GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ nhân _ giao tế xã hội

    Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ XÃ HỘI
I. TIẾP KHÁCH TRONG BỮA ĂN
     Chìa khóa thành công trong giao tế không ở tại tiếp đãi những món quí giá cho bằng sự am tường và áp dụng đúng phép xã giao.
1.  Phải mời những ai?
a. Về số người: Mời số người vừa đủ dung nạp trong nhà mình.
b. Về thành phần:
-  Cơm gia đình: Mời người trong thân quyến hoặc vài người bạn thân.
-  Dịp lễ: Mời rộng hơn: Bạn đồng sự, hoặc những chỗ giao thiệp, quen biết xa hơn.
2.  Cách đãi ăn:
a. Tiệc trà: Thường tổ chức tại phòng khách, nơi đây nên đặt thêm nhiều bàn nhỏ để ly cốc và một bàn dài để thức ăn.
* Giờ mời: Nên mời những lúc người ta có nhiều giờ rảnh hơn, và không trùng với bữa ăn tối ở nhà họ.
* Thức ăn: Các thức mặn, thường là đồ nguội, và bánh ngọt.
* Thức uống: Các loại nước giải khát, không có rượu mạnh.
* Cách tiếp khách: Khi thấy khách đông đủ, chủ nhà sẽ bưng thức ăn mời khách, từ những người có địa vị trước; đồng thời mời nước. Có thể nhờ người khác làm thay, miễn là biết cách tiếp đãi.
* Cách ăn uống:
-  Khi được mời ngồi, hãy ngồi tự nhiên, nhẹ nhàng.
-  Những khăn tay nhỏ, người lịch sự chỉ dùng để lau qua mấy đầu ngón tay. Không nên chê bánh trái dọn ra cho mình.
-  Nước nóng không nên thổi, mà chờ cho nguội rồi uống. Khi uống, tay phải cầm tách, tay trái cầm đĩa hứng ở dưới.
-  Khi chủ nhà tiếp rước, ta phải để ý trông và xin rót vừa đủ.
b. Tiệc cỗ: Là tiệc đãi trong phòng ăn, có bàn ăn và chỗ ngồi nhất định.
* Giờ mời:    
-  Bũa trưa: từ 11 giờ hay 12 giờ
-  Bữa tối  : từ 18 giờ 30 hay 19 giờ 30
* Bầy bàn:
-  Bàn trải khăn trắng, chỗ ngồi cách nhau 60 cm.
-  Nếu là bữa ăn tây về buổi chiều, phải đặt hai đĩa ở mỗi chỗ: một sâu để ăn súp, một nông để ăn cá. Bữa sáng không có súp thì chỉ đặt hai đĩa nông.
-  Trước đĩa bầy ba ly: một ly lớn để uống nước, một ly vừa để uống rượu vang đỏ, một ly nhỏ để uống rượu vang trắng.
-  Bên phải đĩa, đặt một con dao, một cái muỗm (nếu ăn sáng thì không cần muỗm); bên trái đặt một cái nĩa (xiên).
-  Khăn ăn gấp nhỏ đặt trên đĩa.
-  Nếu là bữa ăn Việt Nam, trước mặt mỗi người úp một chén nhỏ, bên dưới xếp một cái khăn ăn; bên phải đặt một cái muỗm và một đôi đũa.
-  Nếu đãi rượu tây, thì cũng bày ba ly như trên; còn nếu đãi rượu ta chỉ đặt một ly là đủ.
-  Giữa bàn có một ống tăm sạch sẽ, tinh khiết.
-  Khách ăn xong, dọn hết chén bát, đũa muỗm đi, rồi mới bưng đồ tráng miệng lên. Cần có đôi ba người để phục vụ cho mau lẹ.
-  Trong bữa tiệc trịnh trọng, nên để thực đơn kê các món ăn theo thứ tự ở giữa bàn, để khách tuỳ thích ăn uống.
* Cách xếp đặt chỗ ngồi:
-  Chỗ danh dự: ở gần chủ nhà, thường ở hai bên chủ nhà theo kiểu xếp đặt của người Việt Nam; lẽ thường, người nhà phải nhường cho khách.
-  Đừng tằn tiện chỗ ngồi; đừng xếp dư số người cho mỗi bàn.
-  Dưới đây là sơ đồ một bàn ăn với các chỗ ngồi xếp theo thứ tự cao thấp theo kiểu Tây phương:
* Cách xếp đặt bàn theo phong tục việt nam:
* Lúc khách đến:
-  Người khách lịch sự bao giờ cũng đến trước 5 – 10 phút.
-  Người chủ nhà lịch sự bao giờ cũng giữ đúng giờ đã mời; có thể đợi khách đến trễ nhiều lắm là 10 phút.
-  Trừ ra khách quí mới ra cổng đón, còn thì chủ nhà cần ở trong nhà đón khách: chào hỏi và giới thiệu theo nghi thức; rồi mời khách ngồi và mời trà thuốc, đợi khách đến đầy đủ.
-  Nếu có rượu khai vị, nên dùng vào lúc này.
-  Nếu mời đông khách, chủ nhà nên dọn ghế phòng khách cho từng nhóm để dễ nói chuyện trong khi chờ đợi.
-  Khi dọn bàn xong, chủ nhà mời khách vào bàn và xếp chỗ cho mọi người, hoặc có tờ giấy nhỏ ghi tên để trước ở từng chỗ.
* Lúc khách ra về:
-  Trong bữa tiệc đông người, lúc ra về, khách chỉ cần đến chào chủ nhà rồi rút lui êm, không phải chào những người có mặt.
-  Nếu khách ra về không đều, chủ nhà phải xếp đặt có người ở trong cầm khách, có người ra ngoài tiễn khách.
-  Nếu có người khách quí ra về, chủ cần tiễn tới ngõ, thì nói lời xin phép những người có mặt: “Các ông cho phép”.