GIÁO DỤC NHÂN BẢN


BÀI 6. HỌC TẬP CHỮ TRÍ
SÁNG KIẾN
1.  Ý niệm:
Sáng kiến là ý tưởng mới lạ do mình nghĩ ra, không bắt chước ai hết. Hiểu theo nghĩa rộng, sáng kiến là sự tìm tòi ra những cái mới trong mỗi một công việc, mỗi một công thức làm việc, cách xử dụng một dụng cụ, sao cho hay hơn, tiện lợi hơn v ...v..
2. Cơ sở của óc sáng kiến:
Óc sáng kiến hoạt động dựa trên trí thông minh, óc quan sát, kinh nghiệm và sự cố công nghiên cứu.
3.  Những nguyên nhân làm bế tắc óc sáng kiến.
a. Lối học “gạo”, chỉ lo rèn luyện trí nhớ mà ít lo sáng taọ: không lo mở mang óc quan sát, trí tưởng tượng, óc phê bình và trí phán đoán.
b. Giáo dục theo kiểu  “gia trưởng” nhất nhất mỗi cái đều phải làm theo đúng ý cấp trên trong từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Làm cho người trẻ phải mỗi làm mỗi hỏi, không dám tự mình làm một việc gì dù là nhỏ nhặt.
4.  Cách sáng huy sáng kiện:
Muốn pháp huy sáng kiến, ta phải:
-  Tự tin, đừng mỗi việc khó mỗi hỏi, nhưng phải tự giải quyết bằng cách đọc sách báo, học hỏi kinh nghiệm.
-  Lưu tâm đến công việc của mình.
-  Thu thập những kiến thức về khoa học làm nền tảng cho những sáng kiến của mình.
-  Học tập quan sát, trau dồi kỹ thuật.
-  Rút từ kinh nghiệm của người khác những cái hay, cái mới.
-  Theo dõi những tiến bộ mới để cải thiện những sinh hoạt.
MỤC LỤC