Giáo
Lý Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Quanh Năm C
I. Giáo Huấn P.Â.:
Môn đệ Chúa phải thuộc về
Chúa trọn vẹn.
Thuộc về Chúa trọn vẹn
bằng cách:
Từ bỏ hết những gì mình
có: của cải vật chất, tình thân gia đình.
Và vác thánh giá hằng ngày
theo Chúa.
Nên nhìn thấy trước và
lượng định xem có khả năng đáp ứng sứ mạng làm tông đồ hay không, giống như
người muốn xây nhà phải trù liệu xem cò đủ khả năng để hoàn tất công trình hay
không? Một vua trước khi xuất chinh phải lượng định tình hình bên ta và bên
địch.
II. Vấn nạn
P.Â.
Philêmôn và Ônêsimô trong
Thư Thánh Phaolô gửi Philêmôn.
Thư Thánh Phaolô gửi
Philêmon được gọi là thư viết trong tù. Lá thư ngắn gọn chỉ gồm trong 335 chữ,
được gửi trực tiếp cho Philêmon và cho hai người khác từng cộng tác với Thánh
nhân trong việc truyền đạo. Một người đàn bà mang tên Apphia mà nhiều người cho
là vợ của Phaolô và một người mang tên Archipus.
Philêmon là một người giàu
có, tòng giáo và được đặt làm người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa ở Côlossê. Ông
có một tên nô lệ gọi là Ônêsimô. Anh này bỏ trốn. Phaolô đã tìm gặp anh và làm
cho anh theo đạo. Nhưng thật khó xử cho Phaolô: Nếu không giao trả Ônêsimô lại
cho Philêmon hoặc để anh trốn đi nơi khác, là bao che một kẻ phạm pháp và có
thể gây ra hiểu lẩm với Philêmon, người chủ có nhiều nô lệ và được luật pháp
bênh vực thời bấy giờ. Phaolô một mặt khuyên Ônêsimô trở về và mặt khác viết
một thư để anh cầm theo mang đến cho Philêmon.
Lá thư thống thiết, chan
chứa tình người và nhất là kêu gọi đức bác ái siêu nhiên nơi Philêmon. Phaolô
nại đến tuổi già của mình và hoàn cảnh đang bị cầm tù vì Ðức Giêsu Kitô. Những
lý do này khiến Ngài có thể đòi hỏi Philêmon bất cứ điều gì. Nhưng Ngài không
muốn áp đặt mà chỉ muốn chính Philêmon phải lựa chọn. Ônêsimô trước đây khi
trốn đi là tên nô lệ; nhưng bây giờ khi trở lại, anh đã trở thành con Chúa và
là anh em của chúng ta. Hơn nữa, anh đã được sinh ra trong tuổi già và xiềng
xích của Phaolô.
Philêmon sẽ đón nhận
Ônêsimô như một Ông chủ gặp lại tên nô lệ đã bỏ trốn; hoặc ông sẽ cư xử với
Ôsênimô như một môn đệ của Chúa, và đón nhận anh như một đồng đạo, như một
người anh em và bạn hữu? Chúng ta không biết chắc kết quả như thế nào. Nhưng
bằng một bức thư thống thiết, đầy tình nghĩa và lý tưởng cao như vậy, chắc chắn
đã có hiệu quả tốt đẹp. Philêmon bỏ lòng giận dữ, khước từ quyền lợi thế gian và
xã hội cho phép mình đón nhận lời Phaolô như sự khôn ngoan và Thánh Thần của
Thiên Chúa, để cư xử như một môn đệ tốt của Chúa Giêsu Kitô, xứng đáng lưu tên
tuổi lại trong bộ Kinh Thánh, trở thành gương mẫu cho Kitô hữu trong giai đoạn Tân
Ước, giai đoạn mà tất cả là người tự do và bình đẵng trong ơn gọi làm con cái
Chúa.
Huấn dụ: “Ai đến với tôi
mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì
không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì
không thể làm môn đệ tôi được”
Điếu kiện để làm môn đệ
xem chừng qui vào hai chữ: BỎ - LẤY
Bỏ tất cả, bỏ người khác
và bỏ chính mình.
Người khác ở đây không là
người xa lạ, nhưng là ruột thịt than thiết máu mủ với chính mình.
Bỏ chính mình: mạng sống.
Lấy hy sinh khổ nhục được
diễn tả qua hình ảnh cây thánh giá và lấy con đường đi đến cái chết như Chúa
vậy.
Đòi hỏi xem chừng bất nhân?
Ở đây, một lần nữa chúng
ta phải đối đầu với ngữ pháp “ấn tượng” mạnh tuyệt đối của Phúc Âm theo kiểu
nói “Nếu mắt ngươi gây dịp tội, thì hãy móc mắt ném đi! Nếu tay ngươi gây dịp
tội thì hay chặt mà quăng đi!”
Không bất nhân, không theo
nghĩa đen tuyệt đối là phải bỏ cha mẹ, anh em, chị em hay vợ con…và tiêu diệt
mạng sống mình để thành môn đệ Chúa. Nhưng việc làm môn đệ Chúa phải là chuyện
ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Nếu cần phải hy sinh, phải chọn lựa thì phải
chọn làm môn đệ Chúa và bỏ tất cả, kể cả thân nhân và mạng sống mình.
Không bất nhân và vô lý
nhưng thực tế cho thấy rằng: tình yêu Cha Mẹ, vợ con, gia đình có thể là một
cản trở trên bước đường dấn thân trọn vẹn và hy sinh tất cả vì phần rỗi nhân
loại. Đời sống phu thê, gia đình là ơn gọi Chúa ban cho nhân loại. Nhưng luật
độc thân linh mục vẫn là một đòi hỏi và điều kiện để thuộc về Chúa trọn vẹn, để
thành một linh mục của Chúa và cho phần rỗi nhân loại.
Nhận lấy hy sinh khổ nhục
và theo đường Chúa đi, tức chấp nhận đường lên núi sọ, đường “không ai yêu bạn
hữu mình cho bằng kẻ chết vì tình yêu thương bạn!”
Tại sao phải lấy thập giá.
Tại sao phải hy sinh đến chết? Có cần thiết không?
Nhiều người không theo đạo.
Nhiều người ghét Chúa.
Nhiều người không hiểu và
không muốn hiểu Chúa Giêsu.
Nhưng không một ai dám nói
rằng: Chúa không thương yêu nhân loại. Tại sao? Tại vì Chúa dám chết cho người
mình yêu. Người ta có thể chối bỏ tất cả, trừ tình yêu. Người ta không cần tất
cả, trừ tình yêu. Và Chúa là tình yêu. Nên Chúa đã dùng tình yêu để chinh phục
thế giới.
Ý nghĩa huấn dụ “Ai trong
anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí
tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? . . . . . . Hoặc có vua nào đi giao
chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem …
Ai muốn theo Chúa phải
khôn ngoan lượng định khả năng của mình trước những hy sinh Chúa đòi hỏi. Chúng
ta được mời gọi để tin cậy và phó thác vào quyền năng vô biên của Chúa. Nhưng
làm môn đệ Chúa và bổn phận chu toàn nhiệm vụ môn đệ trước nhất phải là chuyện
của chúng ta.
Nói “ai muốn theo Chúa” có
nghĩa là việc làm môn đệ Chúa là một tự do chọn lựa cá nhân: Nếu muốn làm môn
đệ Chúa thì phải theo tiêu chuẩn BỎ - LẤY ở trên. Còn nếu không muốn thì không
phải “ngồi xuống mà trù tính” gì cả chăng?
Khi Phúc Âm nói “ai muốn
làm môn đệ tôi, thì . . . .” điều đó không có nghĩa là một số được chọn làm môn
đệ, còn một số thì được tự do thoải mái theo Chúa hay không theo Chúa tuỳ sự tự
do chọn lựa cá nhân. Tất cả đều được kêu gọi để làm môn đệ Chúa. Vì Chúa đã căn
dặn trước khi về trời “hãy đi rao giảng tin mừng khắp thế gian, rửa tội cho mọi
người và dạy họ tuân giữ những điều Ta truyền dạy cho anh em. . .” Chúa muốn
mọi người làm môn đệ Chúa và toàn thể thế giới được ơn cứu độ.
Tuy nhiên, không phải là
sai khi hiểu nghĩa làm môn đệ theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng là
mọi người đều được kêu gọi làm môn đệ Chúa. Mọi người đều nhận được ơn cứu độ.
Mọi người phải theo nguyên tắc: làm môn đệ Chúa hay việc cứu rỗi mình là điều
quyết liệt ưu tiên hàng đầu. Phải bỏ tất cả để được ơn cứu độ. Điều nầy được nhìn
thấy nơi gương các anh hùng tử đạo.
Làm môn đệ Chúa hiểu theo
nghĩa hẹp được giới hạn trong hàng giáo sĩ và tu sĩ, những người dâng hiến đời
mình cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Đòi hỏi BỎ - LẤY xem chừng phải được đáp
ứng tuyệt đối và trọn vẹn hơn giáo dân.
Nên người đi tu làm linh
mục và tu sĩ là người phải lìa khỏi gia đình cá nhân và nhỏ hẹp của mình để
nhận lấy một gia đình rộng lớn hơn. Thành phần gia đình rộng lớn nầy gắn bó với
nhau không vì máu mủ ruột thịt nhưng vì tình yêu thương cứu rỗi nhân loại.
Những ai đi tu làm tu sĩ linh mục phải vác lấy Thánh Giá đời mình nhọc nhằn hơn
và phải bước đi cho trọn đường thánh giá. Tu phục của tu sĩ, linh mục nói lên
sự từ bỏ những gì mình ưa thích hay trần tục. Thí dụ: Phải khước từ quần áo
sang trọng đắt tiền và nếp sống xa hoa, đồng thời phải chấp nhận một nếp sống đơn
sơ và đạm bạc mà chúng ta quen gọi là khó nghèo.
III. Thực hành P.Â.:
1. Con én không làm nên mùa
xuân
Nhưng ít ra con én cũng báo hiệu mùa xuân đang tới.
Chiếc áo không làm nên thầy tu
Tuy nhiên tu phục cho biết người đi tu.
Để cổ võ cho ơn thiên
triệu làm linh mục, một địa phận nọ đã cho vẽ lên thành những chiếc xe của địa
phận hình linh mục với chiếc áo dòng đen và hàng chữ “Chúng tôi yêu người mặc
chiếc áo dòng đen!” Ai cũng biết đó là cách cổ võ ơn thiên triệu linh mục.
Ngươi ta muốn hình ảnh linh mục được nhiều người nhìn thấy và gây tác động cho
những thanh niên muốn đi tu làm linh mục.
Cũng có những chủ trương
tục hoá giáo sĩ bằng cách cổ võ “đừng mặc áo dòng đen!” Vì con én đâu làm nên
mùa xuân. Chiếc áo không thể làm nên thầy tu!” Mùa Xuân đến là do thời tiếc
xoay vần chứ đâu do chim én. Linh mục tu sĩ là do đời sống tu hành, kinh nguyện
và khắc chế của mình chứ đâu do chiếc áo màu đen.
Lý luận xem chừng “êm tai
và hợp lý!” Tuy nhiên, chim ém vẫn là một báo hiệu mùa xuân đang đến. Người mặc
tu phục linh mục, tu sĩ vẫn làm dấu chỉ mạnh về sự hiện diện của người tu hành
trong thế giới nhhiều trần tục nầy. Tu phục cũng giữ cho người đi tu trong phong
cách tu trì. Không lẽ linh mục mặc chiếc áo dòng mà có thể vào bar uống bia hay
vào Casino đánh bài?
Giáo dân rất thích những
linh mục đơn sơ, gần gũi, bình dân và hoà đồng với dân chúng. Nhưng họ không
thích và không bao giờ kính trọng những linh mục nào tay cầm chai bia, tay cầm
điếu thuốc và ăn mặc quần Jean áo gió như thanh niên ngoài đời hay miệng bô bô
những cách xưng hô “mầy tao mi tớ!”
2. Khuyến khích nhau làm môn
đệ Chúa.
Cả hai Cha - Con đều làm
Linh Mục.
BALTIMORE – Hoa Kỳ
Ông cố của một linh mục tại tổng giáo phận
Baltimore, Hoa Kỳ đã tiến lên bàn thánh để
được thụ phong Linh Mục vào ngày 12.6.2010.
Khi vợ còn sống, Ông
Gregory Rapisarda đã làm phó tế vĩnh viễn phục vụ cho tổng giáo phận Baltimor.
Hai vợ chồng Gregory Rapisarda đã chung sống với nhau gần bốn mươi năm qua và
bà Rapisarda bị ung thư và qua đời năm 2006. Bà Rapisarda đã có lời trăn trối
cho chồng và bốn đứa con, rất ngắn gọn nhưng thật ý nghĩa: “Tình yêu của em
dành cho anh và các con sẽ không bao giờ mai một hay bị hủy diệt, chỉ có thân
xác em. Hãy nâng đỡ nhau và sống như Thiên chúa muốn!”
Thầy phó tế Rapisarda đã
ghi tâm những lới trăn trối của vợ mình và cầu xin Thiên Chúa soi sáng cho mình
biết làm gì theo ý Thiên chúa trong quảng đời còn lại. Nhiều người đề nghị Thầy
phó tế Rapisarda học làm linh mục như con trai của mình là cha John Rapisarda.
Đức Cha Edwin F. O’Brien, tổng Giám Mục Baltimore gặp thầy và khuyến klhích
“Thầy có sẵn sàng để làm linh mục chưa?” Thầy phó tế trả lời “Con vẫn còn sờ
sợ!” Tuy nhiên mỗi ngày, thầy nghe rõ hơn tiếng gọi của Thiên Chúa. Thầy bán
căn nhà và xin gia nhập chủng viện tháng tám năm 2009.
Ngày Thứ Bảy 12.6.2010,
chỉ một ngày sau khi toàn thể thế giới bế mạc năm linh mục, Đức Tổng Giám Mục
O’Brien đã đặt tay truyền chức linh mục cho Thầy Gregory Rapisarda. Đây là ngày
lịch sử đáng nhớ trong lịch sử tổng giáo phận Baltimore: Cha của một linh mục
thành linh mục. Trong lịch sử của tổng giáo phận nầy, vào đầu thế kỷ 19, hai
cha con Vigil và Samuel Barber đã thành linh mục của dòng Tên và đã từng phục
vụ cho Baltimore.
Thánh lễ đầu tay của Cha
Gregory đã được cử hành ngày 13.6.2010 nhằm ngày sinh nhật thứ 33 của Cha con
là linh mục John Rapisarda. Cha John đã vui mừng tuyên bố “Cảm tạ ơn Chúa đã
gọi Ba tôi làm linh mục. Cảm tạ Chúa đã thương ban ơn đặc biệt cho gia đình
tôi!”
Xin đang cử câu chuyện Hai
Cha Con cùng làm linh mục để nói rằng:
Chúng ta nên khuyến khích
nhau để làm môn đệ Chúa. Có thể khuyến khích nhau bằng lời cầu nguyện. Khuyến
khích nhau bằng một lời khuyến khích như vợ của Cha Rapissarda. Khuyến khích
nhau bằng một cử chỉ thân thiện, gẫn gũi, bạn bè. Tất cả đều đã được Chúa kêu
gọi để làm môn đệ Chúa và nhận lãnh hạnh phúc thiên đàng.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên