III.
ĐỂ KẺ KHÁC NGHE MÌNH
Tránh bắt đầu câu chuyện với những điểm
bất đồng, vì mọi chuyện dễ gặp bế tắc nếu ngay từ đầu một bên đã phải nói
KHÔNG.
15. BẮT
ĐẦU BẰNG NHỮNG ĐIỂM ĐỒNG Ý
“Trong một giây, một chấm phết, bất cứ ai
cũng có thể bôi nhọ bức họa vô giá của Raphael, đã tốn bao công phu, thời giờ
mới thực hiện, nhưng ai làm lại được?” (ĐHV 751)
Nên bắt
đầu câu chuyện cách nào để người ta phải trả lời: Phải, phải, đúng…
Ai cũng
có TỰ ÁI. Đừng bắt cho ai phải căng thẳng trong thế chống đối. Cứ thế khó nói
chuyện lắm. Nên làm cho họ nói: có, đúng… tinh thần họ sẽ thanh thản, dễ chấp
nhận đối thoại.
Ma quỉ
có nhiều kế sách quỉ quyệt làm cho ngay cả các tông đồ nhiệt thành của Chúa “nổi
sung”, họ quyết gây “hận thù”, chia rẽ, hiểu lầm, vì như thế có lợi cho kế
hoạch của ma quỉ.
Muốn tìm
điểm chung để người khác gật đầu đồng ý không khó lắm, như khi đi làm sổ khai
gia đình, gặp câu hỏi làm họ nổi sùng, ta bình tĩnh giải thích câu hỏi đó có
ích cho họ hơn là có
tính tọc mạch. Chủ nhà sẽ vui vẻ: “ông
cần biết điều chi, tôi sẽ cho biết hết. ”
Không
chỉ luôn tìm những câu để người đối thoại trả lời: có, phải,… tránh tiếng KHÔNG,
mà chính ta cũng phải tránh trả lời KHÔNG, kẻo sinh phản ứng bất lợi.
“Chúa
nói: "Nếu ai mất lòng con, hãy để của lễ, về làm hòa với người
ấy..."; còn con, con làm ngược lại: "Cứ dâng của lễ và phóng thanh
cho mọi người biết, trừ ra gặp đương sự." Tin mừng của con!” (ĐHV 752)
“Muốn chạy xa, phải chạy từ từ”, muốn nói chuyện lâu đừng có NÓNG.