Hiển thị các bài đăng có nhãn tieuduong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tieuduong. Hiển thị tất cả bài đăng

Sức khỏe _ một số ngộ nhận về bệnh tiểu đường

Một Số Ngộ Nhận Về
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Trên thế giới hiện nay có hơn 200 triệu người bị tiểu đường và bệnh là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư trong số những bệnh không truyền nhiễm.
Bs. Nguyễn Ý Đức

Sức khỏe _ nhịp sống nhanh khó tránh tiểu đường


'Nhịp sống nhanh khó tránh tiểu đường'
Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường, thường được gọi là bệnh tiểu đường, đang gia tăng nhanh tại Việt Nam, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa quốc gia, nói với BBC Việt Ngữ.
Hà Mi _ BBC Việt Ngữ

Sức khỏe _ bệnh tiểu đường và những hiểu lầm

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
giải mã những hiểu lầm
Có phải ăn nhiều độ ngọt là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường như chúng ta vẫn tưởng? Người gầy có bao giờ mắc bệnh này không?
Đồ ngọt là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?
Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người tin vào giả thiết không đúng này. Quả thật bệnh tiểu đường có liên quan ít nhiều tới những người mắc bệnh béo phì và quá thụ động trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng không phải loại đồ ngọt nào cũng khiến bạn béo phì. Nếu tập luyện đều đặn hoặc không quá thụ động, bạn vẫn có thể thưởng thức đồ ngọt mà không lo mắc bệnh.
Người bệnh tiểu đường không nên tập thể thao?
Chỉ trừ một số trường hợp có chỉ định của bác sĩ, còn lại hầu hết bệnh nhân tiểu đường thường được các nhà khoa học và các chuyên gia y tế khuyên nên năng động và tập thể thao thường xuyên. Bởi lẽ, chính các động tác thể thao, chính thời gian tập luyện sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống lại bệnh tật.
Tiểu đường tuýp 1 không xuất hiện ở người lớn tuổi?
Các nhà nghiên cứu cho biết, tuy tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi do lối sống hiện đại lười vận động, thừa cân béo phì nhưng không có nghĩa là nó không tấn công người lớn tuổi. Bệnh tiểu đường tuýp 1 không loại trừ những bệnh nhân dù họ ở bất kỳ độ tuổi nào.
Nếu bạn thừa cân và trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn chắc chắn bị tiểu đường?
Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh, rất có thể bạn mang trong mình gen có nguy cơ cao hơn những người khác. Thế nhưng chính lối sống mới là nguyên nhân chính quyết định việc bạn có mắc bệnh hay không. Để bảo vệ sức khỏe của mình, tốt nhất bạn nên chăm chỉ vận động, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Người gầy thì không bị tiểu đường?
Đây là quan niệm sai lầm nhưng không hiểu sao lại hết sức phổ biến. Những người gầy chưa chắc đã thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ ăn uống không hợp lý, ít tập luyện, bởi có rất nhiều gầy do gene chứ không phải do luyện tập đều đặn. Người gầy thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 không được ăn đồ ngọt?
Đúng là việc ăn đồ ngọt ở trẻ mắc bệnh cần hết sức thận trọng, nhưng với y học hiện đại ngày nay, nếu các bé dùng thuốc và tham gia điều trị đúng, với thể trạng khỏe mạnh, các bé vẫn được thưởng thức một lát bánh sinh nhật hoặc vài viên kẹo vào dịp lễ mà không lo bất kỳ phản ứng bất lợi nào.
Theo N.Diệp (Afamily)

SỨC KHỎE _ cách dùng insulin

CÁCH DÙNG INSULIN
Insulin giúp cơ thể chuyển đường thành năng lượng và đưa đường không dùng đến vào gan và bắp thịt để dự trữ. Khi insulin thiếu, không có, không công hiệu, thì đường sẽ tràn ngập trong máu, một số sẽ được thải  ra ngoài theo nước tiểu.
Insulin nguồn gốc động vật như từ tụy tạng của bò và heo. Tại Hoa Kỳ, insulin từ bò/ heo không còn được dùng. Thay vào đó là insulin đựơc sản xuất từ vi khuẩn, nấm  qua kỹ thuật biến chế DNA. 
Các loại Insulin
Có khoảnh hơn 20  loại insulin, tùy theo tác dụng nhanh hay chậm, kéo dài hay tức thì. Năm loại thường dùng là:
1- Tác dụng mau (rapid onset-fast acting): Dung dịch trong, có tác dụng 15 phút sau khi chích, do đó phải ăn ngay sau khi dùng. Công hiệu kéo dài khoảng từ 3 đến 4 giờ. Thí dụ Humalog. insulin glulisine
2- Loại tác dụng ngắn hạn (Short acting): thuốc trong, có công hiệu độ nửa giờ sau khi chích, kéo dài từ 6 đến 8 giờ, cao nhất  là giữa 2 và 4 giờ. Thường chích ½ giờ trước khi ăn. Thí dụ Actrapid, Humilin.
3- Tác dụng trung bình (intermediate-acting) mầu đục, có tác dụng từ 1 dến 3 giờ sau khi chích và kéo dài tới 10-14 giờ. Thuốc thường được cho thêm kẽm (zinc) hoặc Protamine để kéo dài công dụng. Thí dụ Humilin NPH, Protaphane Humulin I,  Insulatard.
4- Tác dụng dài hạn (Long-acting). Sau khi chích, phải đợi tới 4- 6 giờ mới bắt đầu có tác dụng nhưng công hiệu kéo dài từ  20 tới 24 giờ. Công hiệu tối đa là lúc 6 tới 8 giờ sau khi chích. Thí dụ insulin zinc suspension, protamine zinc insulin
5- Hỗn hợp của insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc tác dụng mau với insulin có tác dụng  trung bình theo tỷ lệ 30/70 hoặc 50/50. Thí dụ NovoMix 30, Humulin M3. Khi dùng, nhớ lắc chai cho insulin hòa đều với mhau. 
Cách dùng insulin
Trước khi dùng, cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường trong máu để bác sĩ biết mà ra toa số lượng cần thiết.
Thường thì người bệnh cần chích ít nhất hai lần một ngày, có người cần đến ba bốn lần chích mới đủ để kiểm soát đường trong máu.
Sau đầy là một phương án:
a- Ngày chích 2 lần với insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc trung bình; trước điểm tâm và bữa cơm tối. Insulin ngắn hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình cho buổi chiều và qua đêm.
b- Ngày chích 3 lần với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước cơm chiều, insulin trung bình cho ban đêm.
c- Ngày chích nhiều lần với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi đi ngủ.
Hiện nay, có máy bơm insulin (infusion pump) được xử dụng rất phổ biến. Bơm liên tục đưa vào da một lượng insulin nhỏ đủ để duy trì đường huyết bình thường đồng thời có thể tự điều chỉnh để gia tăng insulin tùy theo nhu cầu, nhờ đó ta có thể ăn uống tự do hơn một chút.
Ngoài ra insulin dạng hít (inhalation) cũng đang đựoc sử dụng và cũng khá công hiệu.
Dùng insulin nhiều quá thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, người bệnh bị phản ứng insulin mà triệu chứng là: nhức đầu, tim đập nhanh, người run rẩy, mệt mỏi, mất định hướng, đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, đôi khi bất tỉnh, làm kinh, hôn mê.
Khi mới dùng insulin thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau một thời gian, đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng giảm thuốc. Thường thường thì gia tăng insulin ngằn hạn khi ăn nhiều hơn thường lệ và ít vận động; giảm insulin này khi ăn ít hơn và làm nhiều việc lao động chân tay. 
Kỹ thuật chích insulin
Bệnh nhân sẽ được chuyên viên y tế hướng đẫn về cách thức sử dụng và kỹ thuật chích. Sau đây là ít điều cần nhớ:
1- Insulin có nhiều loại khác nhau với công dụng khác nhau. Không nên tự động thay đổi  mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
2- Insulin giữ trong tủ lạnh sẽ dùng được lâu hơn đồng thời cũng tránh được nhiễm trùng. Khi đã dùng dở thì có thể để ngoài tủ lạnh được một tháng nhưng tránh chỗ nóng và có ánh nắng mặt trời. Không bao giờ cất insulin trong ngăn đá hoặc làm ấm trong microwave.
3- Kiểm soát nhãn hiệu trên lọ insulin cho đúng loại. Vứt bỏ insulin short-acting nếu nom thấy đục hoặc đặc sệt. Các insulin khác bình thường nom đều như sữa, không lợn cợn đóng hột. Trước khi hút thuốc vào ống chích, lăn chai thuốc trong lòng bàn tay cho dung dịch hòa đều, ngoại trừ với insulin short-acting. Đừng lắc lọ thuốc quá mạnh vì bọt khiến cho lượng thuốc hút vào không chính xác.
4- Trước khi lấy thuốc, kéo ống chích lên để không khí vào ống chích bằng với phân lượng insulin, cắm kim vào lọ, bơm không khí vào rồi hút thuốc.
5- Mua ống chích tùy theo loại insulin và phân lượng chích. Nên dùng ống chích của một nhà sản xuất để số lượng insulin mỗi lần rút ra được đồng đều. Mặc dù không được khuyến khích, nhưng khi dùng lại kim ống chích cũ thì nên chùi kim cho sạch với rượu cồn hoặc đun trong nước sôi độ dăm phút. Cũng không nên dùng đi dùng lại nhiều lần quá.
6- Nơi chích thuốc thường là trên bụng (hiệu lực mau nhất), mông, mặt trước của đùi (hiệu lực chậm nhất), mặt sau của tay (hiệu lực trung bình). Nói chung: insulin ngắn hạn ở bụng; insulin trung bình và dài hạn ở đùi; insulin hỗn hợp ở cả đùi lẫn bụng.
Thay đổi chỗ chích để tránh tổn thương và sẹo dầy  cho tế bào mỡ ở vùng đó, cản trở hấp thụ thuốc.
7- Trước khi chích, lau sạch da bằng cồn. Với hai ngón tay, kep nổi lên một nếp da.  Kim chích nghiêng 90 độ, chích vảo nếp da. Trước khi bơm thuốc, kéo nhích piston coi có máu không. Nếu không có máu thì bơm thuốc vào, còn khi có máu thì chích lại.
Sau khi chích, thoa nhẹ trên da chỗ chích để thuốc mau phân tán. Tránh chích nơi da bị nhiễm độc hoặc bị dị ứng, nổi ban đỏ.
8- Insulin có thể gây dị ứng với nhiều người bệnh hoặc nếu ai dị ứng với thịt bò, thịt heo thì không được dùng insulin từ súc vật này.
9- Vì là dược phẩm, cho nên insulin có tương tác với một số dược phẩm khác, vì thế cần cho bác sĩ rõ là mình đang dùng thuốc nào, để làm gì.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas-Hoa Kỳ

Sức khỏe _ bệnh nhân tiểu đường khi có vết thương

Bệnh nhân tiểu đường
DINH DƯỠNG KHI CÓ VẾT THƯƠNG
Điều trị các vết thương khó lành ở người bệnh đái tháo đường luôn đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ, lâu dài. Ngoài việc dùng thuốc, điều trị dinh dưỡng với các dưỡng chất đúng cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình lành vết thương.

SỨC KHỎE _ ngừa tiểu đường từ nho

Ngừa tiểu đường từ nho

Ảnh: Đ.N.Thạch 
Resveratrol, một hợp chất chống ô-xy hóa có trong quả nho, dâu tằm và đậu phộng, có thể giúp ngừa bệnh tiểu đường.