Hiển thị các bài đăng có nhãn ps2c. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ps2c. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cnps 2c _ các bài suy niệm

CÁC BÀI SUY NIỆM NHẬT 2 PHỤC SINH

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a. 12-13. 17-19; Ga 20,19-31

5 phút cho Chúa _ lòng thương của Chúa


11/04/10                                                         CHÚA NHẬT 2 PS – C
Kính lòng thương xót Chúa                                              Ga 20,19-31
LÒNG THƯƠNG CỦA CHÚA
“Bình an cho anh em. . .” (Ga 20,20)
Suy niệm: “Shalom” tiếng Do Thái có nghĩa là “bình an” vẫn là câu chúc ở cửa miệng người Do Thái mỗi khi gặp nhau. Nhưng không phải vì thế mà trong đoạn Tin Mừng ngắn này, Chúa Giêsu chúc bình an cho các môn đệ tới ba lần. Chúa tỏ ra sành tâm lý. Các môn đệ đang sống trong sự sợ hãi nặng nề, tâm thần bải hoải, suy sụp sau khi chứng kiến cái chết của Thầy. Chúa hiện ra đột ngột cũng có thể làm cho các ông bấn loạn thêm. Thế nên Chúa trấn an các ông bằng lời cầu chúc trên. Chúng ta có lý khi tin rằng lời “shalom” từ miệng Chúa có sức đem lại bình an cho tâm hồn các tông đồ, vì Ngài chính là “Vua bình an” (Is. 9,5). Qua sự kiện này, chúng ta còn nhận ra Ngài là Chúa giàu lòng thương xót đối với con người. Đức Gioan-Phaolô II đã chọn Chúa Nhật này để kính lòng thương xót của Chúa, phải chăng vì ngài muốn chúng ta tin vững rằng xưa cũng như nay, Chúa luôn giàu lòng thương xót đối với con người, nhất là trong những tình cảnh bi đát của họ.

Lời Chúa cnps 2c _ dấu ấn của đau khổ

DẤU ẤN CỦA ĐAU KHỔ
Đức Kitô đã bước vào sự chết và sống lại. Chúa nhật phục sinh không phải chỉ đến sau ngày thứ sáu tuần thánh, mà còn là một sự tiếp nối, một kết quả, một hoa trái.  

Lời Chúa cnps 2c _ đức tin


 ĐỨC TIN
Ai cũng công nhận Léon Tolstoy  là người có thiên tài và đầy óc sáng tạo.
Lẽ ra Tolstoy phải rất hạnh phúc. Thế nhưng ông lại cảm thấy bất hạnh. Ông thấy đời mình thật vô nghĩa lý. Một câu hỏi luôn ám ảnh ông: “Liệu trong đời mình có cái gì có ý nghĩa mà không bị sự chết hủy diệt đi không?” 

Lời Chúa cnps 2c _ bóng tối và đức tin

BÓNG TỐI VÀ ĐỨC TIN
Đức tin dấn thân đòi tôi phải vượt qua nhiều bóng tối. Đó không phải là những gì xa lạ, mà chỉ là những suy tính đi ngược với Phúc âm để có được nhiều lợi ích trần thế.  
Lm. HK

Mark Link _ Lời Chúa cnps 2

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH
Tin Mừng Năm A
[Tôma vắng mặt khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ. Ông không chịu tin, mà rằng:] “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài và không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng tin.” [Sau đó, Chúa Giêsu lại hiện ra, lần này có cả Tôma ở đó, Ngài nói với ông:] “Đưa tay mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20,25.27).

LỜI CHÚA DẪN CON ĐI

Chúa Nhật II Phục Sinh


CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH

Một thiếu niên da đỏ đến 13 tuổi được đưa vào rừng rậm, theo phong tục của bộ tộc, để trải qua cuộc trắc nghiệm lòng can đảm trước khi trở thành một thành viên của bộ tộc. Để xem cậu bé ấy có thể ở một mình giữa rừng rậm suốt đêm, tự mình xoay xở mọi việc được hay không.
Thật là một đêm dài vô tận. Nó chưa bao giờ nghĩ là đêm lại dài đến như thế! Mỗi chiếc lá rơi rụng, mỗi cành cây xao động, từng âm thanh dưới lòng đất đều làm nó kinh hãi.
Nó không thể bỏ chạy. Giữa rừng rậm mênh mông, trong đêm tối mịt mù, thì nó biết chạy về đâu? Nó không thể chợp mắt được! Đêm sao dài quá! Khi nào trời mới sáng trở lại, có khi nào trời tối mãi không? Nó phập phồng lo lắng và cố gắng tập quen dần với bóng đêm.
Rồi có tiếng chim hót, và những tia sáng đầu tiên xuất hiện tô hồng bầu trời, làm xanh rừng cây, và chiếu giãi bình an. Nó đưa mắt nhìn và thấy một bóng người cách đó không xa … Thật lạ lùng: đó là cha nó. Suốt đêm ông đứng gần đó để canh chừng và bảo vệ cho con mình.
Trong hành trình đức tin, Thiên Chúa luôn đồng hành với con người trong từng bước đi. Thiên Chúa có chương trình cứu độ riêng cho từng người với sự quan tâm đích thân và liên tục dành riêng cho mỗi người. Trong thư gửi các linh mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2005, ĐGH Gioan Phaolô II đã viết: “Thiên Chúa yêu thương chúng ta; sự quan phòng của Người đi trước chúng ta và theo sau chúng ta qua việc Người can thiệp liên tục để cứu độ chúng ta”.
Những lần hiện ra liên tục của Đức Kitô phục sinh cho hết người này đến người khác cho thấy sự quan tâm đầy tình yêu thương của Chúa đối với họ, từng người một. Riêng lần hiện ra với các tông đồ lần thứ hai có thể gọi là cuộc hiện ra dành riêng cho Tôma, người vắng mặt khi Chúa hiện ra với các tông đồ lần đầu.
Những chứng tích thể lý mà Tôma đòi hỏi là điều cần thiết làm nền tảng cho niềm tin nơi các tông đồ nên khi hiện ra với các tông đồ lần đầu tiên, dù các ông không hỏi thì chính Chúa đã “cho các ông xem tay và cạnh sườn” như một lời ngỏ cho niềm tin.
Trong lần hiện ra với Tôma, Chúa cũng cho ông xem những chứng tích đó, với điểm khác biệt là có sự nhấn mạnh và một lời yêu cầu, đòi hỏi đức tin phải là một lời đáp trả đích thân và vô điều kiện của mỗi người trước tình yêu Chúa: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (Ga 20,20.27).
Cuộc hiện ra với Tôma làm cho ai cũng thấy được nơi đó tình yêu Chúa dành cho riêng mình: Chúa không muốn để một ai theo Ngài mà không được gặp riêng chính Ngài, tin Ngài mà không nghe được tiếng mời gọi của Ngài trong tâm hồn.
Tất cả Phúc âm Gioan có thể được tóm lược bởi một câu ở chương đầu tiên và câu cuối cùng ở chương cuối, như sau: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” ... “để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 1,14;20,31).
Nhưng trên hành trình đức tin, chúng ta hay nhốt mình trong những “lô cốt” để chỉ tin những gì hợp với những khát vọng trần tục của mình, tin vào một Thiên Chúa do mình vẽ ra hơn là một Thiên Chúa như Ngài tỏ ra. Đó là lý do cho sự cứng lòng của con người. Đức Kitô chịu đóng đinh không phải là ý nghĩ của Tôma về Đấng Cứu Thế: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
Đức tin mang lại ơn cứu độ phải là một đức tin tinh tuyền, là sự mở rộng tâm hồn để lắng nghe và sẵn lòng bước theo thánh ý Chúa.
Để nên tinh tuyền, đức tin cần được thử luyện qua thập giá, như vàng cần được thử trong lửa. “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa” (1Pr 1,7). Chưa theo Chúa vô điều kiện thì chưa phải là niềm tin dẫn đến ơn cứu độ, mà chỉ là niềm tin đem lại sợ hãi của Satan: “Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ” (Gc 2,19).
Sự hiện diện của Đức Kitô phục sinh như một lằn chớp loè sáng làm sụp đổ cái pháo đài suy nghĩ của Tôma. Mọi suy tính “khôn ngoan” chẳng còn một chút giá trị nào. Nhưng thay vì cảm giác bị mất mát, ông bất ngờ thấy mình đối diện với tình thương bao la của Chúa:
Ai làm chủ được sự sống nếu không phải là Thiên Chúa?
Vậy thì phải giải thích ra sao về vị tôn sư Giêsu mà chính mắt ông thấy đã chết, nay lại đang đứng trước mặt ông với dấu tích của những vết thương chí tử, nếu không nại đến quyền lực của Đấng Tối Cao?
Ông thấy Đấng Tối Cao đã yêu thương và đã đến tìm ông?!
Tôma phải bật lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.”
Lm. HK