GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ tuân phục

BÀI 5. HỌC TẬP CHỮ CHÍNH
ĐỨC TUÂN PHỤC
1. Ý niệm:
     Tuân phục là đức tính khiến ta bỏ ý riêng ta để theo ý muốn của cấp trên, vì ngài là đại diện của Thiên Chúa.
2. Tại sao chúng ta phải vâng phục Thiên Chúa?
Có ba lý do khiến ta có bổn phận phải vâng phục thiên Chúa.
-  Là thụ tạo, con người phải tuân phục Thiên Chúa là Chủ tể tối cao của mình.
-  Là con cái, con người phải thảo hiếu vâng lời Thiên Chúa là Cha mình.
- Là con dân của Nước Trời, con người phải tuân phục Thiên Chúa là Đấng giải thoát mình.
3.  Những ai là đại diện của thiên Chúa?
-         Về tôn giáo, đó là các vị trong hàng giáo phẩm.
-         Về chính trị, đó là những vị trong chính quyền.
-         Về gia đình, đó là ông bà, cha mẹ, anh chị...
4.  Thực hành đức tuân phục:                            
Có ba chiều kích tuân phục                             
a. Chiều cao (tính cách siêu nhiên):
Lý do buộc ta vâng phục không phải là do tư cách, tài năng của người trên, mà vì cấp trên là đại diện của Chúa, "Chẳng có quyền nào không bởi Chúa và những chức vụ hiện hữu là do Thiên Chúa thiết định” (Rm 12,1). Đó là sự vâng phục của thánh Giuse khi vâng lệnh hoàng đế César Auguste: về Bêlem để tiến hành kiểm tra dân số.
b. Chiều dài (tính cách phổ cập):
Đức vâng phục dậy ta phải vâng phục trong tất cả mọi đều bề trên truyền dạy, như Đức Kitô đã vâng lời cho đến chết và đã chết trên thập giá.
c. Chiều rộng (tính cách tinh tuyền):
Thực thi cách nhanh chóng, vui tươi và đúng ý cấp trên, “xem một tâm hồn vui vẻ và nhanh nhẹn vâng phục chừng nào, con đoán được tâm hồn thánh thiện chừng ấy” (Đường hy vọng): Thánh Giuse đã nhanh nhẹn thực hiện mệnh lệnh của thiên thần tryền: đang nửa đêm, ông chỗi dậy đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai cập.