WHĐ (02.09.2012) – Đức Hồng y Carlo Maria Martini qua đời hôm thứ sáu 31-08-2012, thọ 85
tuổi.
Nhân dịp
này, WHĐ xin giới thiệu bài viết của Frédéric Mounier, báo La Croix, tại Roma,
về một số nét cuộc đời và tư tưởng của vị Hồng y Tổng giám mục nổi tiếng này.
Tình cờ tôi đọc được một lời nguyện cho
người câm điếc như sau: “Lạy Chúa, người
ta thường có thiện cảm với kẻ mù, người què, nhưng nổi xung, bực bội với kẻ điếc,
nên người điếc luôn phải ẩn tránh bạn hữu và ngày càng phải sống cô đơn…”.
Lời kinh này phần nào cho chúng ta thấy được nỗi khổ tâm của những người câm điếc.
Bình thường, chúng ta vẫn nghĩ người mù khổ hơn người điếc, nên chúng ta dễ
thông cảm với họ hơn. Nhưng theo Helen Keller, một người vừa bị mù vừa bị điếc,
thì bà cho rằng điếc khổ hơn mù nhiều, vì các cánh cửa cuộc đời đều bị khoá chặt
lại đối với họ: mở radio vô ích, xem truyền hình chẳng thú vị gì, không thể nói
chuyện với ai, không thể diễn tả tâm tư tình cảm của mình… và cảm thấy cô đơn
chán nản (Minh hoạ lời Chúa, tập 3, trang 70-71). Hay nói một cách khác, những
người bị khuyết tật nói chung và câm điếc nói riêng, thường bị mọi người coi
thường, khinh rẻ. Họ hầu như bị tách ra khỏi đời sống của cộng đoàn.
Vào hiệu buôn, dù gặp chủ hay người bán
hàng quen, chúng ta cũng không nên nói chuyện quá lâu vì làm ngăn trở việc buôn
bán của họ, nhất là vào những ‘giờ cao điểm’. Nếu cần nói chuyện, chúng ta nên
tới nhà hay vào lúc vắng khách thì hơn.
Mặc dù mua hàng của họ chúng ta vẫn phải
trả tiền, nhưng chúng ta cũng nên nhã nhặn nói lời cảm ơn khi nhận món hàng người
bán trao cho.