GIÁO HỘI VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI ĐẠI
QUA CÁC THỜI ĐẠI
Công cuộc
rao giảng Tin Mừng, khởi sự vào đầu thế kỷ thứ 16 tại hai địa phận đầu tiên ở
miền Bắc (Đàng Ngoài) và miền Nam (Đàng Trong) được thiết lập vào năm 1659, qua
các thế kỷ, đã biểu lộ sức phát triển lạ lùng, nhờ đó ngày nay có được 26 địa
phận (10 ở miền Bắc và 15 ở miền Nam). Hàng Giáo Phẩm đã được thành lập (ngày
24 tháng 11 năm 1960), và trong toàn lãnh thổ Việt-Nam hiện nay có tới 6 triệu
người Công Giáo.
Kết quả này
có được là nhờ hạt giống đức tin, ngay từ những năm đầu tiên, đã hòa trộn với máu
đào lai láng của các vị tử đạo đổ xuống trên mảnh đất Việt-Nam, của các giáo sĩ
ngoại quốc, giáo sĩ bản xứ và của giáo dân Việt-Nam. Tất cả đã cùng chấp nhận
những lao nhọc do việc tông đồ, đồng thời đã cùng sát cánh đương đầu với cái chết
để làm chứng cho chân lý Phúc Âm. Lịch sử Giáo hội Việt-Nam đã ghi nhận 53 sắc
lệnh do các Chúa Trịnh và Nguyễn, hay do các Vua hạ bút ký, trong hơn hai thế kỷ,
và suốt 261 năm (1625-1886), ra chỉ thị chống lại người Kitô giáo bằng những cuộc
bách hại gắt gao cứ mỗi lần thêm dữ dội. Có tới khoảng 130.000 người đã ngã gục
khắp nơi trong lãnh thổ Việt-Nam.
Người ta có
thể nói rằng trong các thế kỷ trước đây những vị chết vì Đức tin này đã bị chôn
vùi một cách lặng lẻ như là cùng nằm trong một ”Ngôi mộ của chiến sĩ vô danh”;
tuy nhiên niềm thương nhớ các Ngài vẫn còn sống động trong lòng người Việt-Nam.
Từ đầu thế
kỷ 20, có 117 vị trong số các anh hùng trên đây, là những người được coi là đã
chịu đựng các thử thách lớn lao hơn, đã được chọn và được Tòa Thánh tôn lên bậc
Chân Phước:
- Năm 1900
thời Đức Giáo Hoàng Lêô XIII: 64 vị
- Năm 1906
thời thánh Giáo Hoàng Piô X: 8 vị
- Năm 1909
thời thánh Giáo Hoàng Piô X: 20 vị
- Năm 1951
thời Đức Giáo Hoàng Piô XII: 25 vị
Các vị này
được xếp theo các quốc gia như sau:
* 11 vị người
Tây-Ban-Nha: tất cả thuộc dòng thánh Đaminh. Gồm 6 giám mục và 5 linh mục.
* 10 vị người
Pháp: tất cả thuộc Hội Thừa Sai Paris. Gồm 2 Giám Mục và 8 linh mục.
* 96 vị là
người Việt-Nam: Gồm 36 linh mục (trong số đó có 11 linh mục dòng thánh Đaminh),
và 59 tín hữu (trong đó có một chủng sinh, 16 thầy giảng và một phụ nữ).
Các vị này
là ”những người đến từ cơn thử thách lớn lao: họ đã giặt áo của họ và giũ sạch
trong trắng trong máu Con Chiên” (Khải Huyền 7,13-14). Cuộc tử đạo của các Ngài
được xếp theo niên biểu sau đây:
- 2 vị tử đạo
dưới thời Chúa Trịnh-Doanh (1740-1767)
- 2 vị tử đạo
dưới thời Chúa Trịnh-Sâm (1767-1782)
- 2 vị tử đạo
dưới thời Vua Cảnh-Thịnh (1792-1802)
- 58 vị tử
đạo dưới thời Vua Minh-Mạng (1820-1840)
- 3 vị tử đạo
dưới thời vua Thiệu-Trị (1840-1847)
- 50 vị tử
đạo dưới thời Vua Tự-Đức (1847-1883).
Tại pháp
trường án lệnh của nhà vua đặt bên mỗi vị, có ghi rõ hình thức mỗi bản án như
sau:
* 75 vị bị
xử chém đầu;
* 22 vị bị
xử bằng thừng thắt cổ;
* 6 vị bị
thiêu sống;
* 5 vị bị
phân thây từng mảnh;
* 9 vị bị
tra tấn và chết rũ tù.
KINH CÁC
THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Lạy Chúa là CHA Chí
Nhân,
chúng con hân hoan ghi nhớ các ân huệ
Chúa đã ban cho dân tộc Việt Nam.
chúng con hân hoan ghi nhớ các ân huệ
Chúa đã ban cho dân tộc Việt Nam.
Nhờ lời rao giảng của
Giáo Hội
Cha Ông chúng con đã đón nhận Tin Mừng cứu rỗi.
Các Ngài đã vững tin vào Chúa,
là Đấng tạo thành trời đất,
và Chúa Kitô Đấng Cứu Thế được sai đến trần gian.
Cha Ông chúng con đã đón nhận Tin Mừng cứu rỗi.
Các Ngài đã vững tin vào Chúa,
là Đấng tạo thành trời đất,
và Chúa Kitô Đấng Cứu Thế được sai đến trần gian.
Trong cơn gian lao thử
thách,
Chúa đã ban cho Các Ngài sức mạnh của Thánh Linh
để Các Ngài can đảm tuyên xưng Đức Tin,
và hiên ngang hy sinh mạng sống,
để làm vinh quang Thập Giá Chúa Kitô.
Chúa đã ban cho Các Ngài sức mạnh của Thánh Linh
để Các Ngài can đảm tuyên xưng Đức Tin,
và hiên ngang hy sinh mạng sống,
để làm vinh quang Thập Giá Chúa Kitô.
Các Thánh Tử Đạo là ân
huệ
Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam.
Vì thế chúng con dâng lời cảm tạ và ca tụng Chúa,
hợp với cuộc hy sinh tử đạo
của các tiền nhân anh dũng chúng con.
Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam.
Vì thế chúng con dâng lời cảm tạ và ca tụng Chúa,
hợp với cuộc hy sinh tử đạo
của các tiền nhân anh dũng chúng con.
Xin dâng lên Chúa lời cảm
tạ,
để biểu lộ tình con thảo với Chúa là CHA,
bằng chứng từ đức tin sống động của chúng con.
để biểu lộ tình con thảo với Chúa là CHA,
bằng chứng từ đức tin sống động của chúng con.
Vì công nghiệp của Các
Thánh Tử Đạo
xin ban cho dân Việt Nam chúng con,
được an vui và thịnh vượng,
cho mọi người đón nhận Tin Mừng cứu rỗi,
và bước theo con đường chân lý.
xin ban cho dân Việt Nam chúng con,
được an vui và thịnh vượng,
cho mọi người đón nhận Tin Mừng cứu rỗi,
và bước theo con đường chân lý.
Xin cho Giáo Hội Việt Nam,
được sống trong hòa thuận và hiệp nhất,
luôn thông hảo trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô,
và hăng say lo việc tông đồ,
nhiệt thành rao giảng Đức Kitô cho mọi người.
được sống trong hòa thuận và hiệp nhất,
luôn thông hảo trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô,
và hăng say lo việc tông đồ,
nhiệt thành rao giảng Đức Kitô cho mọi người.
Xin cho chúng con
được trung thành với Chúa ở trần gian
để ngày sau về hưởng vinh quang bất diệt
cùng Các Thánh Tử Đạo chúng con ở trên trời. Amen.
được trung thành với Chúa ở trần gian
để ngày sau về hưởng vinh quang bất diệt
cùng Các Thánh Tử Đạo chúng con ở trên trời. Amen.
(THIÊN HÙNG
SỬ 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (Uống Nước Nhớ Nguồn), Cộng Đồng Công Giáo Việt
Nam, San Jose, California, Hoa Kỳ, Tái bản lần thứ nhất: Xuân Tân Mùi 1991,
trang 145-147 /// Domenica 19 Giugno 1988 - Piazza San Pietro, Anno Mariano,
Tipografia Poliglotta Vaticana, trang 106-110).