Mark Link _ Lời Chúa thứ tư tuần 3 phục sinh

THỨ TƯ - TUẦN 3 PHỤC SINH
Bài đọc 1 
 [Việc ném đá Stêfanô khởi đầu một cuộc bách hại kitô hữu] Ngoài các tông đồ, mọi người đều phải tản mác… Những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa (Cv 8,1.4).
Tiến sĩ Charles Townes đoạt giải Nobel vì những nghiên cứu của ông về tia laser. Một nhận thức quan trọng về tia laser nảy sinh khi ông đang ngồi trên ghế đá công viên dưới ánh mặt trời để ngắm nhìn những bông hoa. 
Lịch sử đã chứng mình rằng nhiều phát minh khoa học đã phát sinh một cách tình cờ. Công cuộc đầu tiên của Giaó hội cũng diễn ra một cách tình cờ. Nếu người kitô hữu đã không bị bách hại, có thể họ chẳng bao giờ đến với Samari, kẻ thù truyền thống của người Do thái, để rao giảng Tin mừng tại đó.
Tôi có nhớ sự kiện nào quan trọng trong đời tôi đã xảy ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ không?
Sự ngẫu nhiên là một dấu chỉ Thiên Chúa chọn để không xuất đầu lộ diện (Heidi Quade).

Bài Tin Mừng:
 [Chúa Giêsu nói:] “Tôi tự trời mà xuống không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi… Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời” (Ga 6,38.40).
Trong cuốn sách “Cuộc tan vỡ lớn”, nhà thần học người Anh C.S.Lewis chia thế giới thành hai nhóm người: những người nói với Thiên Chúa: “Xin cho ý Chúa được thể hiện”, và những người Thiên Chúa nói với họ: “Thôi, tùy ý con”.
Lời Chúa Giêsu trong bài đọc hôm nay và hai nhóm người trên đây mời gọi tôi tự hỏi tôi thường thấy mình thuộc nhóm người nào? Tại sao?
Thế gian đang qua đi cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, thì tồn tại mãi mãi (1Ga 2,27).

Bài Tin Mừng:
 [Chúa Giêsu nói:] “Điều Cha Thầy muốn là ai thấy Chúa Con và tin vào Ngài thì có sự sống đời đời” (Ga 6,40).
Hơn bất cứ một nhà khoa học nào khác, Wernher von Braun chịu trách nhiệm về việc đưa người Mỹ lên mặt trăng. Trước khi chết, ông đã đưa ra chứng cớ liên hệ đến đời sống sau cái chết: “Tôi nghĩ rằng khoa học gây ngạc nhiên thực sự đối với những ai hoài nghi… Không có gì trong thiên nhiên, ngay cả những phân tử nhỏ nhất có thể biến mất mà không để lại dấu vết. Thiên nhiên không biết đến sự hủy diệt. Tất cả điều nó biết là sự biến đổi. Mọi điều khoa học dạy và tiếp tục dạy tôi khiến tôi thêm vững tin rằng đời sống tinh thần vẫn tồn tại sau cái chết”.
Tại sao tôi hkông sống phù hợp hơn với niềm tin rằng cuộc sống này chỉ là bước khai mở vào đời sống vĩnh cửu?
Nếu tôi khám phá nơi mình một khát vọng mà không kinh nghiệm nào trong cuộc đời này chỉ có thể thỏa mãn, thì cách giải thích thỏa đáng nhất là tôi được tạo dựng cho một thế giới khác (C.S.Lewis).