CHÚNG
CHẲNG CHỊU NGHE ĐÂU!
Khi gạch tên Thiên Chúa - Tình Yêu ra khỏi cuộc sống mình, nhà phú hộ đánh mất luôn cả tình liên đời giữa người với người.
Tháng 9/2007,
ông Nguyễn Đăng Trúc, giáo sư thần học ở Strassbourg, Pháp, có một bài viết đăng trên trang web của đài BBC kể lại một vài hồi ức về ĐHY Nguyễn văn Thuận, khi ông còn là chủng sinh.
Ông kể: “Tôi
vào Tiểu chủng viện Phú xuân khoá 1959, còn linh mục Thuận đến đây thay cho linh mục Nghĩa vào đầu niên khoá 1960-61, và tôi là một trong những chủng sinh chọn ngài làm cha linh hướng…
Hè năm 1967, tôi dự định xuất tu, ngài kêu riêng và nhắn nhủ “tu cũng tốt mà về cũng là một ơn gọi riêng, nhưng con nên nhớ điều này trong đời mình: điều tệ hại trong cuộc đời không phải phạm tội, nhưng là mất đi ý thức tội lỗi.”
Vâng, tội lỗi có nặng nề đến đâu cũng không
đáng sợ bằng sự mất ý thức về tội. Mất ý thức về tội là
đánh mất chiều kích tâm linh trong đời sống con
người.
Lấy sự thoả mãn thế tục thay thế cho đời sống tâm
linh là sự sa đọa đáng sợ của Dân Chúa ngày xưa: “Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng… Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giu-se sụp đổ!” (Am 6,
4.6)
Mất ý thức về tội là một dạng vô thần nguy hiểm âm thầm len vào cuộc sống của mọi người, kể cả các tín hữu. Nó ru
ngủ người ta, cho họ có được sự an tâm
giả tạo để làm sự ác, chiều theo
các dục vọng: “Kẻ ngu si tự nhủ: làm chi có Chúa Trời! Chúng đã ra hư đốn, làm những điều ghê tởm, chẳng có một ai làm điều thiện.” (Tv 13,1)
Nhà phát minh nổi tiếng Edison có nói: “Người ta chẳng bao giờ có bóng điện mà dùng nếu cứ mải mê lo hoàn thiện cái đèn dầu.” Cũng thế, thấy đồng tiền đem lại các tiện nghi
theo ý muốn của mình một cách
mau lẹ và chắc chắn, nhà
phú hộ dễ dàng quên đi chiều kích thần linh
trong cuộc sống con người mà hài
lòng với một cuộc sống tầm thường chẳng hơn gì
con vật, thấy hạnh phúc
không gì hơn là được “vận toàn gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.”
Quên đi chiều kích thần linh
trong cuộc sống con người, nhà phú hộ cũng thẳng tay gạch tên Thiên Chúa ra khỏi danh sách những điều phải tìm kiếm của ông, và thay vào đó bằng chữ tiền bạc và hưởng thụ.
Tiền bạc đến đó, rồi đi đó,
nhưng mắt thấy được, tay sờ được và miệng bảo được; còn Thiên Chúa luôn ở bên nhưng con mắt giác dục đang mải mê với sự thiện hảo thế tục nên chẳng nhận ra Ngài.
Khi gạch tên Thiên Chúa – Tình Yêu ra khỏi cuộc sống mình, nhà phú hộ đánh mất luôn cả tình liên đới giữa người với người: “Lazarô,
nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho.”
Và cái chết đã đến như một quan toà phân minh định giá cho cuộc sống từng người. Trong
khi Lazarô hoan lạc bởi niềm tin
vào Chúa thì nhà phú hộ đau đớn khôn cùng trước sự thật nghiệt ngã: “Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số? Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác.” (Tv 49,10-11), lúc đó, ông ta mới thấy rõ được việc làm của mình: “Lúc
sinh thời, nó tự hào tự đắc: ‘Mình làm nên, thiên hạ tán dương mình!’ Nhưng rồi nó cùng tổ tiên về chung kiếp, chẳng bao giờ còn được thấy ánh dương! Dù sống trong danh vọng, con người cũng không hiểu biết gì; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết.” (Tv
49,19-21)
Còn đâu là khôn
ngoan khi “được cả thế giới, mà phải thiệt mất mạng mình” vì ai cũng chỉ có một mạng sống mà
thôi?!
Hoả ngục là một cảnh được Chúa nhiều lần nhắc tới trong Phúc âm, nhưng
trong dụ ngôn người phú hộ và Lazarô, Chúa đã nhấn mạnh việc có những người cứng lòng không tin có hoả ngục.
Chính sự mất ý thức về tội đã làm cho người ta cứng lòng
đến thế.
Dấu hiệu rõ
ràng của sự mất ý thức về tội là coi thường luật Chúa: “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì
cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu.”
Có những người đánh mất cả sự khôn ngoan đó khi không tin vào thiên đàng và
hoả ngục. Thánh nữ
Faustina trong “Nhật ký lòng thương
xót Chúa nơi linh hồn tôi”, mục 741, viết về việc chị được thiên
thần dẫn đi xem hoả ngục: “Nhưng tôi xin lưu ý một điều: hầu hết các linh hồn trong hỏa ngục là những linh hồn đã không tin có hỏa ngục.”
Sự sống đời đời không
cho phép tôi buông lỏng với chính mình: “Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới.” (1Tm
6,12)
Con đường tôi phải đi là
giữ Luật Chúa, là nghe Môisen và các tiên tri, hầu giữ được mạng sống của mình
trong cuộc chiến có một không
hai này, như tâm tình của thánh
Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con không cần có con, nhưng không thể cứu độ con mà không có con.”
Lm. HK