Lời Chúa cntn 2b _ đời thánh hiến


ĐỜI THÁNH HIẾN
Căn bản và mục đích chính yếu của mọi dòng tu luôn luôn phải là: “Noi gương Chúa Kitô, tận hiến mình cho Thiên Chúa Cha qua việc khấn và giữ trọn vẹn ba nhân đức vâng lời, khó nghèo, khiết tịnh.”  (ĐTC Piô X)
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
Các bài đọc của Chúa Nhật II quanh năm lưu ý tới ơn gọi. Bài Cựu Ước thuật truyện Chúa gọi Samuel, còn bài tin mừng thuật lại việc Chúa Giêsu gọi Gioan, Andrê, Phêrô và Nathanael. Vì đáp ứng và trung thành với ơn gọi. Samuel đã trở thành tiên tri của Chúa, và bốn vị Tông đồ trên, mặc dầu cuộc đời cũng đã có nhiều lầm lỡ, nhưng với thiện chí và hy sinh cao cả, các ngài đã trở thành môn đệ đích thực của Chúa, theo Chúa, hy sinh cho Chúa tới giây phút sau cùng.
Ít người trong anh chị em hiểu được ý nghĩa ơn gọi (bậc tu) trong Giáo Hội chúng ta. Ít người trong chúng ta hiểu được sự cao quý cuộc đời tận hiến các nam nữ tu sĩ trong Đạo. Chúng ta hằng ngày tiếp xúc với các tu sĩ nam nữ, nhưng nếu ai hỏi ta: “Đời tu trong đạo ta có gì khác biệt với đời tu của các tôn giáo khác?” thì ít người trong chúng ta trả lời chính xác. Vậy hôm nay chúng ta thử đi vào vấn đề này.
Trước hết chúng ta nên nhắc lại một sự kiện đã xẩy ra trong Giáo Hội, vào năm 1905 đời Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X.
Vào năm 1905, đang lúc Đức Piô X lo lắng gìn giữ Giáo Hội khỏi bị ô nhiễm bởi học thuyết duy tân (Modernisme), thì dòng các sư huynh (Frères des écoles Xtiennes), một trong những dòng có số tu sỹ đông đảo vào bậc nhất thời đó, và là một tu hội chuyên lo việc dậy học, giáo dục thanh thiếu niên, dự định tổ chức đại hội, nhằm mục đích cải tổ hiến pháp. Đức Thánh Cha Piô X nghe tin có một số sư huynh dự định tổ chức đại hội, nhằm mục đích cải tổ hiến pháp. Đức Thánh Cha Piô X nghe tin có một số sư huynh dự định đưa việc giáo dục thanh thiếu niên lên hàng đầu của mục đích tu hội. Lập tức Đức Thánh Cha Piô X, ngày 23 tháng 4 namw 1905, gửi cho sư huynh tổng quyền ngọc thư, nhan đề “Quum propediem” gồm 6 điểm.
Điểm 4 và 6 Đức Thánh Cha viết: “Cha nghe có một ý kiến trong tu hội, và theo ý kiến này, thi vì tinh thần và nhu cầu ngày nay, chúng con sẽ đặt việc giáo dục lên hàng đầu. Cha tuyệt đối không muốn cho ý kiến này được ai ủng hộ, dù trong dòng chúng con hay ở trong dòng khác. Đã hẳn rằng phải hết sức cấp cứu những vết thương trầm trọng, đang làm cho xã hội phải đau khổ, nhưng dầu sao cũng không được xuống dốc tới nỗi làm tổn thương đến các luật lệ thánh, và một trật vi phạm luôn cả đến di sản thánh của chính giáo lý.”
Đặt việc tông đồ, việc giáo dục thanh thiếu niên lên hàng đầu, mà Đức Thánh Cha coi là xuống dốc, là làm tổn thương đến các luật thánh, là vi phạm di sản thánh: thử hỏi ý Đức Thánh Cha muốn nói gì? Thưa, ngài muốn trong mọi thời đại, mọi dân tộc, căn bản và mục đích chính yếu của mọi dòng tu luôn luôn phải là: “Noi gương Chúa Kitô, tận hiến mình cho Thiên Chúa Cha qua việc khấn và giữ trọn vẹn ba nhân đức vâng lời, khó nghèo, khiết tịnh.”
 Nói gọn ghẽ, vắn tắt hơn, thì căn bản của mỗi dòng tu phải là sự tận hiến mình cho Chúa, qua việc nắm giữ những lời khuyên phúc âm. Cũng vì thế mà sắc lệnh Đức Mến Hoàn Hảo (Perfectae Caritatis) của thánh công đồng vatcanô II có biết: “Tu sĩ bất cứ hội dòng nào, phải ghi tâm điều này là chính nhờ khẩu và giữ các lời khuyên Phúc Âm, mà mình đã đáp ứng ơn Chúa gọi.”
Trong hiến chế Lumen Gentium của công đồng, ta thấy Công Đồng không xếp chỗ đứng riêng trong phẩm trật Giáo Hội, cho tu sỹ: nếu tu sĩ có chức thánh, thì Giáo Hội xếp vào hàng Giáo sỹ nếu họ không có chức thánh thì Giáo Hội xếp họ vào hàng giáo dân, đó là nói về phẩm trật, còn về thiên chức cao quý và sự nổi bật của ơn gọi của họ, thì Cộng Đồng trong sắc lệnh “Đức Mến Hoàn Hảo” ở số 1 đã ca tụng thiên chức này: “Bởi thánh ý Thiên Chúa, đã nảy sinh ra một cách lạ lùng, biết bao nhiêu hội dòng khác nhau. Các hội dòng này đã mưu ích nhiều cho Giáo Hội, đến nỗi chích các tu sỹ đã thi hành cho Giáo Hội mọi việc thiện, đã sẵn sàng chu toàn nhiệm vụ kiến tạo thân thể Giáo Hội và họ còn tô điểm cho Giáo Hội thành một hiền thê xinh xắn đối với vị lang quân là Chúa Giêsu.”
Một tu sỹ sau khi dã suy nghĩ, cân nhắc, và tự nguyện công khai khấn giữ những lời khuyên Phúc Âm, tức là:
-         Họ đã tự nguyện bỏ chính bản thân họ qua lời khấn sống khiết trinh;
-         Họ đã tự nguyện hỏ tất cả những gì họ có, qua lời khấn sống khó nghèo;
-         Họ đã tự nguyện đặt mọi hành vi họ, dưới quyền bính của một người thay mặt Chúa, qua lời khấn sống vâng lời.
·        Đức trong sạch giúp họ từ bỏ chính con người họ.
·        Đức vâng lời giúp họ từ bỏ mọi hành động theo ý riêng của họ.
·        Đức khó nghèo giúp họ từ bỏ mọi cái liên quan rằng buộc con người họ.
Sự tự nguyện từ bỏ một cách ý thức này, chính là sự lựa chọn tốt nhất mà Chúa Giêsu đã nhắc cho Martha ở Betania trong gia đình Lazarô, khi họ tiếp đón Chúa. (Luc. 10,42)
Cũng do đó mà các nhà thần học thời danh như thánh Tôma, như Suarez đểu ca tụng việc khấn dòng như là một cuộc tử đạo.
Thánh tiến sĩ Tôma có viết: “Sau việc tử đạo, thì việc khấn dòng là biểu chứng tươi đẹp nhất biểu lộ tình yêu Chúa.” (De perl. vit. spirit. X)
Còn nhà thần học thời danh Suarez thì chủ trương: “Cũng như việc tử đạo, việc khấn dòng coi như là lần rửa tội thứ hai, xóa bỏ tất cả tội lỗi dĩ vãng.” (Suarez de I’ etal religieux 6è livre, XIII,4)
Pascal là một nhà khoa học lớn của nhân loại. Nhiều định luật về thủy tĩnh, về cơ học…, và ông đã có công lớn trong môn xác xuất… Hiện nay rất nhiều công trình toán học mang tên ông. Chúng ta thường nói tới tam giác Pascal, hoặc ngôn ngữ Pascal trong máy vi tính. (lập trình cho máy vi tính.) Ông mất lúc 39 tuổi, đang khi ông sửa soạn 1 một tác phẩm minh đạo ( bênh đỡ giáo lý Công giáo). Tác phẩm chưa hoàn thành và người ta chỉ còn tìm thấy những mảnh giấy vụn ghi các nhận xét , các lý luận của ông chuẩn bị cho tác phẩm đó. Các nhận xét và các lý luận này được in thành tập nhan đề: “Penseén de Pascal.” Sau đây là một câu được trích trong tập đó:
“Chúa Giêsu là con người, mà ngài lại giam bắt người khác phải yêu ngài, bắt người khác bỏ tất cả để theo ngài, thế mà ngài đã thành công, như vậy Ngài quả thực là một vị Thiên Chúa”
Đề tựa của Lm. HK