NGÀY 29 THÁNG 6
THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ
Lễ
Trọng
Cv 12, 1-11; 2 Tm 4,6-8.16b.17-18; Mt 16, 13-19
BÀI ĐỌC I: Cv 12, 1-11
1
Thời ấy, vua Hê-rô-đê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh.2
Nhà vua đã cho chém đầu ông Gia-cô-bê là anh ông Gio-an.3 Thấy việc
đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phê-rô nữa. Bấy giờ
đang là tuần lễ Bánh Không Men.4 Bắt được rồi, nhà vua truyền tống
ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau lễ Vượt
Qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng.5 Đang khi ông Phê-rô bị giam giữ
như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn
thiết cho ông.
6
Trong đêm trước ngày bị vua Hê-rô-đê đem ra xử, ông Phê-rô ngủ giữa hai người
lính, và bị khoá vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh.7
Bỗng thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam.
Thiên sứ đập vào cạnh sườn ông Phê-rô, đánh thức ông và bảo: "Đứng dậy mau
đi!” Xiềng xích liền tuột khỏi tay ông.8 Thiên sứ nói tiếp:
"Thắt lưng lại và xỏ dép vào!” Ông làm như vậy. Rồi thiên sứ lại bảo ông:
"Khoác áo choàng vào và đi theo tôi!”9 Ông liền theo ra, mà
không biết việc thiên sứ làm đó có thật hay không, cứ tưởng là mình thấy một
thị kiến.10 Qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, thiên sứ
và ông tới trước cửa sắt thông ra phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người.
Ra đến ngoài, đi hết một đường phố, thì bỗng nhiên thiên sứ bỏ ông mà đi.11
Lúc ấy ông Phê-rô mới hoàn hồn và nói: "Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa
đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hê-rô-đê,
và khỏi mọi điều dân Do-thái mong muốn tôi phải chịu."
ĐÁP CA: Tv 33
Đ. Chúa đã giải thoát tôi
khỏi mọi nỗi kinh hoàng. (x. c 5)
2 Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,câu
hát mừng Người chẳng ngớt trên môi. 3 Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
4 Hãy cùng tôi ngợi khen Đức Chúa,ta đồng
thanh tán tụng danh Người. 5 Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Người đáp lại,
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.
6 Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi. 7 Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã
nhận lời,ứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
8 Sứ thần của Chúa đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người. 9 Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành
biết mấy:hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
BÀI ĐỌC II: 2 Tm 4,6-8.16b.17-18
6
Anh em thân mến, phần tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ
tôi phải ra đi.7 Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết
chặng đường, đã giữ vững niềm tin.8 Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa
dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó
cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai
hết tình mong đợi Người xuất hiện.
16b
Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ.17 Nhưng có Chúa đứng
bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn
thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.18 Và tôi đã
thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm
độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người
vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Mt 16,18
Hall-Hall: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này,
Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Hall.
TIN MỪNG: Mt 16, 13-19
13
Một hôm, khi Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ
rằng: "Người ta nói Con Người là ai?”14 Các ông thưa: "Kẻ
thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là
ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."15 Đức Giê-su lại
hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”16 Ông Si-môn Phê-rô
thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."17
Đức Giê-su nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người
có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của
Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là
Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và
quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa
khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như
vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."
XÂY
DỰNG HỘI THÁNH
TRÊN
YẾU TỐ KHÁC BIỆT VÀ ĐỒNG NHẤT
Trong
sách ngôn sứ Dacarya 4,11.14 có viết: “Trong
Đền Thờ có hai cây ô-liu, một cây bên phải và một cây bên trái trụ đèn. Đó là
hai người được xức dầu phục vụ bên Chúa Tể toàn cõi đất”. Hai người được
xức dầu đó chính là thánh Phêrô và thánh Phaolô, là hai cột trụ Đức Tin Chúa
Giêsu Kitô dùng để chống đỡ tòa nhà Hội Thánh, được xây dựng trên những yếu tố
khác biệt và đồng nhất trong cùng một Đức Tin và lòng Mến. Vì vậy mà Hội Thánh
kính chung hai vị trong Thánh Lễ hôm nay
I. HỘI THÁNH XÂY DỰNG TRÊN NHỮNG YẾU TỐ KHÁC BIỆT.
Được
diễn tả qua đời sống của hai thánh Phêrô và Phaolô:
1/ Ông Phêrô được Đức Giêsu chọn trước Tử Nạn và Phục Sinh (x. Mt
4,18t); còn ông Phaolô thì được chọn sau (x. Cv 9).
2/ Ông Phêrô kém văn hóa vì là dân thuyền chài, bị người đồng
thời liệt vào hạng vô học thức và thuộc lê dân (x. Cv 4,13 – bản dịch NTT). Ông
Phêrô thua xa ông Phaolô là một Biệt phái xuất sắc về Luật Môsê, ông lại rất
giỏi văn hóa vì là học trò của tôn sư nổi tiếng Gamaliel (x. Cv 22,3).
3/ Ông Phêrô có vợ (x. Mc 1,30), chắc chắn bị quấy rầy và phân
tâm khi phục vụ Tin Mừng; trái lại, ông Phaolô sống độc thân, được tự do trong
sứ mệnh Chúa trao, nên muốn mọi người bắt chước ông (x. 1Cr 7,1-7).
4/ Ông Phêrô phục vụ Đức Tin cho giới cắt bì là dân Do Thái (x. Gl
2,7b), trách nhiệm ấy nhỏ hơn sứ mệnh ông Phaolô được Chúa dùng phục vụ giới
không cắt bì là dân ngoại (x. Gl 2,7a).
5/ Ông Phêrô chết trước, khoảng năm 65, còn ông Phaolô chết sau,
khoảng năm 67.
6/ Ông Phêrô bị đóng đinh chúc đầu xuống đất; còn ông Phaolô bị
chết vì gươm đâm.
Tính
tình của hai thì càng nhiều khác biệt…
Ta biết Gia
Đình Kitô giáo diễn tả mầu nhiệm Hội Thánh (x. Ep 5,21t), mà gia đình vợ chồng
tất yếu có nhiều điểm khác biệt từ thân xác đến quan điểm sống… Nhưng chính sự
khác biệt ấy, Thiên Chúa đã phối hợp nên tình yêu tuyệt vời. Bởi đó cô cậu nào
chỉ tìm người giống mình, thì không phải là vợ chồng mà là đồng tính luyến ái!
Vì thế, trong
Kinh Tiền Tụng của hai thánh Phêrô và Phaolô đã nhắc đến những điểm khác biệt
của hai vị, mà Chúa đã dùng con đường khác nhau ấy để xây dựng Hội Thánh và
được hưởng chung một triều thiên.
Khi
nói đến sự khác biệt giữa hai ông Phêrô và Phaolô, thì thế nào cũng có lúc hai ông
bất hòa với nhau. Quả thực ông Phaolô đã trách ông Phêrô trước mặt mọi người,vì
lối sống giả hình: Chính ông Phêrô vị thủ lãnh đã quyết định bỏ cắt bì cho dân
ngoại, chỉ cần ai tin vào lời giảng của các Tông Đồ là ban Bí tích Thánh Tẩy
cho họ, và tôn trong mọi người là anh em, con chung một Cha trên trời. Thế mà có
lần ông Phaolô bắt gặp ông Phêrô đang dùng bữa với những người ngoại mới được lãnh
Bí tích Thánh Tẩy, ông Phêrô thấy ông Phaolô đến thì giả vờ lỉnh ra phía ngoài
như không chung đụng với người ngoại! (x. Gl 2,11t) Tuy có bất đồng với nhau
như thế nhưng ông Phaolô vẫn tôn trọng ông Phêrô, đến nỗi ông nói: “Nếu tôi không hiệp thông với các Tông Đồ
thượng đẳng, thì công việc phục vụ của tôi trở nên vô hiệu” (Gl 2,2); còn
ông Phêrô vẫn đề cao ông Phaolô, như trong bức thư ông Phêrô khuyên các tín hữu:
“Anh Phaolô, người anh em thân mến của chúng
ta đã viết thư cho anh em theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông”
(2Pr 3,15). Và hai ông vẫn trung thành trong sứ mệnh Chúa trao. Đó mới chính
thực là người đạo đức chắc chắn (x. 1Cr 11,19).
Vậy
chúng ta hãy chấp nhận và có khi phải chịu đựng sự khác biệt của nhau, nhưng
cần xác tín phải hiệp nhất trong Đức Tin và Đức Mến, để cùng nhau xây dựng Hội
Thánh trong sự khác biệt. Thánh Augustin nói: “Hiệp nhất trong những điều cần thiết, tự do trong những điều hồ nghi, và
bác ái trong mọi trường hợp”.
II. HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY DỰNG TRONG SỰ ĐỒNG NHẤT VỀ ĐỨC TIN
VÀ LÒNG MẾN.
1/ Hiệp nhất trong Đức Tin.
Sở dĩ ông
Phaolô tùng phục ông Phêrô vì tin rằng quyền giáo huấn phải dựa trên một một
thủ lãnh Chúa Giêsu đã đặt.
Thực
vậy, qua đoạn Tin Mừng Mt 16, 13-17, chúng ta phải xác tín rằng: Dù có nhiều
người nói tốt về Đức Giêsu, như lúc Ngài hỏi các Tông Đồ: “Theo như người ta
nói Thầy là ai?” Các ông thưa: “Có người
nói Thầy là Gioan Tẩy Giả; nhóm khác nói Thầy là Êlya; nhóm khác nữa nói Thầy
là ông Giêrêmia hay một vị nào trong các ngôn sứ”. Nói chung dư luận nói
Thầy là Phát Ngôn Viên của Thiên Chúa.Thế mà Đức Giêsu chẳng có ý kiến gì về
những người nói về Ngài như thế. Sau đó Đức Giêsu hỏi các Tông Đồ: “Còn chúng con, chúng con nói Thầy là ai?”
Ông Phêrô đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng Đức Tin: “Thầy là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa
hằng sống”, thì ông được Đức Giêsu khen giỏi nhất, nhưng không phải phàm
nhân nào dạy, mà bởi Cha trên trời ban cho. Chính con người này Đức Giêsu đặt làm
nền tảng xây dựng Hội Thánh Ngài, và với Đức Tin ấy Ngài thách thức cả quyền
lực Satan có dấy lên cũng không phá đổ được Hội Thánh Ngài xây trên đá tảng Phêrô.
Cũng chính vì chỉ có ông Phêrô được Đức Giêsu trao
trách nhiệm củng cố Đức Tin của cộng đoàn, mà ông được Ngài cầu nguyện riêng
cho: “Này Simon, Satan sàng chúng con
(Nhóm Mười Hai) như người ta sàng gạo, nhưng Thầy cầu nguyện riêng cho con để con khỏi mất Đức Tin, vì con có
nhiệm vụ củng cố Đức Tin anh em con” (Lc 22,31-32). Vì cả đến Ba Ngôi Thiên
Chúa đều là Lời chân lý, nhưng Thầy dạy chân lý chỉ có một là Đức Kitô (x. Mt
23,10). Mà thực, nếu người ta không quy chân lý phát xuất từ một nguồn gốc, thì
không thể có chân lý. Đan cử: Vợ nói với chồng bán nhà ở thành phố về nhà quê
mua đất rộng, ở thoáng mát, con cái bớt nhiễm lây những tật xấu của thành thị.
Vợ nói đúng. Nhưng chồng lại có ý kiến: ở thành phố dễ làm ăn, con cái đi học
tiện lợi. Chồng nói đúng. Nếu vợ hay chồng cứ thực hành điều đúng của mình, thì
sự dữ xảy đến: gia đình tan nát! Mới có hai điều đúng mà không hiệp nhất, sự dữ
đã xảy ra, vì ai cũng làm theo điều đúng, chứ không ai bênh vực điều sai. Thế
thì nơi anh em Tin Lành tin rằng mỗi người đều có Chúa Thánh Linh hướng dẫn để
đọc Thánh Kinh, hiểu được thế nào thì cứ thế đem thực hành. Đó là lý do phát
sinh cả ngàn nhà thờ Tin Lành, thì nghìn Hội Thánh khác nhau, người đi Nhà Thờ này
thì tin là chính đạo, kẻ đi Nhà Thờ khác là tà đạo. Vậy đâu là chân lý?!
Vậy
càng nhiều điều đúng mà thiếu hiệp thông với nguồn gốc phát xuất chân lý, thì đó
là nguyên nhân gây chiến tranh!
2/ Hiệp nhất trong lòng Mến.
Lòng
mến Chúa, yêu người đạt đỉnh cao là nhiệt thành loan báo Lời Hằng Sống được
Chúa Giêsu trao riêng cho Hội Thánh Công Giáo, và còn phải chấp nhận mọi gian lao
đau khổ đến mất mạng, nhưng vẫn kiên trung vì xác tín đã có Chúa bảo vệ, chăm
sóc, giữ gìn. Đan cử:
a. Ông Phêrô bị cùm bởi xích
xiềng giữa hai tên lính gác, và trước cửa tù có quân canh cẩn mật. Ông Phêrô
vừa thiếp ngủ thì Thiên thần đập mạnh vào sườn ông: “Dậy mau!” Xiềng xích đã
tuột khỏi tay ông, rồi dẫn ông đi qua hai trạm gác an toàn. Khi đến trước cửa
sắt trổ ra phố, cửa ấy bỗng tự dưng mở toang, Thiên thần dẫn ông đi thêm một
phố rồi biến mất. Lúc ấy ông Phêrô hồi tỉnh mới nói: “Hẳn thật, tôi biết Chúa đã sai Thiên thần của Người đến giựt tôi khỏi
tay vua Hêrôđê, và thoát khỏi mọi điều người Do Thái hằn học trông đợi tôi phải
chịu” (x. Cv 12,1-11: Bài đọc I).
Như
thế khi Chúa chưa cho phép ai làm hại kẻ thuộc về Ngài, thì không sự dữ nào thắng
nổi, đúng như Lời kinh vẫn đọc: “Chúa đã
giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng” (Tv 34/33, 5: Đáp ca).
b.
Còn ông Phaolô đã từng ra tù vào khám không kém ông Phêrô. Nhưng khi Chúa muốn
ông thể hiện lòng Mến bằng máu đào, Ngài đã để cho kẻ ác bắt và điệu ông sang
Roma. Ông Phaolô biết chắc chuyến này ra đi không có ngày trở về, nên ông viết
thư nâng đỡ Đức Tin môn đệ của ông là Timôthê: “Tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu
trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ
đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính, không phải cho riêng
tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Vị Thẩm Phán chí công xuất
hiện đến trao phần thưởng” (2Tm 4, 6-8: Bài đọc II).
Thế
nên cho dù thông hiểu giáo lý đúng ý Cha trên trời dạy như ông Phêrô (x. Mt
16,17), nhưng lại sợ khổ, sợ chết vì phục vụ Tin Mừng, người đó bị đồng hóa với
satan, không xứng đáng theo Thầy Giêsu (x. Mt 16, 21-23).
Vậy
bất cứ ai muốn lên đường loan báo Tin Mừng, quy tụ nhiều người vào Hội Thánh,
thì phải chấp nhận gian khổ như Đức Giêsu, mới xứng đáng là đá tảng để Chúa dùng
xây dựng Hội Thánh Ngài, như Ngài đã nói với ông Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh
của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18: Tung Hô Tin
Mừng).
Xưa
kia ông Môsê đập vào tảng đá hai lần mới phun ra nước trong lành cho dân uống (x.
Ds 20,11). Thánh Phaolô xác nhận Tảng Đá đó chính là Đức Kitô (x. 1Cr 10,4). Đức
Kitô đã bị đập, thì ông Phêrô là thủ lãnh Hội Thánh, làm mẫu cho các tín hữu,
cũng sẽ bị đập như Thầy (x. Ga 21,18t), mới thực là viên đá sống vọt ra Nước
Hằng Sống làm thỏa mãn những người khao khát chân lý (x. 1Pr 2,4-5).
Đức
Giáo hoàng Pio X. vào trường Truyền Giáo tại Roma hỏi các thầy Đại Chủng sinh:
Ai là người phá Hội Thánh mạnh nhất? Các thầy nhao nhao giơ tay: Thưa đó chính
là những người cộng sản vô thần! Người khác lại nói: Thưa đó là người Công Giáo
bỏ đạo! Thầy khác lại thưa: Đó là những người có đời sống giống Satan… Tất cả
những góp ý ấy, Đức Giáo hoàng đều lắc đầu. Và ngài lên tiếng khẳng định: “Kẻ
phá Hội Thánh mạnh nhất chính là những người Công Giáo ngu dốt về giáo lý”.
Họ ngu dốt giáo lý chỉ vì sợ nghe giảng, sợ học giáo lý, làm ngăn trở công việc
lo cho nhu cầu thể xác.
THUỘC LÒNG
Hãy
để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ
thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những
lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô.
(1Pr 2,5).
Linh
mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH