GIÁO DỤC CHO NGÀY MAI
NHU CẦU TÁI ĐỊNH HƯỚNG
Đã tới lúc chúng ta phải tái định hướng giáo dục,
và thậm chí cả việc tái giáo dục.
Nói về người trẻ hôm nay,
chúng ta đọc thấy nhiều tín hiệu tích cực: người trẻ hăng say dấn thân, thích ứng và tham gia có hiệu quả vào nhịp sống
đương thời; nhậy bén đón bắt những dấu chỉ thời đại và đuổi kịp sự tiến bộ của
thế giới hôm nay; không xa lạ với sự phát triển tăng tốc, mà coi đó như một cơ
hội để thăng tiến, với thái độ xốc vác nhanh nhẹn của họ; kết quả hiển nhiên là
chúng ta có những người trẻ thành đạt trong những lãnh vực khoa học và kỹ thuật,
và không thiếu những người trẻ thành đạt kỷ lục trong công việc làm ăn.
Trong khi đó, do ảnh hưởng
những phương tiện truyền thông đại chúng, hẳn không thể chối cãi được những hiện tượng tiêu cực
toàn cầu hôm nay, đó là sự băng hoại và tha hoá của người trẻ về đời sống nhân
bản, đạo đức và luân lý, ngay giữa một thế giới rất tư cao tự đại về các mặt
thành tựu khoa học kỹ thuật, cùng với những lợi nhuận và hưởng thụ cao. Càng đề
cao vật chất, con người vô tình càng đánh mất tinh thần. Hậu quả là sự lao dốc
không thắng (brakeless) những phẩm giá làm người, đời sống luân lý, song song với
lối sống hưởng thụ cực độ vong thân.
Mục đích cuộc sống bị giới hạn ở: làm sao có việc tốt, làm sao kiếm thật nhiều tiền, làm giàu
v.v..; rồi cứ thế lao đầu vào truy hoan và hưởng thụ.
Càng chạy theo vật chất và
hưởng thụ, con người càng cảm thấy bế tắc và cùng đường, để rồi lún sâu vào những
đam mê chóng qua, những tệ nạn đến mức biến con người thành nô lệ duy vật chất.
Một khi mất định hướng, con người không còn xác định rõ đâu là lý tưởng cuộc sống,
chỉ biết chạy theo những thần tượng con người tự đặt cho mình nhất thời và mau
qua, trong khi chính họ lại rất rửng rưng về những giá trị đạo đức, coi thường
những gì ràng buộc lương tâm con người.
Bên cạnh đó, con người lại
bị khuấy động bởi cám dỗ đặt danh vọng và sự nghiệp trên cả giá trị luân lý, đạo
đức và lương tâm con người. Khi làm quen với lối sống chộp giựt và tham lam vô
đáy, thì những tiêu cực xảy ra đó đây về mọi lãnh vực có chi lạ, ...vì đã mất
nhân tâm rồi?!
Như vậy, đã tới lúc chúng
ta phải tái định hướng giáo dục, và thậm chí cả việc tái giáo dục.
Muốn giáo dục đúng, phải lấy
lại quan điểm trung thực về con người, hầu định hướng và bảo đảm tính quân bình trong giáo dục.
Kết quả việc giáo dục là
chúng ta có những “con người” toàn diện (human being), chứ không phải một cỗ máy, một “tổng hợp vật chất”.
Trong Kitô giáo, giáo dục
là quá trình đào tạo thế hệ tương lai trở thành những công dân tốt và những
Kitô hữu tốt, và quả thực: giáo dục “hôm nay
cho ngày mai”.
Tựa đề của
Lm. HK