Ngày 3/1
Bài đọc 1
Chúa Kitô đã xuất hiện
để xóa bỏ tội lỗi… Phàm ai ở lại trong Ngài, thì không phạm tội. (1Ga 3,5-6)
Gắn bó mật thiết với Chúa Kitô có nghĩa
là tội lỗi không còn làm chủ của ta nữa. Điều đókhông nhất thiết là tội lỗi
biến mất khỏi đời ta. Emile Giffin nói về người kitô hữu: “Trong khi là con
người mới trong Chúa Kitô, họ vẫn mang theo mình nhiều nét của con người cũ. Tội
lỗi và cám dỗ và tiến lại dần mà họ không nhận ra. Con người mới và con người
cũ đồng hiện hữu nơi cuộc đời ta trong sự đấu tranh thường xuyên. Người kitô
trưởng thành chấp nhận tính hai mặt này như một cái gì họ sẽ kinh nghiệm trong
suốt cuộc sống,”
Đâu là con người cũ mà tôi
vẫn kinh nghiệm trong đời tôi?
Lạy Chúa, con thú nhận rằng con chưa là người con phải đạt tới,
nhưng tạ ơn Chúa vì con không phải là người trước kia nữa. (Maxie Dunman)
Bài Tin Mừng
Hôm sau, Gioan thấy Chúa
Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây đấng xóa bỏ
tội trần gian,” (Ga 1,29)
Tước hiệu “ Chiên Thiên Chúa” gợi lên
hai hình ảnh Kinh thánh nổi bật. Thứ nhất là “những con chiên hy sinh” được
dâng hằng ngày ở Đền thờ Giêrusalem (Xh 29) Thứ hai là “Chiên vượt qua” mà dân
Do thái dâng cho Thiên Chúa, trong lúc họ chuẩn bị ra khỏi Ai cập. Máu chiên
vượt qua được bôi trên cửa nhà người Do thái để bảo vệ họ khỏi các thiên thần
ngang qua giết các con đầu lòng của người Ai cập tối hôm đó (Xh 12) Tước hiệu “Chiên
Thiên Chúa” đồng nhất Chúa Giêsu với “Chiên hy sinh” và “Chiên vượt qua” mới. Máu
của Ngài không những cứu dân Israel,
mà còn cứu mọi người khỏi tội lỗi (1 Cr5,7)
Tôi đang trở lại với Chúa
Giêsu vì Ngài cứu tôi khỏi tội lỗi thế nào? Tôi có thể làm nhiếu hơn không?
Như con chiên… Ngài đã bị giết vì tội lỗi của dân Ngài. (Is 53,7. 8)
Bài Tin Mừng
[Một ngày nọ, thấy Chúa
Giêsu tiến về phía mình, ông Gioan nói với những người xung quanh:] “Đây là
Chiên Thiên Chúa, đấng xóa bỏ tội trần gian,” (Ga 1,29)
Mặc dù chúng ta mừng sinh nhật của Chúa
Giêsu, “Chiên Thiên Chúa”, vào tháng 12, nhưng một số học sinh giả cho rằng
Ngài được sinh vào mùa xuân, mùa “chiên cứu sinh sản,” Họ nghĩ như vậy là vì
thánh Luca thuật lại rằng vào đêm Chúa Giêsu giáng sinh, các mục đồng tụ họp
cừu thành bầy ở cánh đồng. Thông thường, cừu được lùa vào hang vào ban đêm,
ngoại trừ mùa cừu sinh sản. (Hang động khống tốt cho việc cừu sinh sản) Điều
này giải thích tại sao thánh Giuse và Đức Maria đi tìm môt nơi trú ẩn ở trong
hang đá. (Hang đá thì trống trong mùa cừu sinh sản) Điều này phù hợp với việc
Chúa Giêsu sinh hạ vào dịp những con cừu sinh ra sẽ được dành cho việc tế lễ
trong Đền thờ Giêrusalem. Bởi vì chính Chúa Giêsu cũng được dành làm “Chiên
Thiên Chúa” được hiến tế.
Đau khổ hy sinh chiếm vị trí
nào trong cuộc đời tôi?Tôi phản ứng ra sao trước đau khổ hy sinh?
Chúa Giêsu không đến để khử trừ đau khổ, nhưng để đổ đầy nó bằng sự
hiện diện của Ngài. (Paul Claudel)