Chuyên đề Tháng 3: "Cùng Giới Cũng Hút Nhau"
Trong những năm gần đây, lãnh vực tình yêu lứa đôi của giới trẻ,
sinh viên, và học sinh đang có những kiểu loại tình yêu bị biến tướng
được gọi là “mốt” ngày càng nảy sinh và phát triển gây ra nhiều ảnh
hưởng và tác động không lành mạnh đến đời sống con người. Bên cạnh đó,
nhiều bậc cha mẹ đã bị khủng hoảng và hoang mang, không biết ứng xử ra
sao khi có con em rơi vào những kiểu loại tình yêu ấy… Một trong những
kiểu loại tình yêu đáng quan ngại là “tình yêu cùng giới tính: nam nam
hoặc nữ nữ”
Do
đó, để các bạn trẻ, các bạn sinh viên, đặc biệt là bậc phu huynh nắm
bắt, hiểu biết, có cái nhìn đúng đắn và nghiêm túc trước hiện tượng này,
Câu lạc bộ Văn Hoá và Hội Nhập - Mỗi Tháng một chuyên đề do linh mục
Giuse Đỗ Trung Thành đảm trách cùng với nhóm Sinh Viên Nhịp Bước Đa Minh
đã tổ chức buổi diễn đàn vào ngày Chúa Nhật 14.2 tại Hội Trường TTMV
của giáo xứ Đaminh – Ba chuông chuyên đề: “CÙNG DẤU VẪN HÚT NHAU” do thuyết trình viên: bác sĩ, thạc sĩ Lan Hải.
Có
lẽ đây là chuyên đề nhạy cảm - thiết thực và là vấn nạn thời đại mà các
bạn trẻ, các bạn sinh viên đang đối diện trong cuộc sống hàng ngày, nên
số bạn trẻ và sinh viên tìm đến Câu lạc bộ để tham dự rất nhiệt tình đến nỗi khán phòng chật “nít” không còn chỗ trống – Ban tổ chức cũng rất bất ngờ …
Nội dung bài nói chuyện được tóm tắt như sau:
Người
ta thường nói, cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút, nhưng có lẽ bây giờ
câu nói đó không biết có còn đúng nữa hay không vì không cùng dấu vẫn
hút như thường. Thiên Chúa ban quà tặng cho con người là tình yêu và sự
sống, tình yêu và sự truyền sinh, Tạo Hóa dựng nên con người có dục tính chứ không phải cho dục tính.
Cũng vậy, khi một đôi nam nữ đến với nhau trong hôn nhân thì phải tự
nguyện, cho nên trong bí tích Hôn Phối, linh mục hỏi đương sự có thực
lòng đến với nhau chứ không phải vì ép buộc. Cho nên khi mối quan hệ
tính dục có đủ tính chất của nó thì đó là một mối quan hệ đạo đức. Để là
một mối quan hệ đạo đức thì phải có những tiêu chuẩn:
1. Có sự cam kết tôn giáo, dân sự.
2. Có sự yêu thương nhau tự nguyện.
3. Dấn thân vì nhau đến suốt đời.
Nếu
không có đủ những vấn đề trên thì phải coi lại vấn đề luân lý, đạo đức
trong đời sống của mình. Tình yêu là bất khả phân ly, “sự gì Thiên Chúa
đã kết hợp loài người không được chia rẽ”, nếu mối quan hệ không có tình
yêu, loạn luân, đồng tính luyến ái, mãi dâm, bắt ép…thì sẽ đỗ vỡ, tình
yêu đó không bền vững được.
Chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm trong lĩnh vực này:
Giới:
là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ, được xem xét trong mối
quan hệ xã hội giữa 2 giới (với tư cách là hai nhóm xã hội khác nhau)
trong đời sống, trong các hoạt động xã hội và sự thay đổi các quan hệ
đó theo sự phát triển của xã hội.
Ví
dụ đàn ông thì cơ bắp cuồn cuộn, trong rất “manly”, đàn ông được giáo
dục phải cứng rắn, mạnh mẽ không bao giờ được khóc, phải là trụ cột của
gia đình. Tuy nhiên, đối với xã hội bây giờ, người ta nghĩ đàn ông quan
trọng là ở sự hiểu biết, kiến thức, biết quan tâm chia sẻ với người
khác. Cũng vậy, con gái thì yểu điệu thục nữ, ăn mặc phải kín đáo, dễ
khóc…
Giới tính: là sự khác biệt về phương diện sinh học giữa nam và nữ, và sự khác biệt không thay đổi ở giống đực và giống cái.
Ví
dụ con gái thì có thể mang thai, sau 9 tháng 10 ngày thì hạ sinh, nhưng
đàn ông thì không thể mang thai được. Con gái ngày xưa thì phải tỏ ra
yểu điệu, ăn mặc kín đáo nhưng bây giờ con gái mà mạnh mẽ thì được xem
là rất cá tính, họ cũng có thể mặc quần ngắn, nhưng con trai thì không
thể mang váy hay đầm được. Cho nên mọi quan niệm xã hội có thể thay đổi
được.
Sex:
liên quan đến các bộ phận của người nam và người nữ, cùng với sự khác
biệt cơ thể có thể dẫn đến sự khác biệt tâm tính, cảm xúc, tình
cảm,…Sexual: tất cả những gì làm nên mối liên lạc giữa nam và nữ.
Tình dục (sensual):
là khoái cảm của sex về mặt giác quan, để có sex thì phải có giác quan
để nhận biết và tìm thấy nó, giác quan như một cái nền để làm nên khoái
cảm. Tình dục không chỉ là những gì chúng ta làm mà còn là tất cả những
gì chúng ta có và là cái mà chúng ta là, cho nên tình dục rất phong phú.
Trong
thế giới con người có 2 phe: nam và nữ, hoặc có thể gọi là thế giới đàn
ông và thế giới đàn bà, nhưng cũng có một thế giới khác nữa mà người ta
gọi là thế giới thứ ba (homosexual) là thuật ngữ do nhà tâm lý
Đức Karl Maria Kerberg tạo nên năm 1869. Giới tính thứ ba là những người
có ý nghĩ, cảm xúc, hành động và tình dục liên quan đến người cùng giới
mặc dù cấu trúc sinh dục hoàn toàn bình thường.
Về vấn đề này, có những thuật ngữ, những bàn luận về đồng giới đã có từ lâu. Nam được gọi là Gay, nữ được gọi là Lesbian. Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 6 TCN, ở đảo Lesbos
(Hy lạp) có một nữ thi sĩ có những bài thơ tuyệt tác ca ngợi mối quan
hệ giữa nữ và nữ, sau này nam giới đã bắt chước và phát triển sự ca ngợi
này rực rỡ hơn về mối quan hệ nam nam của họ.
Còn đối với những người chuyển giới:
họ là những người luôn mong muốn có một giới tính khác với giới tính
hiện có. Họ có thể thay đổi bằng con đường phẫu thuật hoặc theo xu hướng
bắt chước như đàn ông thì tập ăn mặc nói năng như đàn bà và ngược lại.
Chuyển giới có cơ sở di truyền và tâm lý, đôi khi là giả tạo, là bệnh
tâm lý vì luôn nghĩ mình thuộc giới tính khác. Cũng có những người
chuyển giới thực sự: họ mong muốn được là giới tính khác nên muốn quan
hệ với những người cùng giới. Họ không thể bị coi là đồng tính luyến ái
vì hướng ham muốn tình dục của họ không tương ứng với cấu tạo sinh dục,
họ đang ghê tởm giới tính của mình và muốn được thay đổi.
Lưỡng tính:
theo thần thoại Hy Lạp, Hermaphrodite là con trai Hermec và Aphrodite,
đó là một chàng trai tuyệt đẹp. Salmanide là người đã phải lòng
Hermarodite. Sau lời thỉnh cầu của Salmanide thì thần Jupiter đã đồng ý
cho thân xác của hai người dính vào nhau.
Lưỡng
tính là những người mang trên mình cả bộ phận sinh dục của cả nam và
nữ. Họ có thể quan hệ tình dục với cả hai giới, cho nên muốn xác định
giới tính của họ thì phải hỏi xem ý kiến của họ thế nào.
Xuyên giới tính:
là những người nam phấn son lòe loẹt, ăn mặc, nói năng như đàn bà, họ ở
giữa cả hai giới không phải đàn ông cũng như đàn bà, vì không thể hòa
nhập với cộng đồng nên họ thường tụ tập với nhau và thích quan hệ tình
dục với nhau.
Theo
tiến sĩ Kingseng vào năm 1950: có khoảng 19 % người ĐTLA ở Mỹ, và ông
cho rằng con số này luôn luôn như vậy bất chấp thời gian, nhưng vào năm
1968 khảo sát khoảng 16 ngàn người ĐTLA Mỹ trắng thì có 4 % có quan hệ
đồng tính cả đời, nữ ít hơn nam. Theo Ellis và Hirchfed (Đức) có 2.2%
người ĐTLA ở Anh, 2.3% ở đức và 4% ở Châu Âu.
Mức độ phân chia tỷ lệ đồng tính theo như bảng sau:
Cấp
|
Hấp dẫn giới tính bởi người khác giới (%)
|
Hấp dẫn giới tính bởi người cùng giới (%)
|
0
|
100
|
0
|
1
|
90
|
10
|
2
|
75
|
25
|
3
|
50
|
50
|
4
|
25
|
75
|
5
|
10
|
90
|
6
|
0
|
100
|
Đa
số nhân loại ở cấp độ 0 (dị tính): đó là những người hoàn toàn dị tính,
cấp độ 6 là những người chỉ thích đồng giới, các cấp còn lại thì tùy
mức độ. Ví dụ như cấp 3 là những người dễ bị lôi kéo khi gặp điều kiện
thuận lợi như sống trong môi trường thiếu vắng “nửa còn lại” (quân
đội, tập thể, đi tù,…). Điều đó giải thích tại sao có những người tưởng
chừng như đã rõ ràng về giới tính nhưng lại có những cảm giác, khoái cảm
với những người đồng giới. Một số có thể là đồng tính giả hiệu vì hoàn
cảnh kinh tế, vì đua đòi thích cảm giác lạ, thích phiêu lưu,…vì hoàn
cảnh sống rất quan trọng trong việc chi phối đến việc đồng tính nên để
chuyển những người từ đồng tính sang dị tính là rất phức tạp dù phải nỗ
lực tối đa.
Vậy xã hội có thái độ gì về đồng tính luyến ái:
Quan điểm của xã hội đã thay đổi nhiều theo chiều dài của lịch sử của
chính quyền và tôn giáo. Hy lạp cổ và Nhật bản không những phản đối mà
còn khuyến khích. Thời Trung Cổ với việc du nhập của Kitô giáo vào đã
làm thay đổi quan điểm, coi ĐTLA là tội lỗi. Trong khi Châu Á và Ả Rập
thì ghi lại nhiều mối quan hệ của những người đàn ông (truyện 1001 đêm).
Thời Đức Quốc Xã đã ra lệnh tiêu diệt những người đồng tính. Ngày nay,
người ta không coi ĐTLA là đồi bại nhưng cũng không khuyến khích.
ĐTLA
ngày nay là dạng khuynh hướng tình dục phân ly tồi tệ nhất, nó chẳng
qua chỉ là sự chạy trốn thân phận và tình cảm tự nhiên mà Thiên Chúa ban
cho con người. Nó cũng không phải là căn bệnh bẩm sinh của một ít người
mà là nạn dịch của những kẻ chạy trốn trách nhiệm tình dục tự nhiên của
con người, nó đe dọa đàn ông, nó biểu hiện nhân cách bấp bênh và chưa
phát triển, nếu con người chối bỏ tình dục khác giới là vứt bỏ nguồn gốc
của chính mình.
ĐTLA
nữ chủ yếu là thủ dâm, họ nghĩ mình là một người đàn ông trong tâm trí,
họ đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ đồng giới. Một người có thể giữ
vai trò của đàn bà, người còn lại thì đóng vai đàn ông nhưng phải là
những người “không có những tật xấu của bọn đàn ông đáng ghét”.
Chúng ta có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân của ĐTLA:
1. Bắt chước theo trào lưu:
những bạn trẻ teen bồng bột với những cái mới lạ, thích đua đòi cho nên
thích yêu đương đồng giới bất chấp hậu quả. Nhiều bạn học sinh từ chỗ
đua đòi, rồi tụ tập đua xe, hút chích và không tránh khỏi quan hệ đồng
giới.
2. Do gia đình:
nạn bạo lực trong gia đình, nếu một người con gái thấy cha mình tối
ngày rượu chè be bét, rồi đánh đập mọi người, cờ bạc… thì lâu ngày người
con gái đó sợ đàn ông, không còn tin vào tình yêu nam nữ nữa, không muốn
lập gia đình, khi buồn thì không biết tìm ai để tâm sự, càng không thể
tìm đến một người khác giới nào cho nên tìm đến một người cùng giới để
thỏa nỗi lòng.
3. Đua đòi thích cảm giác lạ:
muốn hưởng thụ cảm giác lạ mà không muốn có thai, có thể một bạn trai
hay bạn gái nào đó xin bố mẹ đi chơi xa, hoặc tới nhà một người bạn nào
đó ngủ qua đêm… hoặc có thể ngộ nhận với người cùng giới vì cho rằng “chỉ
có cùng giới mới là chung tình”.
Để hình thành một mối quan hệ đồng tính thì phải trải qua 4 giai đoạn:
1. Khuynh hướng (hướng về một phía nào đó)
2. Ý muốn (thực sự muốn làm điều đó)
3. Hành động (làm việc đó)
4. Thói quen (thường xuyên làm, làm không suy nghĩ và theo thói quen)
Cho
nên, để tránh rơi vào con đường “tồi tệ” của khuynh hướng đồng tính,
cần làm chủ và ngăn ngừa, đừng hoặc hạn chế để mình “hành động” (giai
đoạn 3).
Có 6 thái độ về ĐTLA:
1. Ghê tởm, hoàn toàn ghét.
2. Có thể nhưng phải thay đổi từ xấu thành tốt
3. Phải sống độc thân, khiết tịnh dù là người tu hành hay không tu hành.
4. Có thể chấp nhận được nhưng chọn cái ít xấu hơn vì cho rằng thà sống trong yêu thương còn hơn sống trong tội lỗi.
5. Chấp nhận và sống bình đẳng.
6. Xấu xa.
Theo
giáo lý Hội Thánh Công Giáo, ĐTLA tự bản chất là nghịch với tự nhiên,
Giáo Hội không cho phép hành vi tính dục với những người cùng giới. ĐTLA
không phù hợp với những tiên chuẩn thiết yếu đòi buộc trong tình yêu.
Kinh Thánh đã kết án đó là hành vi lệch lạc, tự bản chất là hỗn loạn, và
kêu gọi giữ đức khiết tịnh nhờ nhân đức của sự tự chủ bản thân và ơn
Chúa.
Đức Phương
Bạn trẻ sống đạo