Mark Link _ Lời Chúa thứ sáu tuần 5 thường niên

TUẦN 5 – THỨ SÁU
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Con rắn cám dỗ Adam và Evà ăn trái cấm mà rằng,] “Các ngươi sẽ nên như những Thiên Chúa biết cả tốt lẫn xấu… Ngay khi đã ăn trái cây, mắt họ đã mở ra và họ biết là họ trần truồng” (Kn 3,4.7).
Mối liên hệ giữa Thiên Chúa với chúng ta có thể được so sánh với kịch bản ba màn:
Màn 1: Tạo dựng (Thiên Chúa tạo dựng chúng ta)
Màn 2: Phá hủy công trình sáng tạo (Chúng ta phạm tội).
Màn 3: Tái tạo (Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta).
Màn 1 kết thúc bằng việc tạo dựng người nữ đầu tiên. Màn 2 bắt đầu khi con người phạm tội đầu tiên. Màn 3 khởi sự khi Thiên Chúa nói với Satan về người nữ: “Dòng dõi của bà (là Chúa Giêsu) sẽ đạp nát đầu ngươi” (Kn 3, 15).
Tôi có thể nhớ lại cách sống động tới độ nào khởi điểm của ba màn kịch ấy trong đời tôi?
Ăn năn thực sự là gớm ghét tội, không phải vì sợ hình phạt, nhưng phải ghét tội hơn tất cả, vì khi đó ta khám phá và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa (William M.Taylor).

Bài đọc 1 Năm chẵn:
Thiên Chúa nói với Jeroboam: “Ta sẽ xé nước khỏi tay Salomon và Ta sẽ ban cho ngươi mười chi tộc. Salomon sẽ còn một chi tộc, nhân vì tôi tớ của Ta là Đavít”
Ngày 26.4.1986 một lò phản ứng đã bị nổ ở nhà máy nguyên tử tại Chernobyl. Ngày nay, nhà máy mười tầng này được bao bọc bởi bê tông và mở rộng vòng tay với 20 dặm. Xa khỏi tầm mắt, các thị trấn bị bỏ hoang trong một sự yên lặng đầy chết chóc. Cái chết của Chernobyl và những vùng lân cận là một hình ảnh của tội lỗi. Tội lỗi không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người phạm tội mà còn cả những người xung quanh.
Câu truyện về Chernobyl và về Salomon mời gọi tôi tự hỏi: tội lỗi của tôi không chỉ tác động đến tôi, mà còn đến những người quanh tôi như thế nào?
Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa (1Pr 4,10).

Bài Tin Mừng:
Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Chúa Giêsu… Chúa Giêsu ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói “Ephata” nghĩa là “Hãy mở ra” Lập tức, anh ta có thể nghe thấy… và bắt đầu nói được rõ ràng” (Mc 7,32.34-35).
Vì điếc, Helen Keller chưa bao giờ học nói, mãi tới khi cô Fuller, một giáo viên dạy nói, mở đường cho Helen. Cô đặt bàn tay Helen lên mặt cô để Helen có thể cảm nhận được vị trí của môi và lưỡi khi cô nói chuyện với Helen. Rồi Helen thử bắt chước tập lại. Sau thời gian tập luyện lâu dài, Helen đã nói được. Niềm vui của Helen thật vô tận. Về sau, cô đã viết: “Tôi thường lặp đi lặp lại một cách say sưa: giờ đây tôi không còn câm nữa” Đó là điều mà người câm trong bài Tin Mừng hôm nay cảm thấy khi được Chúa Giêsu chữa lành.
Tôi có coi trọng những khả năng được nghe, nói và thấy của tôi không? Trong những khả năng ấy, thứ nào thường bị tôi lạm dụng? Lạm dụng ra sao?
Tôi đã khóc chỉ vì không có giày, cho đến khi trông thấy một người bị cụt chân (Ngạn ngữ Ba Tư).
 Mark Link, cntn 05  Hai   Ba    Năm  Sáu  Bảy