KHO TÀNG KHÔNG HỀ MẤT
Đừng quan niệm một
cách sai lạc là chỉ khi đi nhà thờ, đọc kinh, xem lễ… mới là lúc ta
lập công phúc, mà ta phải luôn luôn ghi nhớ: các việc thông thường như
ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi chợ, làm việc ngoài đồng áng, đều có công
phúc trước mặt Chúa, nếu ta biết quy hướng mọi việc này về Chúa.
Có
người lấy làm lạ: tại sao trong bài Tin Mừng ta vừa nghe, Chúa dùng
một dụ ngôn coi như đưa kẻ bất lương ra làm gương mẫu. Quả thực trong
dụ ngôn có câu: “Ông chủ khen tên
quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo.” Nhưng khi kết luận
câu chuyện Chúa đã nói rõ: “Con cái
đời này khôn khéo hơn con cái sự sáng” có nghĩa là người quản
lý bất lương này thuộc về loại con cái đời này, tức là con cái
thuộc về thế gian: chỉ biết có đời này, và chỉ hành động cho đời
sống chóng qua mà thôi. Chúa lưu ý ta: người chỉ biết có cõi đời
chóng qua, mà còn khôn ngoan nghĩ tới tương lai, lo cho tương lai của
mình; vậy chúng ta là những con cái sự sáng, sống dưới ánh sáng
của Thiên Chúa, tin và biết Chúa, biết cõi đời vĩnh cửu: ta phải
nghĩ tới cõi đời vĩnh cửu này, phải biết lợi dụng của cải phù
vân, những cái chóng qua. Để mua lấy những cái vĩnh cửu, những cái
tồn tại trên cuộc sống đời đời.
Thời
chiến quốc, Mạnh Thường Quân, họ Điền, tên Văn, làm tướng nước Tề,
có tiếng là người nghĩa hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi hàng
nghìn người khách (các nhà thuyết khách)
Ông
có cho dân đất Tiết vay nợ rất nhiều.
Một
hôm, Mạnh Thường Quân sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ.
Lúc
sắp đi Phùng Huyên hỏi:
-
Tiền
nợ thu được có định mua gì về không?
Mạnh
Thường Quân nói:
-
Ngươi
xem trong nhà ta còn thiếu thứ gì thì mua.
Khi
đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân chúng lại, bảo rằng:
-
Các
ngươi công nợ bao nhiêu, Mạnh Thưởng Quân đều trả lại cho các ngươi tất
cả.
Nói
rồi, Phùng Huyên đem các văn tự ra đốt sạch. Dân chúng vui mừng cảm ơn
Mạnh Thường Quân
Lúc
Phùng Huyên về, Mạnh Thường Quân hỏi:
-
Tiền thu nợ đã mua được những gì?
Phùng
Huyên thưa:
-
Nhà
Tướng Công, châu báu đầy kho, chó ngựa đầy chuồng, người đẹp đầy
nhà, không còn thiếu gì nữa Chỉ còn thiếu một cái “nghĩa”. Tôi trộm
phép đã mua nghĩa cho Tướng Quân.
Tuy
không hiểu mua “nghĩa” là gì nhưng Mạnh Thường Quân cũng không hỏi thêm
nữa.
Sau
Mạnh Thường Quân phải bãi quan, về ở đất Tiết, dân đất Tiết nhớ ơn
đã được xóa nợ xưa, ra đón rước
đầy đường, kẻ giúp cái nọ, người giúp cái kia, không thiếu một thứ
gì. Lúc đó Mạnh Thường Quân mới
ngoảnh lại bảo Phùng Huyên:
-
Trước
đây ta nghe tiên sinh nói mua “ nghĩa” ta không hiểu, ngày nay ta mới
hiểu “nghĩa” là gì!
Câu
truyện này giúp ta hiểu rõ câu nói của Chúa trong bài tin mừng hôm
nay: “Hãy dùng tiền của… mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền
bạc (khi chết) họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời.”
Nói
kiểu khác trong khi còn sống ta hãy mua “nghĩa” bằng cách biết hy sinh
chịu đựng, biết vác thập giá, biết sống công bằng, bác ái: khi ta
xuôi hay tay xuống, thì ta có một kho tàng lớn lao trên nước Chúa. Kho
tàng này là những người bạn chờ đón và tiếp rước ta vào hưởng
phúc đời đời.
Mỗi
lần vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em, hàng xóm láng giềng, biết
hy sinh chịu đựng lẫn nhau, tha thứ mọi lỗi lần, là mỗi lần chúng ta
biết mua “nghĩa”, mỗi lần ta chịu đựng bệnh tật, thiếu thốn, vui
lòng nhận những điều xảy ra trái nghĩa, là ta biết mua “nghĩa”.
Trừ
những hành vi tội lỗi, ta có thể mua nghĩa trong cuộc sống bằng mọi
công ăn việc làm của chúng ta: ví dụ ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí
lành mạnh v.v.. Vì đó là những điều kiện đi kèm với cuộc sống. Chúng
ta đừng quan niệm một cách sai lạc là chỉ khi đi nhà thờ, đọc kinh,
xem lễ… mới là lúc ta lập công phúc, mà ta phải luôn luôn ghi nhớ:
các việc thông thường như ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi chợ, làm việc ngoài
đồng áng, đều có công phúc trước mặt Chúa, nếu ta biết quy hướng
mọi việc này về Chúa.
Ý
nghĩa cuộc đời của ta là: Chúa đựng nên ta, muốn ra sống đúng theo
địa vị của mình, biết chiến đấu với tội lỗi, dùng mọi công ăn việc
làm trong cuộc sống để lập công phúc, và kết thúc cuộc đời ta bằng
cách cho ta về hưởng mặt Chúa.
Lm.
Giuse Đỗ Đình Tiệm
- Đề tựa của Lm. HK