NGHỆ THUẬT TÌM CỘNG SỰ VIÊN
a.
Tại sao phải tìm người?
Phải có nhiều người cộng sự. Vị chỉ huy làm tất cả sẽ dễ cau có, hấp tấp, không còn giờ để suy nghĩ. Đứng ngoài công việc mới bình tĩnh mà chỉ huy. Biết dùng người là biết chỉ huy.
Nhiều người làm, công việc sẽ mở rộng, phong phú hơn. Dù họ làm dở hơn ta, vẫn có việc cho họ làm. Phần ta phải làm những gì mà họ không làm được.
Chỉ huy tài giỏi là người có khả năng tạo ra nhiều cấp chỉ huy mới.
b.
Tìm người
Đừng quá kén chọn, hãy tuyển mộ rồi huấn luyện dần dần. Chọn người hăng hái chỉ huy, đừng QUÁ SỚM, họ làm đổ vỡ. Nhưng đừng QUÁ TRỄ, vì họ sẽ không còn nhuệ khí, sức lực lúc đương thời.
Ngựa chứng thường là ngựa hay. Dùng ngựa chứng phải đủ sức cầm cương bằng không là họ phá tan vỡ hết; còn người dễ bảo, thường lại thiếu ý chí, cầu an, dễ lùi bước trước khó khăn.
c.
Huấn luyện
Trước hết là phải biết khai thác tiềm năng nơi hạng người thường bị cho là tầm thường, để biến họ thành hạng người tài lực, trung kiên. Để họ thụ động, tức là tạo ra ký sinh trùng. Giúp họ hoạt động sẽ tạo ra nhiều phần tử ưu tú.
Không những mở
“lớp huấn luyện”, còn phải chia sẻ công tác, sáng kiến, phương pháp hành động của mình.
d.
Trao việc
Hoạt động tông đồ cần có NỘI QUY, không quá ít đến thiếu sót, không quá nhiều đến rắc rối. Chỉ huy giỏi là người khôn ngoan giữ được mức trung dung.
Thông báo cho họ biết tiến triển của công việc, và hiểu rõ mục đích nhắm tới để họ hăng say, coi việc chung như việc của mỗi người để hăng say cộng tác.
Đề cao giá trị chuyên môn, giá trị tinh thần của tuỳ viên bằng lời nói, và nhất là bằng hành động uỷ nhiệm quyền hành cho họ. Không can thiệp vô lý vào việc đã uỷ thác cho tuỳ viên.
Đề cao và phát triển óc
sáng kiến của đoàn viên bằng cách chấp nhận sáng kiến, để giờ nghe họ trình bày kế hoạch, và bổ túc khi cần.
e.
Tạo điều kiện thuận lợi
Nếu tùy viên có sai lỗi, không quở
trách tuỳ viên công khai. Lắm lúc vị chỉ huy phải quy lỗi về chính mình hơn là đổ cho
thuộc hạ.
Đừng tỏ ra “trí thức” bằng
cách khinh rẻ tuỳ viên: Bọn
chúng không làm gì được… tôi không thể tin họ được…
Và đừng tự đề cao bằng
cách mạt sát tuỳ viên cách công khai. Đó là
tình đời chứ không phải tình đạo!
Gây thiện cảm là điều kiện đầu
tiên để tạo sự thuận tiện cho sự tiến triển của
đoàn thể.
Hãy có đôi phút chuyện trò thân mật, để
đoàn viên được cởi mở giải
bày. Hãy
nêu gương vui vẻ, có đôi chút khôi hài. Cười được,
người tươi tỉnh hơn.
Làm sao để trong công việc
chung mỗi người tìm thấy cơ hội cho mình phát triển
tài năng. Công việc càng khó, tài đức con người
càng được nâng cao.
ĐTC Phanxicô, trong lời kêu gọi
cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, đã nói: “Những ai có trách nhiệm lãnh đạo,
phải tự hỏi mình hai câu hỏi: ’Tôi có yêu thương người dân của tôi để phục vụ
họ tốt hơn không? Tôi có khiêm tốn lắng nghe mọi người, mọi ý kiến khác nhau để
lựa chọn con đường tốt nhất không?”