GIÁO DỤC NHÂN BẢN


BÀI 6. HỌC TẬP CHỮ TRÍ
TRÍ PHÁN ĐOÁN
1. Ý niệm
    Phán đoán là phân định và lượng giá tốt - xấu, hơn - kém, phải - trái, về một người hay một biến cố, một sự việc.
2. Vai trò quan trọng của phán đoán:
    Phán đoán đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, giúp ta khám phá được chân lý, nhận biết đâu là thực giả.
3. Bí quyết luyện óc phán đoán:
    Một óc phán đoán tốt cần phải có bốn yếu tố sau:
a. Tinh thần khách quan:
    Phải “phán đoán bằng óc chứ không phải bằng tim” nghĩa là phải vận dụng lý trí phán đoán, và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng cuả tình cảm (vui, buồn, yêu, ghét...) trên sự phán đoán cuả ta.
b. Biết nghi ngờ chính mình:
    Phải tập tin rằng mình có thể sai lầm để tránh được thói chủ quan, là thói xấu rất có hại đến óc phán đoán của ta. Cổ nhân có nói”càng học càng thấy mình ngu”, còn Nguyễn Hiến Lê thì nói: “Tôi có thể nói: Người nào không ngờ mình sai , lại khoe rằng mình học rộng là người đó ít học. Người nào được người khác chì cho thấy mình sai mà không chịu nhận thì càng ít học hơn nữa”.
c. Không thành kiến:
    Thành kiến là một thứ tin thường ngây thơ vì tin mà không có chứng cớ đích thực, dầu vậy, cả những bậc tài trí cũng vấn có thể mắc phải.
d. Không quyết đoán khi chưa đủ chứng cứ, tài liệu.