Ra lệnh
và truyền lệnh
Franz Josef, hoàng đế nước Áo và vua
nước Hungari từ 1848 đến 1916, một triều đại dài nhất trong lịch sử, cũng là
triều đại tiến bộ nhất. Franz Josef là người nghiêm khắc nhưng ông trị vì rất
khoan dung. Khởi đầu triều đại ông, bệnh dịch tả lan tràn khắp Châu Âu. Người
ta xin Franz rời Vienna để lánh nạn sang Salzburg cho tới khi tai
nạn qua đi.
Hoàng đế hỏi: "Ở Salzbugr có đủ
phòng cho các con ta không?"
"Có thực sự đủ phòng cho các con
ta?" Vừa chỉ tay qua cửa sổ lâu đài, về phía đám đông dưới, hoàng đế vừa
nhắc lại "Hãy nhìn đám dân này. Chúng là con của ta. Cha của chúng bỏ mặc
chúng trong nguy hiểm sao? Không, những người thành Viena yêu quí luôn chia sẻ
vui buồn với ta. Ta sẽ không bỏ họ trong gìơ lo âu".
Chúng ta vừa nghe: Hai môn đệ Đức Kitô.
Giacôbê và Gioan muốn được địa vị vinh dự và uy quyền trong Nước Chúa, Chúa
Giêsu nhắc họ rằng: "Những người cai trị thế gian thì sai khiến con dân
mình. Nhưng đó không phải là đường lối của Nước Chúa. Trong Nước Chúa ai có quyền
bính phải là đầy tớ của người dưới quyền mình". Francz Josef là một tấm
gương về điều ấy.
Ngày nay, người ta tranh luận nhiều về
quyền bính và tự do. Một chân lý nền tảng cho cuộc tranh luận này là: Trong mọi
xã hội, loài người đều phải có người nắm quyền bính, một người có quyền và có bổn
phận ra lệnh, một người có quyết định tối hậu. Bạn không thể có một quốc gia
không người thủ lĩnh. Bạn không thể có một đội banh không huấn luyện viên, một
chiếc tàu không có thuyền trưởng, một quân đội không tướng, một bộ lạc không tù
trưởng, một xí nghiệp không giám đốc. Mỗi tập thể loài người đều phải có
"ông Bầu" hoặc chỉ định hoặc bầu lên.
Chúa Giêsu biết cần phải có quyền bính.
Người chỉ than phiền là nhiều người lạm quyền, lạm dụng quyền bính. Người ta
ích kỷ, bất công, có khi còn tàn bạo nữa. Trong Nước Chúa Kitô, người lãnh đạo
phải là đầy tớ của mọi người.
Bây giờ chúng ta tìm câu trả lời cho vấn
đề quyền bính và tự do. Người chỉ huy phải dự tính và hành động vì lợi ích của
tập thế. Cùng lúc người dưới phải được tự do góp ý, có khi còn phải phê bình nữa.
Tóm lại, mọi người phải hành động theo quyết định của người có trách nhiệm với
đoàn thể. Cũng vậy trong một thể chế dân chủ, người lãnh đạo được bầu lên có bổn
phận phải quyết định.
Đây cũng là đường lối trong đơn vị xã hội
nhỏ bé nhất và quan trọng nhất: gia đình. Nhiều gia đình bàn luận về mọi vấn đề
và quyết định như một tập thể. Rất nhiều gia đình không có ai chịu trách nhiệm
tối hậu. Đó cũng là tình trạng của nhiều tổ chức như trường học và xứ đạo. Do
đó chúng ta thường thấy: đáng lý những người phải vâng lời lại ra lệnh cho người
có trách nhiệm.
Việc phượng tự chung của gia đình Chúa
là một điển hình tập thể nghĩ tưởng và hành động với nhau. Thánh lễ có thể dạy
chúng ta ra lệnh thế nào và tuân lệnh làm sao.
Xin Chúa chúc lành bạn.
Gm Arthur Tonne