THỨ HAI - TUẦN 24
Bài đọc 1 Năm lẻ
Tôi khuyên ai nấy dâng
lời cầu xin… cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền. (1Tm 2, 1. 2)
Nhà thần học
Anh C. S. Lewis nhận xét một cách chính xác rằng người ta không cần bác sĩ để
chữa bệnh. Thiên Chúa có thể chữa trị trực tiếp cho con người, nhưng Ngài quyết
định không làm như thế. Ngài muốn để cho các bác sĩ, với thuốc men và những
cách thông thường để chữa lành con người. Cũng vậy, Thiên Chúa không cân lời cầu
nguyện để làm cho các nhà lãnh đạo quốc gia hành động có trách nhiệm, nhưng
Ngài ban cho mọi công dân sức mạnh câu nguyện để cam hóa các vị lãnh đạo. Sự
lưu ý của thánh Phaolô về việc cầu nguyện nhắc chúng ta rằng chúng ta phải dùng
sức mạnh lời cầu nguyện để tác động giới lãnh đạo quốc gia, nếu không, Thiên
Chúa sẽ bắt chúng ta phải chịu trách nhiệm.
Lần cuối tôi cầu nguyện cho
các vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền là khi nào?
Sự hờ hững của công dân
nguy hiểm cho công ích hơn là sự bạo ngược của một hoàng tử. (Baron
Montesquieu)
Bài đọc 1 Năm chẵn
[Các tín hữu xưa thường
cử hành Thánh Thể trong một bữa ăn huynh đệ. Nhưng khi có sự lạm dụng trong đó,
thánh Phaolô đã nói với họ:] “Những buổi họp của anh em không đem lại lợi ích
gì, mà chỉ gây hại.” (1Cr 11, 17)
Một câu chuyện
cổ kể về một vị vua mời các thần dân đến dự tiệc. Như dấu chỉ của sự đoàn kết
và chia sẻ, ông yêu cầu mỗi người mang theo một chai rượu để đổ vào chum rượu
lớn. Đến lúc phục vụ rượu, nhà vua ra lệnh cho những người đầy tớ rót rượu từ
chum ra cho khách uống. Khách dự tiệc rất sợ hãi, vì đó chỉ toàn là nước lã, bởi
lẽ mọi người đều nghĩ rằng chai rượu của mình quá nhỏ đến độ nếu có cho nước
vào và đổ vào chum thì cũng chẳng sao.
Nếu tôi có được đức tin
đến chuyển dời núi non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì (1Cr 13, 2)
Bài Tin Mừng
[Một viên quan chức Rôma
xin Chúa Giêsu đến chữa cho người nô lệ của ông đã nói:] “Thưa Ngài… tôi không
đáng rước Ngài vào nhà tôi… tôi bảo người này “đi” là nó đi… Nghe vậy, Chúa
Giêsu thán phục ông ta và nói với đám đông đang theo Ngài: “Ngay cả trong dân Israel,
tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế” (Lc 7, 6. 8-9)
Đức tin là món
quà Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta có thể so sánh đức tin với hạt giống mà một
ai đó tặng cho người nông dân. Anh ta có thể đổ đầy một giỏ hoặc cả trăm giỏ
cũng được. Món quà của Thiên Chúa tương xứng với sự sẵn lòng đón nhận của chúng
ta. Và khi người nông dân nhận được hạt giống, anh ta có thể gieo trồng và chăm
sóc, hoặc cũng có thể cất dấu để rồi quên lãng đi. Một chọn lựa tương tự cũng
xảy ra đối với món quà đức tin được Thiên Chúa trao tặng chúng ta.
Sự kiện trên đây gợi lên một
câu hỏi quan trọng: Tôi vun trồng chăm sóc đức tin của tôi ra sao?
Ta cho con cầm một đầu
của sợi dây vàng. Con chỉ cần cột vào quả cầu là nó sẽ đưa con tới cổng thiên
đàng (William Blake).