Câu Chuyện Chiếc Tàu Titanic
Ngày 16-10-2008, trên U.S.News có đăng
bài của ký giả Justin Ewers nói về việc hiện nay người ta đặt lại vấn đề làm
sao con tàu Titanic "không thể chìm", thế mà lại chìm ngay trong
chuyến hải hành đầu tiên.
'Tàu Titanic được đóng rất chắc chắn và không bao giờ có thể chìm được'.
Những người chủ trương
đóng con tàu này đã hiên ngang nói như vậy và đặt tên con tàu là 'Titanic.'
Vào tháng tư, năm 1912, tàu Titanic rời
bến cảng Queenstown (Anh Quốc) để đi New York, chở theo hơn 2,200 hành khách và
thủy thủ đoàn, trong chuyến hải hành đầu tiên. Hành khách đi trên chuyến tàu
đều rất vui mừng, phấn khởi và hãnh diện vì được đi chuyến hải hành đầu tiên
của con tàu tối tân và lớn nhất thời đó, cùng với niềm tin tưởng chắc chắn là con tàu
"không thể nào chìm được". Có người còn cao hứng tuyên bố Trời (nếu có) cũng
chẳng đánh chìm nó được.
Chữ Titanic lấy từ chữ Titan, tên một
ông thần khổng lồ, sức mạnh vô song (trong truyện thần thoại Hy lạp). Người ta
đặt tên chiếc tàu như vậy để thách đố mọi nguy hiểm trên biển cả.
Con tàu "không thể chìm được"
này đã thực sự chìm khi đụng vào tảng băng vào đêm 14-4-1912. Có thể là vì
thuyền trưởng và đoàn điều hành đã quá tự phụ vào con tàu 'không thể chìm
được,' nên đã không đề phòng đúng luật hải hành.
Con tàu đã chìm sâu xuống lòng biển cả
đem theo khoảng 1,500 nhân mạng cùng chìm xuống biển sâu!
* Qua dòng lịch sử nhân
loại, vẫn có những con người khi làm được điều gì thành công, hoặc những kẻ độc
tài đang nắm giữ quyền hành, thường kiêu căng tự phụ "coi trời bằng
vung", và vì quá
'tự cao, tự đại' nên dễ 'mù quáng,' nhận sâu chính mình vào thất bại và kéo
theo nhiều người khác phải chết thảm!
Đã có nhiều bài báo và sách viết về
chiếc Tàu Titanic; kể cả hai cuốn phim nổi tiếng: “A Night to Remember"
(1958) và "Titanic" (1997). Hai bài báo báo mới đây viết về chiếc tàu
này là "The Secrets of How the Titanic Sank" do Justin Ewers viết
ngày 25-9-2008 (nói về những nhà chuyên môn có ý kiến đặt lại vấn đề làm sao
chiếc tàu Titanic rất sang trọng, được đóng chắc chắn để 'không thể chìm được,'
mà lại chìm ngay trong chuyến hải hành đầu tiên); và bài "Titanic Survivor
Sells Mementos to Pay for Care" do Jill Lawless viết ngày 16-10-2008 (nói
về bà Millvina Dean là hành khách duy nhất còn sống, năm nay đã 96 tuổi, lúc
được cứu sống, bà mới có hai tháng tuổi).
Từ những bài báo đó chúng tôi ghi lại
mấy chi tiết đặc biệt sau đây: Tàu Titanic được khởi đóng vào năm 1909 tại
xưởng đóng tàu Harland & Wolff (Belfast, Bắc Ireland) và người ta có ý
định đóng chiếc tàu này to lớn nhất vào thời đó (cùng với hai chiếc tàu khác là
Olympic và Britannic), chiều dài là 900 feet, chiều cao như một ngôi nhà chọc
trời thời đó. Ngưòi ta cố gắng đóng chiếc tàu này thật chắc chắn và bảo đảm rất
an toàn để có thể đáp ứng với mọi thử thách của biển cả ( như những luồng sóng
khổng lồ, hoặc những đụng chạm mạnh mẽ khác…). Vì thế chiếc tàu được đặt tên là
Titanic (từ tên Titan, một vị thần dũng mãnh vô song trong thần thoại Hy lạp),
và được coi như chiếc tàu không thể chìm được (Unsinkable Ship).
Hạ thủy vào tháng Tư 1912, tàu Titanic
khởi hành từ hải cảng Queenstown (Southampton, Anh Quốc) để đi New York (Hoa
Kỳ). Sau bốn ngày hải hành , tàu đụng phải tảng băng vào gần nửa đêm (11g40)
thứ Bảy ngày 14-4-1912 và chìm vào quá trưa (2g20) ngày Chúa Nhật 15-4-1912 tại
North Atlantic, vùng hải phận New Foundland (Canada).
Số người trên tàu tổng cộng hơn 2200,
gồm 324 hành khách hạng nhất, 285 người hạng hai, và 708 người hạng ba, cùng
với thủ thủy đoàn. Hạng nhất gồm nhiều người giàu có, kể cả ông John Jacob
Astor, người giàu nhất thế giới hồi đó; hạng ba gồm nhiều người từ các nơi muốn
sang Hoa kỳ lập nghiệp. Trong số trên 2200 người trên tàu, có 706 người đã được
cứu sống nhờ chiếc tàu Carpatia; đa số là phụ nữ và trẻ em. Các người khác, kể
cả thuyền trưởng E.J.Smith đều chìm theo con tàu xuống lòng biển cả.
Những hành khách sống sót, chỉ còn bà
Millvina Dean còn đang sống. Lúc này (2008) bà đã 96 tuổi. Bà được bố mẹ bế lên tàu
lúc mới có 2 tháng tuổi. Hai ông bà đi chuyến này với ý định đưa gia đình sang
Kansas City (Missouri) để lập nghiệp.
Cha của bà chết trong tai nạn đó, mẹ bà
và người anh của bà cũng được cứu sống. Sau này mãi khi bà đã lên tám, mẹ bà
mới kể lại cho bà biết về những hãi hùng trong đêm định mệnh đó. Bà Millvina
hiện sống trong một viện dưỡng lão ở Southampton (Anh quốc). Ngoài ra, có một
bà người Anh khác là bà Barbara Joyce West Dainton chết vào tháng 11 năm 2007,
thọ 96 tuổi. Một bà người Hoa kỳ tên là Lillian Asplund chết vào năm 2006, thọ
99 tuổi. Đó là những nhân chứng cuối cùng của những người được cứu sống .
Mãi đến năm 1985, nhà Hải dương Học
Robert Ballard, sau bao nhiêu năm tìm kiếm, mới định được vị trí chiếc tàu
Titanic chìm, và xác định được chiếc tàu nằm ở độ sâu 2.5 miles trong lòng đại
dương. Vài năm sau người ta đã lấy được một số mảnh vụn lên, và khám phá ra lúc
tàu Titanic đụng phải tảng băng, nó đã bể làm đôi trước khi chìm sâu xuống đại
dương, chứ không phải nó đã chìm nguyên chiếc tàu, như người ta đã tưởng .
Hơn nữa, trong lúc tàu gặp tai nạn, sắp
sửa chìm, hầu hết hành khách đã đổ dồn về phía sau chiếc tàu khổng lồ này,
trong khi nó từ từ chìm sâu xuống lòng đại dương và đưa dần họ vào cuộc hành
trình đi về Vĩnh cửu!'.
(sưu tầm)
Để biết sự vĩ đại cũng như sang trọng
của Titanic khi hạ thủy, rồi đến sự lụi tàn của nó trong biển cả, hãy xem:
Để thành đạt, mỗi
người rất cần có một lý tưởng sống.
Tính vĩnh hằng phải là
tiêu chuẩn đầu tiên.
Điều tôi tìm kiếm phải
là điều có giá trị với mọi người, trong mọi thời và ở mọi nơi. Nếu hôm nay tôi
quyết định điều này, ngày mai tôi lại tìm điều khác, thì đến cuối đời tôi chẳng
biết được điều mình muốn là gì, và vẫn không biết được mình là ai.
Thiên Chúa - Tình Yêu
là mục đích tối hảo sau cùng cho tất cả mọi người. Bài giảng đầu tiên của Chúa
Giêsu bắt đầu bằng Tám Mối Phúc Thật, trong đó Ngài đã trình bày những điều
tuyệt hảo, và tất cả đều quy về Thiên Chúa - Tình Yêu tuyệt đối.
“Ðứng trên tầng lầu cao, nhìn xuống đường, con thấy
làn sóng người cuồn cuộn chảy. Ðủ loại xe, đủ hạng người, dành nhau, tông nhau,
đâm đầu chạy, vội vã hấp tấp, hốt hoảng, vì tình, vì tiền, vì tham vọng, vì đua
sống.
“Chừng nào chúng ta lao mình vào việc Chúa, bất kể
sống chết, đức tin ta mới sống, hồn tông đồ ta mới nóng.” (ĐHV 82)
Vội vã là tính cách
của con người thời đại hôm nay. Người mau lẹ thường được khen, nhưng thánh
Augustinô lại có một lời khen khác người: “Chạy
giỏi đấy! nhưng,... chạy lạc đường.” Thế nên tôi phải tự hỏi mình:
Chúa ở đâu trong đời sống tôi?
“Ví như Chúa chẳng xây nhà,
thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Thành kia mà Chúa không phòng giữ,
uổng công người trấn thủ canh đêm” (Tv 127,1)