Lời Chúa cntn 04c _ sứ mạng và thân phận ngôn sứ


 SỨ MẠNG VÀ THÂN PHẬN CỦA NGÔN SỨ
Thưa quý OBACE, thông thường ai cũng dễ dàng và vui thích để nghe những lời lẽ êm dịu, những lời khen ngợi chúc tụng mình, và rất khó để nghe những lời thẳng thắn hoặc những lời góp ý phê bình. Còn về phía người nói, có khi vì quyền lợi, có khi vì sợ mất lòng, nhiều người đã không dám nói thẳng nói thật, không dám góp ý xây dựng, và càng không dám chỉ ra cái sai cái xấu của người anh em và của những người cấp trên. 
Vì khi nói ra như thế, có thể họ sẽ bị trả thù bị trù dập, không chỉ bản thân mà có khi cả gia đình cũng bị ảnh hưởng, vì thế mà có nhiều người đã an phận, nhắm mắt làm ngơ trước cái sai, cái xấu và sự ác.
Trái lại ngôn sứ, hoặc người tông đồ là người dám nói lên sư thật, bênh vực sự thật, và dám cảnh cáo những sư xấu xa, và chỉ những người dám lên tiếng như thế mới thật sự là ngôn sứ là tông đồ của Chúa, vì những người này không nói theo ý mình, mà họ nói ý của Thiên Chúa.
Tiên tri Giêrêmia, đã chia sẻ về ơn gọi làm ngôn sứ của mình, ông đã xác tín mạnh mẽ rằng : Thiên Chúa đã chọn tôi từ trong lòng mẹ, đã thánh hóa tôi và đặt tôi làm ngôn sứ cho chư dân. Vì xác tin sứ mạng của ông đến từ Thiên Chúa, để nói lời Thiên Chúa, và Chúa đã ra lệnh cho ông: hãy nói với chúng những gì ta truyền cho ngươi, trước mặt chúng ngươi đừng run sợ, và Giêrêmia đã kiên trì với sứ mạng Chúa trao. Ông sống trong hoàn cảnh đất nước Giuda đang bị sư đe dọa của Babylon, trong khi đó vua Giuda và triều thần sợ hãi và muốn tìm sự bảo vệ của người Ai Câp, còn Giêrêmia kêu gọi nhà vua cùng dân chúng đừng sợ hãi, cũng đừng cậy dựa vào sức mạnh quân sự của người nước ngoài, mà hãy cậy trông vào sức mạnh của Thiên Chúa và kêu gọi toàn dân trước hết hãy canh tân lại đời sống đức tin, Thì Thiên Chúa sẽ không để họ rơi vào tay kẻ thù. Tuy nhiên lời kêu gọi của ông Giêrêmina đã không được chính quyền nhà vua đón nhận, củng không được dân chúng lắng nghe, trái lại họ còn đồi xứ với ông một cách hết sức thô bạo, họ đã coi Giêrêmia như kẻ thù nghịch, họ còn coi ông như một kẻ độc mồm ác miệng, toàn nói những điều xui xẻo, họ hành hạ và bỏ tù ông, chỉ vì ông đã lên tiếng bênh vực cho Thiên Chúa, đứng về phía Thiên Chúa để chỉ cho thấy đời sống bê tha, phản nghịch sai lạc của vua quan và của toàn dân, vì họ không còn tin và sự bảo vệ của Thiên Chúa, mà tin vào sư bảo vệ của ngưới Aicập.
Mặc dù không ai muốn nghe lời của ông, ông vẫn lên tiếng, dù người ta muốn bịt miệng ông, ông vẫn gào to, dù người ta muốn tiêu diệt ông vì coi ông là kẻ phá đám thì ông vẫn không hề sợ hãi vì ông tin tưởng vào lời Chúa hứa với ông: chúng sẽ giao chiến với ngươi nhưng sẽ không làm gì được ngươi vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi. Cuộc đời ngôn sứ của Giêrêmia quả là một cuộc đời đau khổ, cái đau khổ bởi chính dân tộc, bởi người đồng hương ruột thịt của ông gây ra cho ông.
Không khác gì cuộc đời cuộc đời của Giêrêmia, Chúa Giêsu cũng đã bị đối xử tệ bạc nai nơi quê hương của mình là Nazareth. Chúng ta còn nhớ tuần trước Thánh Luca kể lại câu chuyện Chúa Giêsu trở về Nazareth, và Ngài đã vào hội đường ngày Sabat và đọc đoạn sách tiên tri Isaia nói về sứ mạng ngôn sứ của mình: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Ngài đã xứ dầu cho tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó… và Chúa nói với họ: Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai anh em vừa nghe. Tuy nhiên khi Chúa Giêsu xác nhận sứ mạng của mình một cách công khai như thế, thì đã có nhiều phản ứng khác nhau, có những người cảm phục vì những lời lẽ khôn ngoan của Ngài, có người cảm phục và tin vào những việc Ngài làm, tuy nhiên có nhiều người hoài nghi và khinh thường.
Những người Nazareth khinh thường Chúa Giêsu vì thế giá và về nguồn gốc xuất xứ của Ngài, vì họ mang sẵn trong mình một cái nhìn thành kiến, hẹp hòi về Ngài, họ chỉ nhìn thấy Ngài là con của ông thợ mộc và bà Maria người trong làng, mà không nhìn thấy ở nơi Ngài là một Ngôn sứ của Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa, Đấng đến để nói với họ, cảnh tỉnh họ, chỉ cho họ thấy nhửng lối sống sai lầm, và dẫn đưa họ vào con đường của Thiên Chúa. Những người Nazareth từ chối Chúa Giêsu, vì họ chờ đợi nơi Chúa Giêsu sự đáp ứng cho những nhu cầu vật chất trước mắt giống như Chúa đã từng làm cho các làng chung quanh, như hóa bánh ra nhiều để từ đây họ sẽ không phài làm việc nữa, làm cho nước thành rượu để từ đây cả làng được nhờ, được no say mà không phải vất và. Họ thách thức, và mỉa mai Chúa: Ông hãy làm tại đây những gì ông đã làm tại Caphanaum xem nào.
Chúa Giêsu đã cho họ biết rằng, phép lạ xảy ra không phải là một màn biểu diễn ngoạn mục thu hút dân chúng, mà đòi phải có một điều kiện tiên quyết đó đức tin, và phép lạ chỉ xảy ra cho những ai tin vào lời của các ngôn sứ, giống như xưa bà góa ở Sarepta đã tin một các hòan toàn, đã dám đánh cược cả tương lai của mình và con trai mình vào lời của Thiên Chúa qua miêng của vị ngôn sứ Elia :hũ bột sẽ không cạn và bình dầu sẽ không vơi đi cho đến ngày Chúa cho mưa xuống. Cũng vậy để phép lạ xảy ra cho Naaman một vị thủ tướng của Xiria người dân ngoại, thì đòi ông phải có một lòng tin tuyệt đối và dám đánh đổi cả danh dự của mình để nghe theo lời ngôn sứ Elise xuống tắm công khai trước mặt mọi người bảy lần tại sông Giodan, và ông đã được khỏi bênh phong cùi.
Tuy nhiên trước những giải thích và những đòi hỏi của Chúa Giêsu, thì những người Nazareth đã không chấp nhận, họ đã đối xứ với Chúa Giêsu như cha ông họ đã từng đối xử với các ngôn sứ, họ phẫn nộ, lôi Đức Giesu ra khỏi thành, kéo Người lên vách núi định xô Ngài xuống, nhưng Đức Giêsu băng qua giữa họ mà đi.  Ngài băng qua giữa họ bước đi một cách hiên ngang không sợ hãi, cũng khống rút lại bất cứ một lời tuyên bố nào, băng qua giữa họ để cho thấy rằng, nếu Thiên Chúa không muốn, thì không ai có thể làm gì được Ngài.
Thưa quý OBACE, nhờ ơn của Bí Tích Rửa tội, chúng ta được tham dự vào sứ mạng ngôn sứ của Chúa Kitô, tức là chúng ta cũng sẽ phải trở thành những ngôn sứ trong thời đại hôm nay, nơi gia đình nơi xửơng thợ, nơi học đường, chúng ta trước tiên phải sống giống như Chúa Giêsu và các ngôn sứ ngày xưa, và phài nói Lời của Thiên Chúa cho những người chung quanh, vì chính Thiên Chúa cũng đã đặt Lời của Ngài vào tâm trí và vào môi miệng chúng ta, và vì thế chúng không thể không làm theo ý Chúa và không thể không nói Lời của Chúa.
Thành Phaolô trong thư Corintô hôm nay chỉ cho chúng ta cách sống và cách nói Lời của Thiên Chúa cho con người hôm nay, không chỉ nói bằng lời, bằng hành động, mà phải nói bằng trái tim, và bằng ngôn ngữ của tình yêu hay còn gọi là Đức Mến. Thánh Phaolô muốn mỗi người hãy để cho đức mến thúc đẩy và chi phối cuộc đời cũng như lời nói hành động, đồng thời thi hành chức năng ngôn sứ trong đức mến, tức là nói nhân danh Thiên Chúa và nói với nhau với nhau bằng những lời lẽ phát xuất từ lòng yêu mến Chúa và từ lòng yêu mến đối với anh em.
Mỗi người Kitô hữu hãy dám sống sự thật và dám lên tiếng bênh vực cho công lý, sư thật, sống những đòi hòi của Tin Mừng và bênh vực cho lề luật của Tin Mừng, dù có phải bị ngược đãi bách hại, không thể làm ngơ trước bất công và sư dữ sư xấu, vì khi làm ngơ để cho sự xấu xảy ra là đồng lõa với nó. Hãy trở thành những ngôn sứ của thời nay bắng việc dám sống sự công bằng ngay thẳng, dám gạt bỏ sự gian dối khỏi cuộc sống của bản thân, gia đình và trong xã hội này, và trở thành những hiện thân sống động của tình yêu thương và phục vụ của Đức Giêsu. 
Các bậc làm cha mẹ hãy thi hành chức năng ngôn sứ của mình trong gia đình bắng việc để tâm hơn nữa đến việc giáo dục đặc biệt là giáo dục đức tin cho con cái, mạnh dạn cảnh báo nhắc nhở vợ chồng, con cái khi chúng đi sai lạc đường lối của Thiên Chúa, can đảm giới thiệu về Đức Giêsu cho người thân bằng chính đời sống yêu thương, ân cân phục vụ của cha mẹ và bằng đời sống đạo đức làm gương sáng, bằng sự tin tưởng phó thác vào nơi Thiên Chúa của cha mẹ.
Các bạn trẻ sẽ được mời gọi trở nên các ngôn sứ ở trong môi trường công ty, xí ngiệp trường học và trong gia đình của mình, hãy sống xứng đáng với Đức tin Kitô giáo của mình; hãy hãnh diện, chứ đừng bao giờ giấu diếm vì mình là môn đệ Đức Kitô, hãy sống như con cái sự sáng qua lời ăn tiếng nói và cách cư xử, hãy sống và thể hiện lòng nhân ái yêu thương với bạn bè, với nhửng người thích mình và cả với những người mình không thích, dù có thể bị nghi kỵ hoặc thiệt thòi. Khi mỗi người biết gieo trồng những hạt giống yêu thương hôm nay, thì thế giới này sẽ nở đầy hoa yêu thương, và mọi người sẽ nhận ra Đức Giêsu và giáo lý Tn Mừng của Ngài qua đời sống và hành động của mỗi chúng ta. Amen
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí