GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 7. HỌC TẬP CHỮ TÍN
CHÂN THÀNH      
1.  Ý niệm:
    Chân thành có nghĩa là luôn thành thật với mọi người và với chính mình, trong cách cư xử, điệu bộ, và lời nói.
2.  Thế nào là không chân thật?
     a. Người ta có thể không chân thật trong ngôn ngữ, cử chỉ, hành động,... như:
     -  trong ngôn ngữ: nói dối, nói láo, thế gian...
     -  trong cử chỉ: cách ngó xem, đi đứng, giả hình, giả bộ, “đóng kịch”...
    -  trong hành động: làm chứng gian, viết sách báo phổ biến sự dối trá, chơi “ăn gian” cóp bài, gian lận trong công tác, kế toán tài chánh, văn hóa, thương mại...
   b. Nguyên nhân của dối trá:
    Theo Duprat và Vérel, không kể một số nhỏ dối trá vì ác ý, còn phần lớn là dối trá do hai nguyên nhân chính là sợ sệt va khoe khoang.
3.  Lý do buộc ta phải giữ đức chân thành:
   a. Về  phương diện tự nhiên: Ta có tập được đức tính chân thành thì mới được tín nhiệm trong xã hội và được mọi người quí mến, vì ai cũng sợ hạng người “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.
   b. Về phương diện siêu nhiên, chúng ta phải ăn ở chân thành vì:
    -  Thiên Chúa, Cha chúng ta, Đấng là chân lý, đã dậy chúng ta “có thì nói có, không thì nói không, mọi sự thêm bớt đều do ma quỉ mà ra”
    -  Ai chân thành sẽ được sống trong tự do: “sự thật sẽ cho các ngươi được tự do” (Ga 8, 32).
   -  Chúng ta có thể lừa dối người ta, nhưng không thể lừa dối Thiên Chúa là Đấng phán xét ta trong ngày sau cùng được.
4.  Ảnh hưởng ích lợi của chân thành và hậu qủa tai hại của dối trá.
   a. Người sống chân thành luôn được mọi người chung quanh tín nhiệm, khâm phục và quí mến, kể cả những kẻ gian dối cũng kính trọng những người chân thành.
   b. Người chủ trương sống gian dối, xảo trá, thì mọi người coi khinh, không tin tưởng và tìm cách lánh xa, kể cả những người gian dối cũng không ưa sống với người gian dối. A. Lincoln có một câu nói bất hủ về người gian dối: “Bạn có thể lường gạt mọi người trong một thời gian và lường gạt vài người luôn mãi, song không thể lường gạt luôn mãi hết mọi người”.
MỤC LỤC