THỨ HAI – TUẦN 31
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Sự
giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào!
Quyết định của Ngài, ai dò cho thấu? Đường lối của Ngài, ai theo dõi
được? (Rm 11,33).
Nhà
thần học người Anh tên là Frank Sheed viết trong cuốn “Thần học và sự
sáng suốt” như sau: “Có một điều mời gọi kỳ diệu đối với trí khôn con
người về Đấng vô biên mà chúng ta không thể hoàn toàn hiểu biết, nhưng
chính sự hiểu biết bất toàn đó làm cho chúng ta trưởng thành, và không
bao giờ phải thất vọng về sự hiện hữu của Ngài. Chúng ta cũng không thể
dẹp bỏ Thiên Chúa như một bài toán đã được giải”.
Tôi
hình dung Thiên Chúa như thế nào khi suy niệm hay cầu nguyện? Tại sao
tôi có khuynh hướng hình dung Thiên Chúa theo phẩm tính nào đó?
Thời
gian không thể đóng khung Thiên Chúa, không gian không thể nắm giữ được
Ngài. Trí khôn không sao nắm bắt được Thiên Chúa. Trí khôn tưởng tượng
không thể quan niệm về Ngài. Hoàn toàn chẳng có gì giống Thiên Chúa.
(Abdallah Ibn Tumart)
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Đừng
làm chi vì ghen tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà
coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích riêng cho mình,
nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. (Pl 2,3.4)
Roger
Bannister của Anh quốc trở thành vận động viên đầu tiên phá kỷ lục vượt
rào cản bốn phút một dặm. Hàng triệu người vỗ tay tán thưởng thành tích
của anh vào năm 1954, nhưng ít có ai nhận ra rằng chiến thắng của anh
là do nỗ lực của đồng đội. Thoạt đầu, Roger nghi ngờ không biết mình có
thể vượt qua chướng ngại không, nhưng huấn luyện viên tin là anh có thể.
Brasher theo sát Roger nửa đường đua đầu, Chataway nửa đường đua thứ
hai. Chính tinh thần hiệp nhất đó đã tạo nên chiến thắng cho Roger. Và
đó cũng là tinh thần mà thánh Phaolô nói đến trong bài đọc hôm nay.
Tôi có thể hiện lòng tốt với anh em xung quanh một cách vị tha và khiêm tốn không? Đâu là một thí dụ thể hiện gần đây nhất?
Giúp đỡ anh em là cách tốt nhất để đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa (Cicero).
Bài Tin Mừng:
[Chúa Giêsu nói:] “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đá lễ, và như thế, ông mới thật có phúc, vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”. (Lc 14,13-14)
Một
thương gia đến gặp hiệu trưởng trường Trung học tư thục Chicago. Để bày
tỏ sự đánh giá cao về những gì trường đã làm cho các con trai của ông,
ông quyết định xác lập một quỹ học bổng cho những sinh viên nghèo. Sau
khi đưa ra mọi chi tiết, vị hiệu trưởng nói với thương gia: “Ông có muốn
chúng tôi lấy tên ông đặt cho học bổng không?”. Thương gia trả lời:
“Các ông để tên ai cũng được, trừ tên tôi. Tôi không cho học bổng vì lý
do đó”.
Có khi nào tôi đóng góp hoặc phục vụ mà yêu cầu được dấu tên không?
Giống như một bức ảnh, phẩm cách được hiện hình lên trong bóng tối (Youssup Karsh).