NGHỆ THUẬT KHIỂN
TRÁCH
-
Khiển trách đúng người, đúng việc
“Tai họa
lớn nhất của con khi lãnh đạo là sợ nói và hành động như một nhà lãnh đạo.” (ĐHV
841).
Ngại khiển trách khi cần vì sợ lôi thôi là cách làm việc của vị chỉ huy bất lực, tưởng là dễ dãi sẽ được lòng người nhưng, trái lại, sẽ bị thuộc cấp khinh thường.
Không đổ lỗi cho bề dưới. Hãy nhớ: tội “qui vu trưởng”
Đừng rầy la vơ đũa cả nắm, gây nản chí cho tập thể.
-
Không kết án
Khiển
trách quá mạnh sẽ làm nản chí, gây sự phản đối. Khiển trách quá đáng sẽ làm sụp đổ cả. Chưa kể người dưới sai là do chỉ huy ra lệnh không rõ, chểnh mảng không theo dõi kỹ lưỡng để giúp đỡ khi cần.
“Lãnh đạo quá nghiêm khắc sẽ huấn luyện nên
những tu sĩ nhiều khuyết điểm và thích giấu che vì họ chỉ hành động do lòng khiếp
sợ và nô lệ đối với Bề trên.” (Anphongsô Liguori)
Châm biếm mỉa mai không xứng nơi miệng bề trên.
Lỗi lầm nhỏ đừng khiển trách nặng.
Không
nhắc chuyện cũ, sẽ làm bề dưới hay người cộng tác sẽ nản chí, tự ti mặc cảm.
-
Phải yêu thương
Đừng lẫn lộn tính cương quyết với độc ác tàn nhẫn.
La lối vừa vô ích, vừa làm mất bình tĩnh không còn đầu óc để hiểu sự việc. Hãy phê phán cách ôn hoà và bình
thản.
Thấy mình
thiếu bình
tĩnh,
hãy tạm hoãn
mọi mệnh lệnh hay phê phán.
Thông cảm với kẻ lầm lỗi, nhất là khi họ đã nhận lỗi.
Tất cả vì tình thương, vì lợi ích chung.