Tại sao Thiên Chúa cho phép những điều đó xảy ra?
Đó là câu hỏi
người ta vẫn đặt ra, hầu như là “vấn đề muôn thuở”. Đau khổ xảy ra mọi thời và
mọi nơi: Giết người tập thể, giết người hàng loạt, đánh bom khủng bố, động đất,
sóng thần,... Rồi những thảm họa cá nhân: Em bé chết đuối trong cơn giông bão, người
trẻ chết trong vụ tai nạn, người già chết đơn độc, đám cưới bỗng trở thành đám
ma,...
Hãy bắt đầu
với sự thật là bất kỳ ai cũng không thể có câu trả lời rõ ràng về vấn đề đau khổ!
Trong Cựu ước,
Thiên Chúa thẳng thắn “đặt vấn đề” với Thánh Gióp: “Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng cho đất? Nếu ngươi thông hiểu thì cứ
nói đi!” (G 38:4). Và cả chương 38 trong sách Gióp là một loạt câu hỏi, chúng
ta không dễ trả lời.
Trong Tân ước,
khi nói về người mù từ khi mới sinh (Ga 9:1-3) và những người bị chết khi tháp
sụp đổ (Lc 13:2-5), Chúa Giêsu nói rằng các trường hợp bi đát đó là cách của
Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của ai đó chứ không hẳn là tội lỗi của chính người
đó.
Cũng vậy, có
gợi ý để chúng ta nhận biết những vấn đề tương tự – tại sao Thiên Chúa để cho
điều đó xảy ra? Có thể áp dụng cho cả điều tốt và điều xấu. Tại sao Thiên Chúa
cho phép hôn nhân hạnh phúc? Được thăng cấp trong công việc? Thỏa mãn trong nghề
nghiệp? Những điều vui này có thật như những điều bất hạnh, và vẫn có bàn tay của
Thiên Chúa trong cả điều tốt lẫn điều xấu. Tại sao Ngài cho phép chúng xảy ra?
Về điều tốt,
dĩ nhiên chúng ta dễ trả lời: Thiên Chúa cho phép chúng xảy ra vì Ngài muốn
chúng ta hạnh phúc. Nhưng cách trả lời như vậy còn quá thiển cận. Thiên Chúa muốn
con người chịu đau khổ để cảm nhận hạnh phúc. Vậy tại sao Ngài lại để họ chịu
đau khổ?
Để hiểu rõ
lý do Thiên Chúa cho phép mọi thứ xảy ra, cả tốt và xấu, chúng ta cần biết toàn
bộ kế hoạch tiền định của Ngài. Nhưng đó là điều chúng ta không thể biết cho tới
khi chúng ta đối diện Thiên Chúa trên Thiên Đàng. Điều đó sẽ rõ ràng về mọi thứ
phù hợp với nhau trong sự viên mãn của Ý Chúa. Hiện nay, chúng ta chỉ có thể phỏng
đoán mà thôi.
Nhưng chúng
ta có một số gợi ý để cố gắng xử lý. Trong tông thư Salvifici Doloris
(11-2-1984, nói về “sự đau khổ mang tính cứu độ”), ĐGH Gioan Phaolô II đã noi
gương Thánh Phaolô tìm kiếm “ý nghĩa sự đau khổ” theo Kitô giáo để thông phần
đau khổ cứu độ của Đức Kitô. Đau khổ cho người ta cách trở nên người đồng công
cứu độ với Đức Kitô, chia sẻ hoạt động cứu độ của Ngài, đền tội mình, và góp phần
vào công cuộc cứu độ của Ngài mở ra cho mọi người.
Như vậy có sự
khuyến khích đối với việc chịu đau khổ chăng? Không hề có. Cách giải thích này
không không có ý nói về lý do Thiên Chúa cho phép đau khổ xảy ra, cũng không có
ý nói chịu đau khổ là niềm vui. Về việc chịu đau khổ, ĐGH Gioan Phaolô II nói: “Giá trị của sự khám phá cuối cùng là niềm
vui tiếp theo”.
Giá trị cứu
độ của cuộc đời Chúa Giêsu không chỉ nằm trong sự đau khổ. Hiện tại trong cuộc
đời Ngài là một tổng thể. Từ viễn cảnh đó, đau khổ tạo ý nghĩa để nghĩ về những
điều hạnh phúc trong cuộc đời chúng ta để tham dự vào những khoảnh khắc vui mừng
trong cuộc đời cứu độ của Đức Kitô: Ảnh hưởng gia đình tại căn nhà ở Nadaret, sự
lao động trong xưởng thợ của Đức Thánh Giuse, cùng họp mặt với các tông đồ khi
mọi sự êm xuôi. Mọi thứ đều có giá trị cứu độ cùng với Thập giá. Cũng như mọi
thứ xảy ra trong cuộc đời chúng ta, cả đau khổ và hạnh phúc, đều có thể có giá
trị cứu độ.
TRẦM THIÊN
THU (Chuyển ngữ từ CatholicExchange. com)