GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ trật tự

BÀI 6. HỌC TẬP CHỮ TRÍ
TRẬT TỰ
1.  Ý niệm tổng quát:
Trật tự là xếp đặt mọi vật vào một chỗ riêng, mọi việc vào một thời gian nhất định.
Tóm lại: Trật tự là “việc nào giờ ấy, vật nào chỗ ấy”
     Có ba loại trật tự:     
-         vật dụng
-         giờ giấc
-         sinh hoạt
2.           Trật tự trong vật dụng:
“Mỗi vật phải có một chỗ và vật nào chỗ nấy”
Các vật thường dùng, ta phải dành cho mỗi món một chỗ: Có tủ đựng thuốc men, có tủ để quần áo, có kệ cho sách, có thùng cất búa kềm...
-         Khi sử dụng xong một món nào, phải trả ngay về chỗ của nó.
-         Giấy tờ, tài liệu sắp xếp cho gọn gàng, ngăn nắp theo từng loại, để khi cần dùng đến là ta có sẵn ngay dưới tay, không phải mất giờ tìm kiếm.
3.           Trật tự về giờ giấc
Mỗi việc được qui vào một giờ, và giờ nào việc ấy”
   a. Có bảng thời dụng biểu hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng.
   b. Thời dụng biểu phải:
-         Liên tục không để cách quãng.
-         Hài hòa với chương trình chung.
-         Tỉ mỉ, chính xác cho từng hoạt động trong ngày...
-         Uyển chuyển dung hòa với những tình huống khó khăn.
4.           Trật tự trong sinh hoạt:
-         Sinh hoạt của ta có thể phân chia thành nhiều loại: tôn giáo, văn hóa, chính trị, lao động, giải trí v. v...
-         Trật tự trong sinh hoạt là chi phối lượng thời gian, công sức, tiền bạc v. v... cho hợp lý.
-         Việc nào giờ đó và chỉ trong giờ đó mà thôi.
-         Đừng để qua ngày mai những gì mình có thể làm trong ngày hôm nay.
-         Cương quyết làm đến xong những gì mình đã xếp đặt trong chương trình, trừ khi có những trở ngại bất ngờ ngoài ý muốn. Phải diệt trừ tật xấu là hay thay đổi ý định luôn.
-         Làm việc khó trước hết  “thường ai cũng chỉ muốn làm việc dễ, gặp việc hơi khó thì bỏ đó hoài, thành thử công việc cứ xếp đống ở trên bàn, chẳng những hóa bê trễ mà còn sinh lo lắng, quạu quọ nữa, vì sáng nào tới hãng cũng trông thấy những giấy tờ nằm chình ình đó, nhắc nhở, không cho ta nghỉ ngơi, thư thái tâm hồn” (Nguyễn Hiến Lê).
-         Đừng cứ việc gì cũng tự làm lấy: phải biết lựa người cộng sự và để họ tự do vận dụng sáng kiến trong tinh thần trách nhiệm.