Đắc nhân tâm _ biết nghe

II. GÂY THIỆN CẢM

8.      BIẾT NGHE
Say mê nghe ai là kính trọng người đó, và đó là cách hầu chuyện có duyên nhất.
Mở cửa hàng cho đẹp, mướn các cô gái đẹp mà ăn nói nhát gừng thì dẹp tiệm đi.
Kiên tâm nghe họ, hiểu họ, có thể làm cho người đang thịnh nộ cũng tươi lại.
Có nhiều người, hễ nói chuyện là phải nghe họ chửi bới, nhưng chỉ có lắng nghe mới có thể làm cho họ vui.
“Ðừng tức tối vì người ta chỉ trích con, hãy cám ơn vì con bao nhiêu tồi tệ mà họ chưa nói.” (ĐHV 744)
“Nếu con khen người khen con, chấp nhận người không phản đối con, giao tiếp với người đồng ý kiến với con, con không bác ái cũng không sáng suốt: Mù dắt mù.” (ĐHV 759)
Biết nghe người ta kể chuyện cuộc đời họ, ta trở thành khách quí của họ, và chính ta nhờ nghe mà học hỏi thêm rất nhiều, và có khi đổi hướng cho cuộc đời mình.
Khi người ta trút được tâm sự, họ sẽ nhẹ nhàng, bình tĩnh hơn. Người ta không cần người khuyên bảo, chỉ cần người nghe và hiểu họ thôi. Đó là một định luật tâm lý.
"Tôi không làm việc bác ái được vì tôi không có tiền! Chỉ có tiền mới bác ái sao? - Bác ái của nụ cười, bác ái của bắt tay, bác ái của thông cảm, bác ái của thăm viếng, bác ái của cầu nguyện.” (ĐHV 741)
Nên dè dặt khi khuyên kẻ khác, kẻo khuyên không được việc, mình cũng chẳng thêm gì, còn mất lòng.
Khi nói, ta chú ý đến ý kiến của mình, khi nghe là chú ý đến ý kiến người khác. Ai biết chú ý lắng nghe sẽ được người chú ý nghe lại.