Sa Mạc. Suốt bốn trăm năm đầu
trong lịch sử Do Thái, khi chưa có đền Thờ Giêrusalem, những thế hệ người Do
Thái nối tiếp rất trung thành cử hành Lễ Vượt Qua hàng năm trong nơi hoang dã,
để ghi nhớ việc xuất hành rời khỏi Ai Cập và hành trình bốn mươi năm trong sa
mạc, sống trong các lểu tạm.
Đến thời vua Davít,
khoảng 1000 năm trước Chúa Giêsu, người Do Thái mừng Lễ Vượt Qua ở Giêrusalem
theo như lời Chúa truyền cho Môsê được ghi trong Sách Đệ Nhị Luật 16, 1-8. Họ
vẫn duy trì việc giết chiên và ăn thịt chiên với bánh không men và rau đắng.
Lễ Vượt Qua ngày nay
trong các gia đình Do Thái truyền thống thường được diễn tiến như sau:
Ly rượu đầu tiên: Chúc tụng Thiên Chúa là Vua vũ trụ, Đấng
ban hoa màu, sản phẩm cho mặt đất như trong Sáng Thế Ký 1:11. Sau đó họ rửa tay
như nghi thức thanh tẩy, được ghi trong Thánh Vịnh 24, 3-4. Họ ăn rau đắng chấm
với nước muối, ghi nhớ ngày sống kham khổ dưới ách nô lệ Ai Cập (Xuất Hành
2,23) Sau đó chủ nhà mang ra ổ bánh không men, chia làm ba. Lấy một phần ba gói
lại đem cất để dành như một chuẩn bị cho hành trình xa. Hai phần còn lại chia
cho người trong nhà.
Để giúp những thế hệ sau
ghi khắc sâu đậm những biến cố lịch sử nầy. Người ta đặt bốn câu hỏi: Tại sao
cử hành bữa ăn Vượt Qua đêm nay? Tại sao ăn rau đắng? Tại sao chấm rau đắng vào
nước muối và tại sao vừa ăn vừa ngã người thoải mái? Rồi họ đọc lớn tiếng Sách
Xuất Hành chương 12 và hai Thánh Vịnh 113 và 114.
Ly rượu thứ hai gọi là ly ghi nhớ mười tai hoạ Chúa đã
giáng phạt Ai Cập để giải thoát dân Do Thái. Họ lần lượt lặp lại: Mưa máu, ếch
nhái, chí rận, ruồi muỗi; gia súc chết, nước nóng, mưa đá, châu chấu, trời tối,
con trai đầu lòng bị giết chết (Xuất Hành 7, 14-12,36)
Cao điểm của tiệc Vượt
Qua: Ăn thịt chiên nướng (thịt quay)
Ly rượu sau cùng: uống để kết thúc tiệc Vượt Qua với bài hát
“Halel” tức Alleluia trong Thánh Vịnh 115-118 cũng như tán tụng tình yêu Thiên
Chúa bền vững đến muôn đời qua Thánh Vịnh 136. Lời chào từ biệt sẽ là: Hẹn gặp
ở Giêrusalem năm sau!
Chúa muốn nói gì khi bảo:
‘Thầy sẽ không bao giờ ăn Lễ Vượt Qua nầy nữa, cho đến khi lễ nầy được nên trọn
vẹn trong Nước Thiên Chúa’
Chúa tổ chức mừng Lễ Vượt
Qua truyền thống Do Thái với các môn đệ hai ngày sớm hơn bình thường, vào tối
Thứ Năm thay vì tối Thứ Bảy (Matt.26,18-20) Sau đó Ngài bị bắt, bị tra tấn, bị
xét xử, bị hành hình và chết thảm thương trên Thánh Giá. Đúng là Chúa không còn
cơ hội ăn mừng Lễ Vượt Qua truyền thống Do Thái nữa.
“Cho đến khi Lễ nầy được
nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa”. Theo truyền thồng, sau khi lần rượu thứ
hai, Chúa Giêsu và các môn đệ ăn thịt chiên và bánh không men. Chúa đã lập Bí
Tích Thánh Thể, biến bánh rượu Thánh Mình Máu Chúa. Như vậy Lễ Vượt Qua trọn
vẹn trong Nước Thiên Chúa tức Thánh Lễ trong Tấn Ước do chính Chúa Giêsu thiết
lập trong bữa tiệc ly, vào đêm tối Thứ Năm trướcd khi Ngài bị nộp.
Tiệc Vượt Qua nầy thật
trọn vẹn có Chúa Giêsu như chiên Thiên Chúa (Gioan 1,29) bị sát tế để mang sự
giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi (Thư I gửi Corintô 5,7) Trong Tân Ước, không
phải con vật chết thay cho tội lỗi con người, nhưng là Con Thiên Chúa làm
người. Mình và Máu con Thiên Chúa làm người thành lương thực nuôi sống con
người trong hành trình về quê trời, về cuộc sống vĩnh cửu. Ai ăn uống Mình Máu
Chúa sẽ không phải chết như trong Phúc Âm Gioan 6, 54. Trong Cựu Ước tổ tiên
người Do Thái ăn thịt chiên hay ăn Manna trong Sa Mạc rồi cũng đã chết. Trong
Tân Ước, máu thịt con Chiên Thiên Chúa ban cho con người sự sống vĩnh cửu. Vì
máu chiên bò Chúa không ưng, của lễ toàn thiêu Chúa không nhận, thì nầy Con xin
đền để thành lễ vật hoàn hảo theo như Thánh Ý Cha (Thư Thánh Phaolô gửi Do Thái
10, 1-10)
“Rồi Người nhận lấy chén
dâng lời tạ ơn… Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các
Ông…’ Tường thuật bữa tiệc ly và việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể được tìm thấy
trong:
Phúc Âm Thánh Luca 22,
7-23 như chúng ta thấy trong bài thương khó hôm nay: Rượu trước, bánh sau.
Phúc Âm Matthêô 26,
26-30: bánh trước, rượu sau.
Phúc Âm Matcô 14, 22-25:
Bánh trước, rượu sau.
Phúc Âm Gioan 13, 21-30:
Không mô tả cách thức rõ ràng, trọng tâm là những lời sau cùng của Chúa Giêsu
về giới luật yêu thương và sự gắn bó với Chúa như cành nho và thân nho.
Trong Thư I Thánh Phaolô
gửi Giáo Đoàn Corintô 11,23-26: Bánh trước rượu sau.
Trong các Phúc Âm, trừ
Luca đặt việc Chúa lập Bí Tích bThánh Thể sau khi chủ nhà mang bánh không men
ra ăn với rau đắng. Lúc đó Chúa dùng Bánh thánh biến thành Mình Chúa. Kế đến
khi uống ly rượu thứ hai, trước khi ăn chiên sát tế, Chúa thánh hiến rượu thành
Máu Thánh Chúa.
Chúa lập Bí Tích Thánh
Thể theo trật tự nào, bánh trước hay rượu trước?
Nhiều người đồng ý với
cách thức: Bánh trước, rượu sau. Ví chỉ có Thánh Luca là nói khác: rượu trước,
bánh sau. Sự thật, Thánh Luca là môn đệ của Thánh Phaolô sau nầy, Ông không có
mặt trong bữa tiệc ly. Đang khi đó Matthêô và Gioan tham dự bữa tiệc ly và
chứng kiến tận mắt việc lập Bí Tích Thánh Thể. Vậy thì tường thuật của Gioan và
Matthêô phải chính xác hơn. Giáo Hội tán thành trật tự nầy: Trong thánh lễ,
Linh Mục truyền phép bánh trước và rượu sau. Luật Phụng Vụ Thánh Thể cho phép
người công giáo có thể chỉ tước máu Thánh Chúa. Nếu họ không thể rước Mình
Thánh Chúa.
Tại sao Chúa Nhật Lễ Lá cũng
là Thánh Lễ mà lại không công bố Phúc Âm nhưng thay vào đó có đôi người đảm
trách những vai khác nhau để đọc “Bài thương Khó Chúa Giêsu Kitô theo thánh ….”
Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ
Sáu Tuần Thánh không có công bố Phúc Âm Phúc. Nhưng Phúc Âm lại được đọc theo
kiểu tường thuật những biến cố xảy ra trong quá khứ.
Trong những Thánh Lễ, dù
ngày thường hay chúa nhật Phúc Âm Phải được long trọng công bố bởi thừa tác
viên có chức Thánh như Phó Tế, linh mục hay Giám Mục… Vì qua thừa tác viên có
chức thánh, qua chính con người Chúa Kitô là đầu (in personna Christi Capitis),
Chúa trực tiếp giáo huấn dân người như mặt đối mặt. Nên chúng ta thấy, Giáo dân
không bao giờ được phép giảng ngay sau công bố Phúc Âm. Giáo
dân không có chức Thánh để hành động in personna Christi Capitis. Phải để cho
linh mục trong hình ảnh Chúa Kitô là thủ lãnh ban huấn dụ cho dân Chúa.
Trong Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh. Phúc Âm không được
long trọng công bố mà chuyển sang hình thức tường thuật. Chúa Giêsu bị bắt,
chịu đánh đòn, chịu hành hình và bị giết chết. Chúa dường như thua cuộc trước
thế lực của tà thần…Chúa đình chỉ những huấn lệnh mặt đối mặt. Người khác,
không cần người có chức thánh, đóng vai trò “kể chuyện” tường thuật những biết
cố đau thương của cuộc đời Chúa. Kết thúc tường thuật, sách bài đọc ghi chú:
Không có tuyên bố “Đó là Lời Chúa! Và thừa tác viên tường thuật im lặng trở về
chỗ mình”.
Còn chúng ta, những người tin Chúa, chăm chỉ lắng nghe và theo
những bước chân cứu rỗi của Chúa.
III. Thực hành Phúc Âm
Thói đời đen bạc:
Suốt ba năm truyền đạo đi từ Bắc chí Nam, Chúa làm nhiều phép lạ
chữa bệnh tật và cho người chết sống lại. Chúa thi ơn bố đức cho thật nhiều
người. Hôm nay người ta trải áo choàng trên lưng lừa, đặt Chúa lênh, chặt cành
lá lót đường, và hô to “Hoan hô Con Vua Davít, Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà
đến!”
Chỉ mấy ngày sau thôi, sáng sớm ngày Thứ Sáu, trong sân tổng
trấn Philatô. Người ta hò hét: Đóng đinh nó vào thập giá! Xin tha cho Baraba!
Đóng đinh nó vào thập giá!
Từ trên ghềnh đá, Chúa đã nghe tiếng. Tiếng người thọ ơn vu cáo
mình làm loạn.
Từ trên ghếnh đá, Chúa đã nhìn thấy: Người ăn no, đòi đóng đinh
kẻ hoá bánh ra nhiều.
Chúa đã nhìn thấy, chắc Chúa buồn lắm: Tình đời mau đổi thay!
Chúa đã nhìn thấy, nhìn thấy dáng con đàng xa.
Tình con cũng đổi thay! Tôi cũng buồn lắm khi người thọ ơn vô
tâm phản bội.
Tuần Thánh, dịp để nhìn thấy tình Chúa và tình người.
Thứ Năm Tuần Thánh, giờ canh thức với Chúa.
Tôi có cơ hội để nhận ra những phản bội của mình dành cho tình
thương bao la của Chùa.
Cũng như đừng thất vọng khi thấy những trở mặt ngay trong lòng
Giáo Hội và với người của Giáo Hội.
“Thầy ấy hoàn toàn thay đổi từ ngày làm linh mục: Không một lời
hỏi thăm, không thèm ghé nhà như trước và giả vờ không thấy con dù chạm mặt”
“Tôi điện thoại, nhắn máy, Cha không trả lời. Tôi đến tận nhà xứ
bấm chuông xin gặp. Cha ra tận cửa chào hỏi đôi câu rồi mau mau cáo biệt vì bận
nhiều việc quá!” Lời tâm sự của một linh mục lớn tuổi nói về sự trở mặt của một
chủng sinh sau khi làm linh mục và được làm Cha xứ. Không giận, không buồn,
không oán trách. Chúa còn bị môn đệ trở mặt bằng chiếc hôn phản bội. Không chào
hỏi hay không thân tình tiếp đãi… chuyện nhỏ.