Những điều Chúa Giêsu giảng có thể là các ông không hiểu, không
nhớ, nhưng rồi Chúa Thánh Thần xuống và giúp các ông nhớ lại và am hiểu rõ
ràng.
Theo
bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ, thì việc Chúa Thánh Thần hiện xuống
không phải chỉ là một mầu nhiệm của đạo mà còn là một sự kiện lịch sử. Việc
Chúa Thánh Thần hiện xuống xẩy ra trong thời gian và không gian nhất định.
Thời
gian Chúa Thánh Thần hiện xuống chính là 10 ngày sau sự kiện Chúa lên trời, và
nơi Chúa Thánh Thần hiện xuống chính là trong căn phòng các tông đồ và Đức Mẹ đang
sốt sắng cầu nguyện.
Từ
lúc Chúa Giêsu công khai nói cho các tông đồ biết Ngài sẽ phải sỉ nhục, phải chết,
Ngài sẽ phải bỏ các tông đồ, thì Ngài lại công khai đề cập tới việc Chúa Thánh
Thần sẽ xuống. Ngài nói rõ Ngài không để các ông mồ côi, mà chính Ngài sẽ sai
Chúa Thánh Thần tới. Những điều Ngài giảng có thể là các ông không hiểu, không
nhớ, nhưng rồi Chúa Thánh Thần xuống và giúp các ông nhớ lại và am hiểu rõ
ràng. Rồi quả thật công việc đã xẩy ra đúng như lời Chúa tiên báo.
Mặc dầu
qua ba năm huấn luyện, mà cho tới lúc Chúa chết trên thập giá, các tông đồ vẫn
còn là những con người ngu dốt, nhút nhát, tham lam chức quyền trần gian.
Khi
Chúa Thánh Thần hiện xuống, các ông đã trở thành con người am hiểu Thánh Kinh,
trở thánh chứng nhân can đảm, sống siêu thoát, và kết cục tất cả đã sẵn sàng hy
sinh cuộc đời mình cho việc rao giảng Tin Mừng. Vừa được ơn Chúa Thánh Thần:
thánh Phêrô vác các tông đồ đã mạnh dạn xuất hiện giữa công chúng, rao giảng
Tin Mừng cho họ, khiến dân chúng bỡ ngỡ cho là những con người say rượu. Nhưng
rồi ngay lần giảng đầu tiên này đã có tới 3000 người tin theo Chúa.
Chúng
ta là những tín hữu của Chúa, chúng ta đã được chịu phép thánh tẩy để trở thành
con cái Chúa, trở thành những nhiệm thể trong Chúa Kitô. Chúng ta đã chịu bí
tích thêm sức chính là đã nhận được những ơn mà các tông đồ đã được trong ngày
lễ Hiện Xuống. Chúa Thánh Thần thực sự đã ngự trên chúng ta, nâng đỡ, tăng cường
sức mạnh cho cuộc sống chứng nhân của ta.
Mỗi lần
gặp những việc khó xử, mỗi lần chúng ta thấy lo âu trong việc giải quyết một
tình thế nào, ta hãy nghĩ tới việc cầu xin Chúa Thánh Thần.
*
Thánh
nữ Têrêxa muốn vào dòng tu kín năm 15 tuổi. Trở ngại đầu tiên ngài phải lướt thắng
là trình bày với cha ngài để cha ưng thuận, vì hai chị của ngài cũng mới từ giã
cha để vào dòng kín. Ngài là con út, cha ngài lại rất yêu thương ngài, coi ngài
là nguồn an ủi đặc biệt của tuổi già. Ngài có viết trong tập “Tự Thuật” (Truyện
Một Linh Hồn):
“Con
chẳng biết liệu cách nào mà trình bày với cha được, cha vừa mới phải hy sinh
hai con cho Chúa, nỗi thương nhớ còn đầy lòng, bây giờ lại nói đến chuyện phải
lìa xa đứa con út của cha sao đành! Vả nữa năm ấy chúng con thấy cha phải chứng
bệnh bại thân đau lắm, tuy đã chóng khỏi thật, nhưng cũng còn phải lo ngại cho
sau này.
“Con đã
chọn ngày lễ Hiện Xuống để thưa cha việc quan trọng này, cả ngày ấy con những cầu
xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng, kêu van các thánh tông đồ nguyện giúp cầu
thay để con được biết mà nói cho cha vui lòng…”
Kết
quả việc cầu xin cùng Chúa Thánh Thần là: cha ngài đã ưng thuận…
*
Theo
công lệ của một số quốc gia Âu Mỹ, sứ thần Tòa Thánh đương nhiên là vị niên trưởng
trong ngoại giao đoàn. Vì thế tướng De Gaulle, khi thành lập xong chính phủ năm
1944, đã yêu cầu Tòa Thánh gửi sứ thần sang gấp trong dịp đầu năm dương lịch,
vì ông ngại rằng nếu vắng mặt sứ thần Tòa Thánh thì năm đó đại sứ Liên Xô, lúc ấy
là niên trưởng, sẽ đọc diễn văn chúc mừng tổng thống. Thực ra, đại sứ Liên Xô
lúc đó đã soạn sẵn một bài diễn văn, vì ngày đầu năm sắp tới, mà vị sứ thần Tòa
Thánh chưa có mặt.
Ba
ngày trước lễ, Đức cha Roncalli (sau là giáo hoàng Gioan 23) mới có mặt tại
Paris, trình quốc thư xong, ngài phải lo dọn bài diễn văn. Nhưng các đồng nghiệp
đến cho ngài hay là đại sứ Liên Xô đã dọn sẵn bài diễn văn rồi.
Thật
là khó xử!
Làm
sao cho khỏi chạm tự ái, nhất là giữa Mát Cơ Va và Vatican?
Đức
cha Roncalli sốt sắng yêu cầu Chúa Thánh Thần soi sáng và giúp đỡ, rồi ngài đến
thăm vị đại sứ Liên Xô. Sau một lúc trò chuyện thân mật, Đức cha Roncalli vui vẻ
khai đề: “Thưa đại sứ, theo thông lệ thì ngày đầu năm, tôi sẽ phải đọc một
bài chúc mừng tổng thống, thế mà tôi nghe đại sứ cũng đã chuẩn bị một bài diễn
văn rồi?”
Đại sứ
trả lời: “Đúng vậy, sợ ngài đến không kịp, tôi đã phải soạn sẵn.”
Đức
cha Roncalli nói: “Thưa đại sứ, tôi vừa tới Paris, chưa quen người quen việc,
vậy xin đại sứ cho phép tôi được xem bài diễn văn của ngài.”
Đại sứ
Liên Xô trả lời: “Được lắm, được lắm.”
Đại sứ
Liên Xô đưa bài diễn văn cho đức cha Roncalli coi, và khi đức cha Roncalli đọc
xong, đại sứ hỏi: “Xin ngài cho tôi biết cảm tưởng?”
Đức
cha Roncalli đáp: “Tốt lắm, và có một điều tôi muốn nói, không biết ngài có
cho phép không?”
Đại sứ
Liên Xô đáp: “Xin ngài cứ nói, đừng ngại!”
Đức
cha Roncalli nói: “Nói lên điều này tôi thấy rất táo bạo, nhưng với tất cả sự
chân thành, nếu không có gì trở ngại, xin ngài cho được mượn bài diễn văn của
ngài để đọc ngày mai. Tôi khỏi phải dọn, nội dung hoàn toàn tốt đẹp.”
Đại sứ
Liên Xô đáp: “Tôi sẵn lòng và lấy làm vinh dự nữa, nhưng tôi xin được phép hỏi,
‘ngài là sứ thần Tòa Thánh mà dám dùng diễn văn của đại sứ Liên xô sao, điều
này khiến tôi ngạc nhiên quá?”
Đức
cha Roncalli trả lời: “Được lắm chứ, vì chúng ta đều nói lên tâm tình tốt đẹp
cả, xin ngài cho phép tôi được đọc toàn văn bản của ngài, chỉ xin thêm một câu
vắn tắt thôi.”
Đại sứ
Liên Xô hỏi: “Câu nào, xin ngài cho biết?”
Đức
cha Roncalli trả lời: “Tôi muốn thêm câu, ‘xin ơn trên phù hộ tổng thống.”
Đại sứ
Liên Xô đáp: “Tôi hoàn toàn nhất trí, vì đó là phần riêng của ngài.”
Thế
là hôm sau, đại diện cho ngoại giao đoàn, đức cha Roncalli đã đọc bài chúc tết.
Đọc xong, mọi người đến bắt tay chúc mừng đức cha Roncalli. Đức cha mìm cười
nói: “Đó là công việc của Đại sứ Liên Xô, tôi mượn bài của ông. Phần tôi,
tôi chỉ có câu cuối cùng.”
Đại sứ
Liên Xô rất hân hạnh và từ đó ông rất có thiện cảm với vị sứ thần Tòa Thánh.
Nếu
ta biết nghĩ tới Chúa Thánh Thần, tha thiết, sốt sắng cầu xin Ngài soi sáng,
giúp đỡ, thì không bao giờ Ngài bỏ ta.
* Đề
tựa của Lm. HK