Pháp
Bất Vị Thân
Thomas More, lúc 51 tuổi
được bổ nhiệm làm Chưởng ấn của triều đình dưới thời vua Henry VIII của nước
Anh, là một người không thiên vị, ngay cả đến những người thân thiết của ông.
Một hôm có người ăn trộm
con chó thật đẹp của một thiếu phụ nghèo nọ và đem bán lại cho vợ ông. Thiếu phụ
nọ biết được liền tìm đến dinh chưởng ấn khiếu nại ngay giữa cuộc họp của
Thomas More với các cộng sự viên. Thomas liền gọi vợ ra. Tay
ôm chú chó con, Thomas để thiếu phụ nọ và vợ mình mỗi người đứng ở một góc
phòng. Đặt chú chó ở giữa, Thomas bảo hai bà gọi chó. Con vật nghe tiếng chủ cũ
liền chạy về phía bà ta. Thomas bảo vợ:
-
Con chó không thuộc về mình, bà ráng chịu vậy!
Bà vợ phản đối vì đã bỏ
tiền mua con chó, và những người có mặt cũng chia thành hai phe, bên thuận bên
chống. Bấy giờ Thomas điều đình với bà nọ mua lại con chó giá gấp ba lần giá
thường để tặng lại cho vợ.
Chưởng ấn Thomas More đã điều đình để mua lại chứ không dựa vào quyền thế của mình mà áp đặt.
Chúa Giê su đã nói: “Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”
(Mt 22,21). Nguyên tắc đó là yếu tố nền tảng không thể thiếu được của mọi nền công
lý. Thế nhưng nhiều khi người ta lại rất khéo léo cho vay ăn lời quá đáng, hay ép
giá bán, giá mua, ép lương v.v. với lý lẽ biện minh là “thuận mua vừa bán” để vơ
vét trục lợi trên người đang lúc túng quẫn.
“Kẻ có mắt tham lam thì
không bằng lòng với phận mình,
và keo kiệt làm cho tâm hồn ra cằn cỗi.” (Hc 14,9)
và keo kiệt làm cho tâm hồn ra cằn cỗi.” (Hc 14,9)
Vì thế, “hãy ra công làm
việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn
đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông” (Ga
6,27).