LỜI CHÚA TUẦN BÁT NHẬT
GIÁNG SINH
CÂU TRUYỆN MINH HỌA
LỄ KÍNH THÁNH STEPHANO – VỊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
LỄ KÍNH THÁNH GIOAN - MÔN ĐỆ CHÚA YÊU
LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI - HÀI NHI CHẾT VÌ CHÚA
NGÀY 29/12 - CỤ GIÀ SI-MÊ-ON CHỜ ĐỢI
NGÀY 01/01 - ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
GIÁNG SINH LỄ VỌNG
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
GIÁNG SINH LỄ ĐÊM
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
GIÁNG SINH LỄ RẠNG ĐÔNG
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
GIÁNG SINH LỄ BAN NGÀY
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
LỄ KÍNH THÁNH STEPHANO – VỊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
Lời Chúa: Mt 10,17-22
Ngày ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng:
"Chúng con hãy coi chừng người đời. Họ sẽ
nộp chúng con cho công nghị, họ sẽ đánh đòn chúng con nơi hội đường. Vì Ta,
chúng con sẽ bị điệu đến trước vua quan, để làm chứng trước mặt họ và các dân.
Nhưng khi người ta nộp chúng con, chúng con chớ
lo lắng phải nói sao và nói gì, vì không phải chúng con nói, nhưng là Thánh Thần
của Chúa Cha chúng con sẽ nói thay cho.
Anh sẽ nộp em cho người ta giết, cha sẽ nộp
con, con cái chống đối cha mẹ và làm cha mẹ phải chết.
Vì Ta, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng
kẻ nào bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi.
TRUYỆN KỂ
1. Vị tử đạo đầu tiên
Hôm nay lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên
khởi của Giáo Hội. Giữa bầu khí an bình hân hoan của Mùa Giáng Sinh mà mừng
kính một vị tử đạo thì xem ra không bình thường, vì sự tử đạo thường gợi lên
máu đào và chết chóc. Nhưng chắc chắn Giáo Hội đã có một lý do rất đặc biệt để
mừng lễ của vị tử đạo tiên khởi này vào ngay sau Lễ Giáng Sinh.
Trong lá thư gởi cho các thiếu nhi khắp thế giới
được ký vào ngày 3/10/1995, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II xem ra muốn giải
thích cho chúng ta cái lý do sâu xa ấy. Ngài viết cho các em thiếu nhi như sau:
"Những ngày tiếp theo ngày sinh của Chúa Giêsu cũng là đến ngày lễ theo
truyền thống của Cựu Ước, tám ngày sau đó Hài Nhi đã được đặt tên, tên của Ngài
là Giêsu."
Sau bốn mươi ngày chúng ta tưởng niệm việc Ngài
được dâng hiến trong đền thờ giống như bất cứ đứa con trai đầu lòng nào của
Israel. Trong dịp này, một cuộc gặp gỡ phi thường đã diễn ra, vừa cùng với Hài
Nhi đến trong đền thờ, Mẹ Maria đã gặp cụ già Simêon. Cụ đã bồng Hài Nhi Giêsu
trên tay và tiên báo như sau: "Lạy Chúa, giờ đây xin để tôi tớ Chúa được
ra đi bình an theo như lời Chúa hứa, vì chính tôi tớ Chúa đã thấy ơn cứu độ mà
Ngài đã chuẩn bị trước mặt muôn dân. Ðó là ánh sáng soi cho dân ngoại, là vinh
quang của Israel dân Ngài." Sau đó ông nói với Mẹ Maria: "Con Trẻ này
sẽ là duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy, Con Trẻ
là dấu hiệu bị người đời chống đối, và chính là một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn
Bà. Ngõ hầu những ý nghĩ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra."
Mầu nhiệm Giáng Sinh gắn liền với mầu nhiệm Tử
Nạn Thập Giá của Ngài. Hài Nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn, cuộc tử nạn đã được
báo trước, có lẽ đó là lý do tại sao ngay ngày thứ nhất của tuần bát nhật Giáng
Sinh, Giáo Hội mừng kính vị thánh Tử Ðạo tiên khởi là thánh Stêphanô.
2. Sói Phaolo và chiên
Stephano
Stêphanô vừa thấy Phaolô tới cửa Thiên Đàng,
ông Stêphanô lên tiếng thưa với Chúa:
- Lạy Chúa, tên này xưa kia động viên người ta
ném đá con, nay hắn lại vào đây, chắc rồi hắn sẽ lại kích động cả các thần
thánh ném đá Chúa không chừng?
Ông Phaolô cũng không vừa, ông kêu cầu tới
Chúa:
- Lạy Chúa, Ngài dạy phải tha thứ cho kẻ thù
mình tới 70 lần 7 mỗi ngày, thế mà anh Stêphanô này được vào Thiên Đàng trước
con mà tâm hồn vẫn còn chấp nhất tìm cách trả thù kẻ đã hại mình kìa.
Lúc ấy, hẳn Chúa Giêsu lên tiếng can thiệp:
- Thôi mà hai anh em con đừng chọc ghẹo nhau nữa.
Thế là hai ông ôm nhau khóc bởi qua vui mừng:
Nhờ Stêphanô đã cầu nguyện cho Saulô mà Chúa xuất hiện đón lấy hồn Stêphanô;
còn Saulô được Stêphanô cầu nguyện mà ông trở nên Tông Đồ xuất sắc không thua
các Tông Đồ thượng đẳng (x 2Cr 11,5), nay cùng nhau được sum họp trên Thiên
Đàng hưởng phúc vinh với Chúa.
Vậy hai ông Stêphanô và Phaolô đã minh họa “sói
– chiên” sống chung với nhau trong bình an vô tận với Chúa.
3. Tình yêu thắng hận
thù.
Một binh sĩ người Anh đã viết cho một người mẹ
Đức như sau: “Là một quân nhân của một lực lượng được chỉ định tấn công vào một
ngôi làng ở Pháp, phận sự trong quân ngũ đã khiến tôi giết chết con bà. Tôi là
một tín hữu Kitô giáo, và vì lẽ đó, tôi thành khẩn xin bà hãy tha thứ cho tôi.
Tôi hy vọng là một ngày kia, khi chiến tranh chấm dứt, tôi có thể đích thân đến
gặp bà."
Mấy tháng sau, khi bà mẹ người lính Đức hay tin
con bà tử trận, bà mới nhận được bức thư trên đây, và bà đã trả lời như sau cho
người lính Anh:
“Tận
thâm tâm, tôi đã tha thứ cho anh, mặc dù anh đã giết chết người con yêu dấu của
tôi. Tôi tha thứ cho anh, bởi vì cũng như anh, tôi là một tín hữu Kitô. Nếu anh
và tôi đều sống sót sau cuộc chiến, tôi hy vọng anh có thể sang Đức để thăm
tôi, và mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi, anh có thể thế chỗ cho con tôi, đứa
con mà anh đã giết chết."
Điểm đáng chú ý nhất trong hai bức thư trên, là
lời tuyên xưng: “Tôi là một tín hữu Kitô”, và với niềm tin cả anh lính người
Anh và bà mẹ người Đức đã để cho Lời Chúa tách họ ra khỏi vòng luẩn quẩn của bạo
lực: “Mắt đền mắt, răng đền răng”, và đưa họ vào con đường yêu thương.
4. Thánh là ai?
Ngày kia một em bé theo mẹ đi chợ. Từ nhà đến
chợ, hai mẹ con đi qua một thánh đường nguy nga. Em bé ngước nhìn thánh đường rồi
đưa tay chỉ mẹ và nói: “Mẹ xem kìa, những cửa kính màu bám đầy bụi, trông chả đẹp
tí nào. ”
Bà mẹ không nói gì, nhưng lại nắm tay con dẫn
vào bên trong thánh đường. Từ bên trong thánh đường nhìn ra, những cửa kính dơ
bẩn xấu xí lại trở nên sáng chói và rực rỡ nhiều màu sắc tuyệt đẹp. Em bé ngạc
nhiên mở to mắt nhìn. Em thích thú đặc biệt khi ngắm nhìn 4 vị thánh trên cửa
kính sau bàn thờ đang rực rỡ chói lòa nhờ ánh mặt trời chiếu thẳng qua.
Vài ngày sau, trong một lớp giáo lý, tình cờ cô
giáo hỏi: “Các em có biết vị thánh là ai không?” Trước câu hỏi bất ngờ, cả lớp
đều thinh lặng, chỉ có em bé được mẹ dẫn vào nhà thờ hôm trước giơ tay xin trả
lời. Em nói: “Thưa cô, vị thánh là người được ánh sáng mặt trời chiếu qua. ”
Stêphanô là một vị thánh vì ngài đã phản ánh
Chúa Giêsu, nhất là qua cái chết của ngài. Bài đọc I (Cv 6,8-10 7,54-60) tường
thuật ngài chết giống Chúa Giêsu: cũng phó linh hồn trong tay Chúa (c. 59) và
cũng cầu xin ơn tha thứ cho những kẻ hại mình (c. 60).
5. Tử đạo là chết vì
tình yêu
Lá thư thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh gửi các chủng
sinh chủng viện Kẻ Vĩnh năm 1843, giúp chúng ta biết đôi chút về cảnh ngục tù:
“Ngục thất này quả là một hình ảnh sống động của hoả ngục đời đời: ngoài gông
cùm, xiềng xích, dây thừng, lại còn thêm sự nóng giận, oán thù, nguyền rủa, những
lời tục tĩu, những sự gây gỗ, những hành vi xấu xa, những lời thề gian, nói
hành, và cả nỗi chán nản, buồn phiền, cả ruồi muỗi rận rệp.”
Dẫu trong hoàn cảnh như thế, thánh nhân vẫn cao
rao tình thương của Thiên Chúa, đồng thời mời gọi các chủng sinh lấy lòng tin
tưởng và yêu mến mà hợp với ngài dâng lời ngợi khen Đấng có thể làm được mọi sự
cho những ai có lòng tin: “Tôi muốn nói cho anh em biết những gian truân tôi
đang chịu hằng ngày, để anh em được cháy lửa yêu mến Chúa mà hợp với tôi dâng lời
ca ngợi Thiên Chúa: Chúa yêu thương ta đến muôn đời.”
Chỉ những ai có một trái tim đầy ắp niềm tin và
tình mến mới có thể ca ngợi Thiên Chúa trong hoàn cảnh như thế.
6. Sức hút của thánh
giá
Bạn chỉ có thể ngạc nhiên về sự trung thực của
Chúa Giêsu trong đoạn Tin mừng hôm nay mà thôi. Ngài không đưa ra những điều
hào nhoáng bên ngoài để thu hút bạn, một khi bạn theo Ngài. Sự khôn ngoan thế
gian thì nói: “Người ta sẽ làm bạn choáng ngợp và ca tụng bạn.” Còn Chúa Giêsu
thì nói: “Người ta sẽ đánh đập và thù ghét bạn.” Tuy nhiên, như William Barlay
nhắc nhở chúng ta là lịch sử chứng minh lời Chúa Giêsu nói thật chí lý. Tận
thâm tâm, người ta phản ứng đối với những thách thức và những gì đòi dũng cảm
hơn là những gì ngược lại.
Tôi có suy nghĩ gì khi đọc Bài Tin Mừng hôm
nay?
Có lẽ Gíao Hội cần phải học biết rằng con đường
dễ dãi không thu hút người ta, trái lại, những gì đòi hỏi sự dũng cảm rốt cuộc
sẽ có sức thuyết phục hơn (William Barlay)
7. Cái chết đáng sợ nhất
Trên báo Tiền Phong, nhà báo Ngọc Bích đã viết
về HIV/AIDS và nạn nhân của nó, những chàng trai trẻ:..." Hầu như số này đều
đã có ít nhiều hiểu biết về HIV/AIDS, nhưng không kiềm chế được mình khi sa vào
các “ổ nhện” là các quán bar, caphê đèn mờ, karaoke ôm, bia ôm và đã có quan hệ
tình dục với tiếp viên nhà hàng, bị lây truyền bệnh lúc nào không rõ!
Đã có những chàng trai nhiễm HIV cưới vợ, có
con, khi phát bệnh, cả gia đình đi xét nghiệm mới đau đớn nhận ra cả nhà nhiễm
HIV. Người chồng đã uống thuốc tự vẫn, để lại người vợ trẻ và đứa con nhỏ nhiễm
HIV không nơi nương tựa...”
Người chồng đã chết, một cái chết đáng thương!
Cái chết đó bắt đầu từ sự chết trong tâm hồn. Đó là cái chết đáng thương của
người hiện đại.
8. Không sợ chết mà chẳng
ngại sống
Stêphanô Nguyễn văn Vinh là một tân tòng đang học
đạo. Anh sinh năm 1813. Anh là một tá điền khoẻ mạnh, sống độc thân và rất
nghèo, tính tình đơn sơ, chất phác. Vì kế sinh nhai anh đã theo di dân lên tỉnh
Bắc, đến lập nghiệp tại làng Đức Trai, giáo xứ Kẻ Mốt.
Anh và hai người bạn cùng trang lứa cùng bị bắt
với hai thầy giảng là thầy Úy và thầy Mậu. Dù mới chỉ là một dự tòng nhưng khi
bị bắt anh đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin. Khi quan bắt anh đạp lên Thánh giá,
anh trả lời: “Tôi thà chết chứ không làm điều đó, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là
đạo thật.” Rồi anh được cha Tự rửa tội trong tù.
Ngày 19.8.1839, năm người đứng trước quan tòa.
Một bên là Thánh giá, một bên là những dụng cụ tra tấn, quan vừa đe doạ, vừa dụ
dỗ các ngài bỏ đạo, nhưng Thầy Mậu trả lời: “Chúng tôi đã quyết một điều là trung
thành với Chúa chúng tôi thờ. Nếu quan biểu chặt đầu chúng tôi, hay chúng tôi
phải chết cách nào khác, chúng tôi đã sẵn sàng.”
Cuối cùng quan thất vọng cho dẫn các ngài về ngục,
nói rằng: “Bọn này không thể tha được, mà thật chúng cũng chẳng thèm được tha.”
Quan thất vọng, nhưng các tù nhân chịu án tử
hình lại sống trong hy vọng. Khi có cho mình một lẽ sống thì người ta có thể
nói như thánh giám mục Martin thành Tours về lẽ sống-chết, là “không sợ chết,
mà cũng chẳng ngại sống”, còn khi không có được một lẽ sống thì "đời là bể
khổ", sống là chịu khốn cực để rồi chết không hy vọng!
9. Mua xe tải được tặng
súng
Một cửa hàng bán xe cũ ở bang florida, mỹ tặng
kèm một súng AK-47 cho bất cứ ai mua xe. Nick Ginetta, trưởng phòng kinh doanh
của đại lý xe cũ Nations Trucks, cho biết doanh số của họ tăng gấp đôi từ khi
hình thức khuyến mãi được áp dụng tuần trước.
Trang web đăng quảng cáo khuyến mãi "mua
xe, nhận súng AK" của Nations Trucks. Ảnh: EPA.
Tấm áp phích "Súng AK-47" được dán
bên ngoài cửa sổ văn phòng Nations, bên dưới là đoạn miêu tả về khẩu súng huyền
thoại của Liên Xô, loại súng trường bán chạy nhất trong mọi thời đại.
Thay vì nhận súng trực tiếp, khách hàng mua xe
sẽ được đưa một biên lai 400 USD để đổi lấy AK-47 ở một cửa hàng vũ khí. Tất cả
khách hàng được kiểm tra căn cước để đảm bảo sở hữu súng đúng luật.
Ginetta cho biết công việc phát đạt đến nỗi anh
không thể trả lời hết các câu hỏi của báo chí về hình thức khuyến mãi. "Có
hàng dài người đang chờ mua xe", Telegraph dẫn lời Ginetta nói. Khuyến mãi
"mua xe, tặng AK" sẽ kéo dài đến cuối tháng này.
Một khách hàng cho biết hình thức khuyến mãi của
Nations không ngăn cản ông đến mua xe bất chấp việc đã có những trải nghiệm
không vui vẻ gì với loại súng này.
"Chúng từng nhắm vào tôi", Don Zeis,
một cựu binh, nói. "Nhưng tôi cần một xe tải, đó là lý do tôi ở đây."
Người ta dùng một khẩu AK-47 để khuyến khích
người khác dùng sản phẩm của mình, còn Chúa, Chúa chỉ biết dùng lòng nhân ái để
giới thiệu con đường của Chúa, nhân ái cả với người đến bắt mình: "Một
trong những kẻ theo Đức Giê-su liền vung tay tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ
của thượng tế, làm nó đứt tai. Đức Giê-su bảo người ấy: "Hãy xỏ gươm vào vỏ,
vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể
kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh
thiên thần!" (Mt 26,51-53)
10. Tha thứ là có sức mạnh
Trong một tiết học, giảng sư đề nghị các
học viên trả lời câu hỏi: Hai vị trung úy cùng tuổi và học chung một
khóa, giữa hai người đang có sự bất hòa, trung úy B chủ động làm
hòa. Vậy ai là người có bản lãnh và cao thượng hơn? 90 phần trăm học
viên trả lời: Trung úy B là người dũng cảm, 10 phần trăm học viên coi
đó là hành động hèn nhát. Chúng ta nhận định thế nào?
Có người coi việc tha thứ cho kẻ thù là
thái độ hèn nhát, nhưng sự thật thì những ai dám tha thứ cho kẻ xúc
phạm đến mình, đó mới là người mạnh mẽ và có bản lãnh.
Nuôi lòng hận thù và tìm cách báo oán
là lẽ thường tình, vì nó thỏa mãn tính tự ái và tự tôn nơi mỗi
người. Nhưng chắc chắn sự hận thù sẽ làm tâm hồn của người cưu mang
nó bất an. Chẳng những thế, hành động ấy sẽ phá vỡ những tương quan
tốt đẹp giữa người với người, làm cho cuộc sống chung trở nên nặng
nề, và trong rất nhiều trường hợp dẫn đến xung đột, thương tật và
chết chóc. Như lửa đang cháy được đổ thêm dầu, hành động trả thù sẽ
làm gia tăng oán hận.
11. Vẻ đẹp của tình yêu
tha thứ
Trong Thế chiến thứ nhất, có một nữ hộ tá người
Anh tên là Edith Cavell. Chị bị quân Đức bắt và bị buộc tội chứa chấp, chạy chữa,
và nuôi một số lính Anh, Pháp tại nhà chị ở Bruxelles và giúp họ trốn sang Hòa
Lan. Ngày 12.12.1915, chị bình tĩnh đứng trước đội lính hành hình của Đức như một
nữ thần.
Buổi sáng ngày chịu hành hình, một mục sư người
Anh bước vào phòng giam của chị, chị đã thốt ra câu nói mà người ta sau này khắc
vào pho tượng đá của chị, câu nói chị để lại cho mọi người: “Bây giờ con mới biết,
con phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chát với bất cứ ai, thì tâm hồn con mới
được thư thái trước khi chết.”
Một trong những ngọn núi đẹp nhất Mỹ châu ở
Canada đã được đặt bằng tên của chị: Edith Cavell.
Edith Cavell đã tìm gặp được hạnh phúc thật khi
thoát khỏi sự điều khiển của cái tôi vị kỷ, mà để chính Chúa điều khiển cuộc đời
mình, để Chúa thần linh hóa một chút bụi tro trong chị.
Đó cũng là công trình chúng ta bắt đầu hôm nay.
LỄ KÍNH THÁNH GIOAN - MÔN ĐỆ CHÚA YÊU
Lời Chúa: Ga 20, 2-8
Ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna chạy đến
gặp Simon Phêrô và môn đệ kia mà Chúa Giêsu yêu, bà nói: "Người ta đã lấy
xác Chúa khỏi mộ rồi, chúng tôi không biết họ để đâu."
Bấy giờ Phêrô ra đi với môn đệ kia đến mộ. Cả
hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô và đến mộ trước ông. Cúi
nhìn vào, người môn đệ đó thấy tấm khăn liệm xác hãy còn, nhưng không vào. Bấy
giờ Simon Phêrô theo sau cũng đến, và đi vào trong mộ, thấy khăn liệm xác còn
đó, và khăn che mặt để trên phía đầu Người, không để chung với khăn liệm xác,
nhưng đã cuốn riêng để vào một chỗ.
Bấy giờ môn đệ đã đến trước cũng vào; ông đã thấy
và đã tin.
TRUYỆN KỂ
1. Hãy yêu thương nhau.
Chính thánh Hirônêmô đã kể lại câu chuyện về mấy
lời cuối cùng của Gioan. Lúc ông hấp hối, các môn đệ hỏi ông còn gì để trối lại
cho họ không. Ông bảo: “Hỡi các con bé bỏng của ta, hãy yêu mến lẫn nhau."
Ông lặp đi lặp lại nhiều lần, họ lại hỏi ông phải đó là tất cả những gì ông muốn
nói hay không, ông đáp: “Như thế là đủ, vì đó là mệnh lệnh của Chúa."
Gioan sống rất lâu, đến độ có tiếng đồn ông sẽ
sống cho đến lúc Chúa Giêsu trở lại. Gioan sống để làm chứng nhân cho Chúa.
Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta trở thành chứng nhân cho Ngài.
2. Tin và yêu
Một cuộc đối thoại giữa hai người yêu nhau:
- Em có bằng lòng lấy anh không?
- Bằng lòng.
- Chúng ta chỉ mới quen nhau mấy tháng. Em chỉ
nghe anh nói thôi chứ chưa có dịp “kiểm tra” lý lịch và quá khứ của anh. Sao em
tin anh thế?
- Vì em yêu anh!
Tình yêu hỗ trợ cho niềm tin.
3. Tình yêu cần việc
làm
Eusêbiô cho biết, ông bị đày sang đảo Patmos dưới
thời trị vì của Domitianô. Eusêbiô đã thuật lại một câu chuyện độc đáo về Gioan
mà ông được nghe Clêmentê kể lại. Khi Gioan làm Giám mục tại Tiểu Á, ông đến
thăm một cộng đoàn gần Êphêsô. Nhìn thấy trong đám tín hữu có một thanh niên
cao lớn, khôi ngô, ông quay sang vị giáo sĩ đang phụ trách cộng đoàn ấy và
nói:- Tôi trao chàng thanh niên này cho ông lo lắng chăm sóc. Tôi yêu cầu cộng
đoàn làm chứng là tôi đã giao cho ông.
Vị giáo sĩ liền đem chàng thanh niên này về nhà
chăm sóc dạy dỗ cho đến ngày chàng được chịu Rửa tội gia nhập đạo. Nhưng chẳng
bao lâu sau đó, chàng thanh niên này bị bạn xấu lôi kéo vào con đường tội lỗi.
Cuối cùng, anh ta đã trở thành lãnh chúa của một đảng cướp. Ít lâu sau Gioan trở
lại thăm cộng đoàn, ông bảo vị giáo sĩ:
- Hãy trả lại cho tôi chàng thanh niên mà tôi
và Chúa đã trao cho ông với cộng đoàn mà ông phụ trách.
Lúc đầu, vị giáo sĩ kia chẳng hiểu Gioan muốn
nói gì.
Gioan nói tiếp: - Tôi hỏi về linh hồn của chàng
thanh niên mà tôi đã giao phó cho ông đó.
Vị giáo sĩ đáp: - Than ôi, cậu ta đã chết rồi.
Gioan ngạc nhiên hỏi: - Chết rồi à?
Vị giáo sĩ tiếp:
- Cậu ta đã chết đối với Chúa. Cậu ta đã bỏ
Chúa. Sau khi phạm tội trọng, cậu ta đã bỏ thành phố trốn lên núi, và bây giờ
là một tướng cướp ở trên núi.
Gioan lập tức lên núi, ông cố tình để cho bọn
cướp bắt. Chúng điệu ông đến trước mặt tên lãnh chúa của mình. Nhìn thấy Gioan,
anh ta xấu hổ, bỏ chạy cốt ý để tránh mặt ông. Thế nhưng, mặc dầu đã cao tuổi,
Gioan vẫn đuổi theo chàng ta. Ông kêu to:- Con ơi, con nỡ chạy trốn cha sao?
Cha đã cao tuổi và yếu lắm rồi, hãy thương cha, con ơi! Đừng sợ! Con vẫn còn hi
vọng để được cứu. Cha sẽ đứng với con trước mặt Chúa Giêsu Cứu Thế. Nếu cần,
cha sẽ vui lòng chịu chết thay cho con như Ngài đã chịu chết thay cho cha. Hãy
đứng lại, hãy đứng lại, hãy tin cha! Chính Chúa Cứu Thế đã sai cha đến cùng con
đây. Tiếng gọi làm nát lòng chàng thanh niên. Anh ta dừng lại, vứt bỏ khí giới
và khóc. Hai người xuống núi, chàng thanh niên được đưa trở về với Hội Thánh,
trở lại cùng Chúa Giêsu. Ở đây, chúng ta thấy tình yêu thương và lòng can đảm của
Gioan vẫn hành động.
4. Tình yêu có sức biến
đổi
Trong tác phẩm “Hoàng Tử Bé” (Le Petit Prince),
St. Exupéry đã mô tả mối quan hệ thân hữu như sau: Khi chưa thân, một người
cũng giống như trăm nghìn người khác. Sau khi trở thành bạn thân thì người đó
trở nên duy nhất trên đời. Chính thời gian hai người dành cho nhau tạo nên mối
quan hệ quan trọng như thế mà người ta chỉ cảm nhận bằng trái tim chứ mắt chẳng
thấy được.
Thật vậy, một khi tình yêu đã nảy nở giữa họ, họ
dễ dàng nhận biết những tín hiệu của nhau và các ý nghĩa của chúng. Trong những
năm sống với Chúa Giêsu gần gũi đến mức có thể mắt trông thấy, tai nghe được và
tay chạm đến được, thánh Gioan đã cảm nghiệm sâu xa tình yêu Chúa dành cho và
đã được biến đổi từ một người bộc trực (Lc 9,54) và tham vọng (Mc 10,35-40) trở
nên “người môn đệ Chúa yêu,” nhạy bén nhận ra những dấu chỉ của Thầy ngay trong
hoàn cảnh tưởng như tuyệt vọng.
Vì thế, khi thấy ngôi mộ trống với những băng vải
và khăn liệm xếp gọn gàng bên cạnh, ông nhớ đến Lời Chúa báo trước và tin rằng
Chúa đã phục sinh.
5. Chạy bởi lòng mến
Theo truyền thống, phong tục Việt Nam, thì khi
có người thân qua đời, sau khi đã lo liệu việc chôn cất xong, khoảng hôm sau
hay những ngày kế tiếp...tùy mỗi nơi, họ thường hay có tục ra nghĩa địa viếng mộ
để bày tỏ niềm thương tiếc, nhớ nhung người đã khuất.
Ngày xưa tại đất nước Palestine cũng có phong tục
đó. Tuy nhiên, họ để ba ngày mới ra viếng mộ. Vì vậy, chúng ta không lạ gì khi
thấy sự kiện Maria Mađalêna ra viếng mộ Chúa từ tờ mờ sáng. Bà đến sớm là vì
nóng lòng chờ đợi từng giây phút để được đến với Chúa.
Tuy nhiên, điều mà Maria Mađalêna ngỡ ngàng là
thấy phiến đá lấp cửa mồ đã được lăn ra khỏi mộ...và khi nhìn vào thì không thấy
xác Chúa đâu cả...Trong tâm trí của bà lúc này là: đã có ai đó lấy cắp xác
Chúa...???
Sau đó, Maria Mađalêna vội về nhà báo tin cho
các Tông đồ biết sự việc lạ lùng này...Gioan và Tông đồ trưởng Phêrô đã chạy đến
mộ để phục kích tận mặt xem thực hư thế nào. Khi tới nơi, Tông đồ trưởng chỉ thấy
ngỡ ngàng và chưa thể đoán được sự việc ra sao! Nhưng Tông đồ Gioan thì biết,
ông đã thấy và đã tin, vì ngài nhớ lại lời Đức Giêsu đã loan báo trước đó là:
“ngày thứ ba sẽ sống lại...."
Điều mà chúng ta cần khám phá nội dung tiềm ẩn
hay chủ đạo trong bài Tin Mừng hôm nay chính là hai chữ: “Lòng mến." Vì
yêu mến Chúa tha thiết, nên Maria Mađalêna đã đến mồ từ tảng sáng của ngày thứ
nhất trong tuần. Vì yêu, nên Tông đồ Gioan cũng nhận ra Chúa đã sống lại một
cách chắc chắn. Ngài cũng là người đầu tiên hiểu và tin vào việc này. Sau này
chúng ta còn thấy Gioan đã nhận ra Chúa trước tiên trên bãi biển trước hết...
6. Gioan nói về tình
yêu
Tất cả những gì Chúa Giêsu yêu cầu là: “Thầy
ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13,34)
Chúa gọi đó là điều răn mới, nhưng mấy từ “hãy
yêu thương nhau” lại là những từ quá quen thuộc, bình thường, và cũ rích trong
ngôn ngữ con người. Vậy thì cái mới Chúa muốn nói ở đây là điều chi thế? Cái mới
ở đây là một chữ duy nhất… chữ NHƯ (như Thầy đã yêu thương anh em).
Đúng thế, đối với con người tình yêu có nhiều mức
độ, và ở mức độ nào tình yêu vẫn là tình yêu; thế nhưng đối với Thiên Chúa,
tình yêu là yêu không biên giới: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình
thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13) Cái chết
của Chúa Giêsu trên thập giá là hình ảnh sống động cho tình yêu.
Một điều quan trọng phải biết, là Chúa không
nói với con người như một lời khuyên, mà là một mệnh lệnh: “Hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em.”
Đó là một mệnh lệnh vì đó là con đường duy nhất
để biết Chúa, để tìm lại được chính mình: “Đây là điều răn của Người: chúng ta
phải tin vào danh Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau,
theo điều răn Người đã ban cho chúng ta.” (1Ga 3,23)
Vì “ai không yêu thương, thì không biết Thiên
Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.” (1Ga 4,8)
Và cũng bởi đó mà ai cũng có thể chạm tay được
vào hạnh phúc thiên đường, vốn được Chúa đặt thật gần với mọi người, hạnh phúc
của trao tặng, hạnh phúc của cho đi, hạnh phúc được nên một với Thiên Chúa -
Tình Yêu, hạnh phúc của Becca và Bill: “Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong
tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.” (1Ga
4,16)
LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI - HÀI NHI CHẾT VÌ CHÚA
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
NGÀY 29/12 - CỤ GIÀ SI-MÊ-ON CHỜ ĐỢI
Lời Chúa: Lc 2, 22-35
Khi mãn thời hạn thanh tẩy theo Luật Môsê, ông
bà đem Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem, để dâng cho Chúa, như đã viết trong lề
luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của thánh, dâng cho
Thiên Chúa", và việc dâng lễ vật như đã nói trong lề luật Chúa là "một
cặp chim gáy, hoặc hai bồ câu con."
Và lúc đó tại Giêrusalem có một người tên là
Simêon, là người công chính và có lòng kính sợ, đang mong đợi niềm an ủi
Israel, có Thánh Thần ở trong ông. Ông được Thánh Thần mách bảo là sẽ không thấy
giờ chết đến, trước khi thấy Ðấng Kitô của Chúa. Ðược Thánh Thần thúc giục, ông
vào đền thờ. Khi cha mẹ bồng trẻ Giêsu đến để thi hành cho Người các nghi thức
theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa
rằng: "Lạy Chúa, bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an, theo như lời
Chúa. Vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân,
là ánh sáng đã chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân
Chúa."
Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói
về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria mẹ Người rằng:
"Ðây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ
hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà,
một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ."
TRUYỆN KỂ
1. Lời cầu xin tốt đẹp.
Roy Cam Parisella, bị bại liệt phải ngồi xe
lăn. Hằng ngày cô vẫn phải đến Trung Tâm Vật Lý Trị Liệu vốn là một cơ sở tôn
giáo để được chăm sóc. Lần nào cô cũng thấy có một số người thường dừng lại trước
một tấm bảng đồng được gắn ở tường ngay trong phòng tiếp nhận bệnh nhân. Một buổi
chiều kia, cô cũng dừng xe lăn, tò mò nhìn lên và thấy cả một bài cầu nguyện được
khắc ở trên tấm bảng đó. Cô đọc một cách hết sức chậm rãi. Bỗng cô cảm thấy một
niềm phấn khởi trào dâng lên từ tận đáy tâm hồn bấy lâu nay đã tuyệt vọng vì âu
sầu tủi nhục của cô.
Đây là lời cầu nguyện ấy:
Lạy Chúa,
Con cầu xin ơn mạnh mẽ để thành đạt trong cuộc
đời, thì Chúa lại làm cho con ra yếu ớt để biết vâng lời khiêm hạ,
Con cầu xin có sức khỏe để mong thực hiện những
công trình lớn lao, thì Chúa lại bắt con chịu tàn tật và chỉ làm được những việc
tốt lành nho nhỏ.
Con cầu xin được giàu sang để sống một cuộc đời
sung sướng thoải mái, thì Chúa lại bắt con nghèo nàn để học biết thế nào là
khôn ngoan.
Con cầu xin được có uy quyền để mọi người phải
kính nể ca ngợi con, thì Chúa lại cho con sự thấp hèn để con biết cần đến Chúa.
Con cầu xin cho có được tất cả để tận hưởng cuộc
đời, thì Chúa lại cho con cả một cuộc đời để được hưởng mọi sự.
Con xin gì cũng chẳng được theo ý con muốn.
Nếu chỉ dừng lại ở đây thì quả cuộc đời là một
bế tắc, nhưng Parisella đã biết nhìn xa hơn khi cô đọc thêm những lời cầu nguyện
ở cuối bài. Những lời đó như thế này:
Nhưng những điều con đáng phải mơ ước mà con
không hề biết thốt lên lời cầu xin; thì Chúa lại đã ban cho con thật dư đầy từ
lâu.
Lạy Chúa,
Hóa ra, con lại là người có phúc hơn hết trên đời
này. Bởi con đã nhận được ơn phúc Chúa vô vàn.
2. Khao khát gặp Chúa
Trong kho tàng văn chương Ấn giáo, có một câu
chuyện sau đây:
Một đệ tử đến thưa vị linh sư của mình:
- Thưa thầy, con muốn gặp Chúa.
Vị linh sư chỉ đáp trả bằng một cái mỉm cười
thinh lặng.
Ngày hôm sau người môn sinh trở lại và bày tỏ
cùng một ước muốn. Vị linh sư cũng chỉ mỉm cười và tiếp tục giữ thinh lặng.
Rồi một ngày đẹp trời, ông dẫn người đệ tử đến
dòng sông. Thầy trò cùng dầm xuống nước. Chờ cho người đệ tử cảm thấy hoàn toàn
thoải mái trong dòng nước mát. Bất thần vị linh sư túm lấy cổ anh và dìm xuống
nước một hồi lâu. Người thanh niên cố gắng vùng vẫy để ngóc đầu lên khỏi mặt nước.
Bấy giờ vị linh sư mới hỏi anh:
- Khi bị dìm xuống nước như thế, con cảm thấy cần
điều gì nhất?
Không chút suy nghĩ, người đệ tử đáp ngay:
- Thưa, con cần không khí để thở.
Lúc bấy giờ vị linh sư mới giải thích:
- Con có cảm thấy ước ao được gặp Chúa như vậy
không? Nếu con khao khát Chúa như vậy con sẽ gặp được Ngài tức khắc. Ngược lại,
nếu con không có ước muốn ấy, thì cho dù có vận dụng hết cả tài năng và sức lực,
con cũng sẽ chẳng bao giờ gặp được Ngài.
3. Niềm vui vì thấy ơn
cứu độ
Ngày 5/11/08, Barack Obama đắc cử tổng thống
Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ hân hoan, nhiều nước trên thế giới hy vọng. Họ đang kỳ vọng
vị tổng thống tân cử này sẽ vực dậy không chỉ riêng nước Mỹ mà còn cả thế giới
ra khỏi những khó khăn khủng hoảng. Về phần Hội Đồng Giám Mục thì lại lo âu vì
chủ trương cho phép phá thai không giới hạn của Obama.
Tin Mừng hôm nay mời gọi ta có một lối ứng xử
theo tinh thần đức tin trước những sự kiện đời thường: Ông già Simêon “vui vì
được thấy ơn cứu độ.” Nhưng niềm vui của ông không theo kiểu thế tục: Để ơn cứu
độ đó được thể hiện thì trẻ Giêsu sẽ là “dấu hiệu bị người đời chống báng,” và
về phần Đức Maria, người tham gia gần gũi vào chương trình cứu độ đó, thì “một
lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”
Thường chúng ta hay lo lắng cho miếng cơm manh
áo. Khi no đủ thì ta lại muốn ăn ngon mặc đẹp... Và niềm lo lắng cho nhu cầu vật
chất, lòng khát khao danh vọng cứ cuốn hút ta khiến ta tâm hồn ta không còn chỗ
cho Thiên Chúa nữa, không còn cảm nhận được niềm vui được thấy ơn cứu độ. Thực
ra, ơn cứu độ đã được sắm sẵn cho bạn rồi. Nhưng, mời bạn xét xem, cái gì đang
ngăn trở mình không cảm nhận được niềm vui ơn cứu độ ấy?
4. Kiên trì chờ đợi
Nathaniel Hawthorne chết, trên bàn của ông có
dàn bài một vở kịch mà ông chưa có cơ hội để viết. Vở kịch tập trung vào một
con người huyền bí được mọi người bàn luận và mơ ước, chờ đợi. Nhưng con người
này không bao giờ đến.
Cựu ước cũng giống như vở kịch đó. Nó tập trung
vào một người là Đấng Mêsia, Đấng toàn thân mong đợi và cứu thoát Israel.
Cũng như thời Cựu ước, một số người thời nay
cũng chờ đợi Chúa Giêsu trở lại. Họ tự hỏi sự kiện đó ở gần tầm tay. Tôi suy
nghĩ gì về điều đó?
Chúa Giêsu không tiết lộ ngày tận thế để chúng
ta luôn tỉnh thức chờ đợi Ngài. (Thánh Augustinô)
5. Một lưỡi gươm đâm thấu
tâm hồn bà
Một ngày nọ trong thế chiến thứ hai, một đội tuần
tra hải quân Mỹ trên đảo Guam đã đổ ra và giết chết ba người lính Nhật. Theo
thường lệ, họ lục lọi tìm kiếm lựu đạn và tài liệu quan trọng. Trong túi áo của
một người chết là tấm ảnh, Mẹ Chúa Giêsu. Tấm ảnh ấy nằm trong túi áo trước ngực
của người lính Nhật.
Từ thời Đức Maria đến nay, đã có biết bao người
mẹ cảm nhận lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn do chiến tranh bạo lực gây ra. Tôi có thể
chấp nhận chiến tranh và đau khổ mà nó mang lại như một điều không thể tránh
không?
Nhân loại phải kết thúc chiến tranh hoặc chiến
tranh sẽ kết thúc nhân loại. (John F. Kennedy)
6. Được gặp Chúa
Wilbur Hegger sợ dính dáng đến chức vụ linh mục
ở nhà tù khi lần đầu tiên có ngài đề nghị với ông điều đó. Tuy nhiên, chuyến viếng
thăm đầu tiên tại nhà tù không những xóa tan nỗi sợ hãi, mà còn mở cho ngài một
thế giới của cuộc sống mới mà ngài rất hài lòng.
Wilbur nói: “Trước kia những chiều Chúa nhật đối
với tôi chỉ có nghĩ là ngồi xem đá banh trên truyền hình, không còn gì khác nữa,
nhưng giờ đây, thay vào đó chủ đề cho những buổi nói chuyện với các tù nhân là
Chúa Giêsu cứu thế.” Vì hầu hết các tù nhân mà ngài thăm viếng đều lãnh án dài
hạn, cho nên Wilbur dần dần trở lên quen thân và xem họ như những người bạn.
Tôi hài lòng thế nào với cuộc đời tôi? Phần đời
nào tôi cảm thấy ít hài lòng nhất?
Giúp đỡ anh em là cách tiếp cận Thiên Chúa gần
nhất. (Cicero)
7. Tấm gương chờ đợi
Một bà lão gặp vị linh mục và nói: Thưa Cha,
con đã cầu nguyện rất nhiều, con chỉ mong thấy Chúa một lần là đủ cho con,
nhưng Chúa chưa nhận lời.
Ước mong đơn sơ của bà thật sự gói trọn niềm hy
vọng của người kitô hữu; bởi cùng đích của cuộc đời chúng ta là gặp gỡ và kết hợp
trọn vẹn với Chúa. Mặt khác, lời cầu xin đó cũng khiến chúng ta giật mình, bởi
nhiều khi chúng ta tin Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, nhưng cuộc sống của chúng ta
lại không nói lên niềm trông đợi Chúa đến.
Gương sống của cụ Simêon thật đáng để chúng ta
noi theo: cụ chờ đợi Chúa không chỉ một vài “mùa Vọng” nhưng là suốt cuộc đời;
cuộc đời công chính và sùng đạo, cụ để cho Chúa Thánh Thần hằng ngự và dẫn dắt;
điều đặc biệt nữa đó là, cụ tin vào lời Thánh Thần linh báo.
Và đến cuối đời, cụ đã được phần thưởng xứng
đáng là ẵm Chúa Hài Đồng. Cụ đã thấy ơn cứu độ và chỉ xin được an bình ra đi.
NGÀY 30/12 - BÀ TIÊN TRI ANNA
Lời Chúa: Lc 2, 36-40
Khi ấy, có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel,
thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy
năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ,
đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền
chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu
chuộc Israel.
Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật
Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên,
thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.
TRUYỆN KỂ
1. Lời Tiên Báo Về Chúa
Hài Nhi
Vào một mùa Giáng Sinh nọ, trước giờ đi lễ, vị
chủ nông trại đang ngồi thưởng thức nhạc Giáng Sinh, bỗng đâu cả đàn ngỗng của
ông tụ lại trước sân nháo nhác tìm chỗ trú. Chúng vừa đói, vừa lạnh, lông cánh
rối bời. Tất cả người làm đều đã nghỉ cả, người chủ cũng đều sắp đóng cửa để về
thành phố dự Thánh Lễ. Bởi vậy ông bèn ra lùa đàn ngỗng về chuồng, nhưng chúng
không biết ông nên dù cho gào thét khàn cả tiếng, chạy ngược chạy xuôi, đã rời
cả đôi chân mà ông vẫn không đem được một con nào về chuồng.
Thấy vậy ông thầm ước với mình: "Ước gì
tôi được làm ngỗng trong chốc lát, để tôi có thể dùng tiếng loài ngỗng mà nói
cho chúng hiểu ước muốn của tôi và cho chúng biết đâu là chốn hiểm nguy, đâu là
nơi an toàn." Bỗng chốc, ông đã thành một con ngỗng đứng giữa bầy như ước
nguyện.
Có thể chúng ta sẽ là phi lý khi thấy người biến
thành ngỗng. Thế nhưng, có một điều khác còn phi lý hơn nữa mà Giáo Hội đang mời
gọi chúng ta chiêm ngắm, đó là hang đá Belem, nơi Thiên Chúa Vua Cả trời đất
giành lấy thân phận làm người, sinh ra trong hang bò lừa máng cỏ. Ngài làm người
để rồi Ngài sẽ dùng ngôn ngữ của loài người mà chỉ dạy cho con người lối về quê
thật.
Trong mùa Giáng Sinh, mùa kỷ niệm một biến cố
phi lý mà con người không thể hiểu thấu. Ước mong rằng mỗi người trong chúng ta
biết bắt chước như bà Anna là sẵn sàng đón nhận những đau khổ, những phi lý về
ơn cứu độ và nhất là luôn nhớ sứ mệnh tiên tri đã được trao ban từ ngày lãnh nhận
bí tích Rửa Tội, để rồi ta có thể bắt chước thánh Phaolô mà nói được như Ngài:
"Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Ðức Kitô." Amen.
2. Chọn viên ngọc quí.
Người ta kể rằng có một chàng thanh niên đến
xin thọ giáo với một sư tổ về ngọc thạch. Sau khi đã chấp nhận người môn sinh,
vị sư tổ trao cho chàng một viên ngọc thạch quí giá, và bảo chàng hãy nắm thật
chặt lấy nó ở trong tay. Thế rồi ông nói thao thao với người môn sinh về triết
lý nhân sinh, về thiên văn địa lý. Sau hơn một giờ đồng hồ, ông bảo người môn
sinh trả lại ông viên ngọc thạch, rồi cho chàng về nhà.
Hôm sau, chàng thanh niên đó trở lại, và cái cảnh
hôm trước lại tái diễn. Thế rồi ngày này qua ngày khác, tháng nọ qua tháng kia,
không có một điều gì khác lạ.
Nhưng rồi một hôm vị sư tổ bảo chàng nhắm mắt lại,
rồi trao cho chàng một viên đá thay vì một viên ngọc như mọi khi, và cũng bảo
chàng nắm tay lại.
Vừa nắm bàn tay lại chàng thanh niên nói: -
Thưa thầy, đây không phải là viên bảo ngọc.
Vị tổ sư về ngọc thạch reo lên: - Khá lắm, khá
lắm, thế là con đã thành tài rồi đó.
Sống trong cuộc sống, chúng ta phải tập cho
mình biết nhạy bén với những dấu chỉ dù nó thật nhỏ bé, chúng ta mới có thể nhận
ra những điều kỳ diệu Chúa làm cho chúng ta.
3. Sống kết hiệp với
Chúa như bà Anna
Bài Tin mừng hôm nay gợi lên cho ta một mẫu người
thánh thiện nơi bà Anna. Tác giả Tin mừng theo thánh Luca gọi bà là một tiên
tri, nhưng theo ý kiến các nhà chú giải thì bà chỉ là một người đơn sơ bé nhỏ
thuộc về nhóm những người nghèo của Giavê, những kẻ ưu tiên được hưởng lời hứa
và ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Bà chỉ xuất hiện một lần trong biến cố dâng
Chúa vào Đền thờ. Dung mạo bà được mô tả bằng những chi tiết đơn sơ nhưng thật
quan trọng: bà đã được 84 tuổi đời, goá bụa nghèo khó, trung thành với những bổn
phận đạo đức, sống nơi Đền thờ, phụng sự Thiên Chúa ngày đêm trong kinh nguyện
và trong chay tịnh. Thật khó mà sống được như thế nếu không cố gắng cộng tác với
ơn Chúa.
Bà tin tưởng vào lời hứa cứu độ của Thiên Chúa
sẽ thực hiện và cuối cùng đã được nhìn thấy Đấng Cứu Chuộc nơi Hài nhi Giêsu.
4. Tìm điều Chúa muốn
Nhiếp ảnh gia Davit Croket của hãng truyền hình
KOMO, Seatle đã có mặt ở chân núi St. Helens khi nó nổ tung vào ngày 18-5-1980.
Đavit hầu như bị chôn vùi dưới lớp mảnh vỡ. Mười giờ sau, khi bầu khí quang
đãng, ông được một chiêc trực thăng phat hiện ra và đưa đến bệnh viện để cấp cứu
Sau đó, ông viết: “Trong suốt mười giờ đó tôi thấy ngọn núi vỡ thành từng mảnh.
Tôi thấy một khu rừng biến mất… Tôi thấy rằng chỉ một mình Thiên Chúa là bất biến.
Tôi cảm nhận được rằng mình được phép được bắt đầu lại, bất cứ công việc khó
khăn gì Ngài dành cho tôi,”
Tôi xác tín Thiên Chúa có một chương trình dành
cho tôi như thế nào?
Tôi muốn được trường thọ. Sự trường thọ có ý
nghĩa riêng của nó. Nhưng giờ đây tôi không lo lắng về điều đó. Tôi chỉ muốn
thi hành thánh ý Thiên Chúa (Martin Luther King)
5. Hy vọng vững vàng
Trong cuốn tiểu thuyết “ Cội rễ”, James
Michener dùng hình ảnh nên thơ này để phác họa xã hội Do thái trước khi Chúa
Giêsu đến. Rabbi Asher đi dạo trong một vườn cây ăn trái, ông chợt phát hiện ra
một cây ôliu già, lõi của nó bị thối rửa, chỉ còn lớp vỏ bên ngoài, nhung những
gì xót lại vẫn còn liên hệ với rễ nhờ đó cây ôliu vẫn sống. Asher nghĩ rằng điều
đó tóm tắt đầy đủ tình trạng của người Do thái: cốt lõi bên trong của họ đã thối
rữa, nhưng những gì còn lại vẫn giữ mối liên hệ với Thiên Chúa, chính nhờ vậy
người Do thái có thể tìm ra thánh ý Thiên Chúa và sinh được những hoa trái tốt.
Tôi có điều gì giống như xã hội Do thái trước
khi Chúa Giêsu đến không?
Nói rằng một tình trạng hay một ai đó là vô vọng,
tức là đóng sập cửa trước mặt Chúa. (Charles L. Allen)
6. Báu vật cho ai biết
Có hai người phụ nữ trong một tiệm bán đồ cổ. Một
người đang nhìn vào một vài món nữ trang rẻ tiền. Người kia tiến đến và hỏi:
“May mắn chứ!” Người thứ nhất trả lời: “Không! Chỉ là đổ tạp nhạp,” Bà ta đứng
sang một bên để người bạn trông thấy. Ngay lập tức, người này phát hiện ra một
Thánh giá cổ bằng bạc. Đó là một báu vật hiếm có.
Cũng như Anna, một phụ nữ cao niên thánh thiện
đã thấy vinh quang của Con trẻ trong tay Đức Maria xuyên qua vẻ ngoài nghèo khó
của thánh Giuse và Đức Maria, người phụ nữ trên cũng tìm thấy “báu vật” trong mớ
đồ tạp nhạp. Những vật xung quanh có khiến tôi mù lòa không thấy được báu vật
nơi con người không?
Chỉ khi học cách nhìn thế giới vô hình, chúng
ta mới học được cách thực hiện những điều bất khả. (Frank Gaines)
7. Nhà truyền giáo đích
thực
“Hãy nói về Chúa cho những người quanh bạn
nghe; và hãy nói về những người quanh bạn cho Chúa nghe.” Đó là khuôn vàng thước
ngọc của việc truyền giáo của Giáo Hội.
Bà An-na trong đoạn Phúc Âm hôm nay là người đã
thực hiện vai trò truyền giáo của mình một cách thiết thực bằng chính cuộc sống
của mình: bà đã can đảm chấp nhận một cuộc sống nghèo nàn, đơn sơ trong chay tịnh
và cầu nguyện để trông chờ Đấng Cứu Thế.
Chắc chắn trong suốt thời gian sống ẩn dật, bà
đã “nói với Chúa” rất nhiều về con người trong thời đại đó và về nỗi khát khao
ơn cứu độ của họ. Được Chúa thương cho diện kiến Vị Cứu Tinh và được đụng chạm
đến Người, bà đã không giữ lại cho riêng mình nhưng ngay lập tức “nói về Chúa”,
công bố tình thương Chúa cho mọi người. Qua đó, sứ mạng của nhà truyền giáo được
thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ, đầy lòng tin và sự nhiệt thành.
Bà An-na là mẫu mực cho mọi ki-tô hữu trong cuộc
sống và hành động trong việc loan truyền Lời Chúa.
8. Để nhận biết Đấng Cứu
Thế
“Một Hài Nhi sinh hạ cho chúng ta, một trẻ thơ
ban tặng cho chúng ta” (Is 9,5). Đấng Cứu Thế được các ngôn sứ loan báo, là món
quà tặng quý báu nhất Thiên Chúa ban cho loài người, thế nhưng khi Ngài sinh ra
làm người, Ngài lại bị từ chối ngay tại sinh quán của mình.
Trái lại, như một hạt cát không được nhận biết
giữa sa mạc thế giới, Chúa Hài Nhi lại được nhận biết và được nói đến bởi những
người đơn sơ nghèo hèn, trong đó là một goá phụ, một “nữ ngôn sứ”, bà Anna. Bà
đã chọn sống một lối sống “không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm
ngày thờ phượng Thiên Chúa” (Lc 2,37). Phải chăng đó chính là những phẩm chất cần
để có thể gặp gỡ, nhận biết, và để có thể “nói về Hài Nhi” cho anh chị em mình?
Ta không thể tìm gặp Chúa trong sự ồn ào náo động
của những lo toan vật chất hay những đam mê trần tục, mà chỉ trong kinh nguyện
hằng ngày, trong cuộc sống bình dị đơn sơ, để trong việc chu toàn những công việc
bổn phận tầm thường hằng ngày, như hạt giống lớn dần, như nắm men từ từ làm dậy
cả khối bột. Từ đó ta mới có thể nói về Hài Nhi một cách thuyết phục bằng chứng
từ của cuộc sống.
9. Nên trưởng thành như
con trẻ Giêsu
Các chuyên viên dinh dưỡng cảnh báo tình trạng
trẻ em bị béo phì tăng nhanh tại các thành phố lớn như tại Sài Gòn tỷ lệ trẻ
béo phì là 50%, nội thành Hà Nội là 41%. Đang khi ấy, trẻ lại thiếu trưởng
thành về phương diện tâm lý do được cha mẹ quá nuông chiều. Rồi chắc chắn, có
thể được đầu tư quá nhiều thời gian cho học văn hoá, mà thiếu sự quan tâm đến
việc học giáo lý cũng như cho các kỹ năng cần thiết khác. Các bậc cha mẹ đâu biết
mình đang tạo ra những trẻ thiếu quân bình, dễ bị thương tổn, nhất là có nguy
cơ đánh mất niềm tin vào Chúa. Qua hình tượng trẻ Giê-su, Tin Mừng hôm nay gợi
ý cho ta bốn phương diện cần thiết trong quá trình dưỡng dục một trẻ em:
- nuôi dưỡng sức khoẻ thể lý,
- trưởng thành nhân cách,
- phát triển trí tuệ, và
- lớn lên trong ân sủng Chúa.
“Bạn trưởng thành khi thế giới của bạn mở ra và
bạn nhận thức rằng mình không phải là trung tâm của thế giới ấy” (M. Croan). Có
những người lớn lên, già đi, nhưng không trưởng thành, vì họ chỉ loay hoay,
quanh quẩn với thế giới, cuộc sống, sở thích, dự tính riêng của mình. Bạn thì
sao?
NGÀY 31/12 -
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
NGÀY 01/01 - ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
Lời Chúa: Lc 2, 16-21
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành
Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy
thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc
nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và
suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi
điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ,
thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ
được đầu thai trong lòng mẹ.
TRUYỆN KỂ
1. Mẹ của tôi.
Trong một bài giảng, vị linh mục đã nêu lên câu
hỏi.
– Vậy Đức Maria là ai?
Mọi người đều thinh lặng không một ai đã trả lời.
Ngài lại hỏi thêm một lần nữa:
– Vậy ai có thể nói cho tôi hay Đức Maria là
ai?
Sau cùng một bà già đã trả lời:
– Thưa cha, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Vị linh mục nói:
– Đúng lắm, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, nhưng
tôi muốn biết ngài còn là ai nữa?
Tiếp theo là những câu trả lời khác nhau:
– Mẹ là Nữ vương thiên đàng, là nơi ẩn náu của
kẻ tội lỗi…
Vị linh mục mỉm cười và bảo:
– Đúng lắm, tất cả đều đúng nhưng chưa đủ, bởi
vì Đức Maria còn là Mẹ tôi nữa.
Vâng, Đức Maria là Mẹ chúng ta. Trên thế gian,
chúng ta không một ai đã yêu thương chúng ta, không một ai đã sẵn sàng lắng
nghe chúng ta kêu cầu, cảm thông và giúp đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh như Mẹ.
Hôm nay, ngày đầu năm dương lịch, chúng ta mừng
kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta phó thác năm mới này cho Mẹ để xin Me
nâng đỡ chở che.
2. Nữ Vương Hoà Bình
Một bà mẹ có người con trai bỏ mình trong chiến
tranh. Bà không thể nào quên được người con đó. Nỗi sầu thương cứ mãi mãi vương
vấn tâm hồn bà. Bà luôn cầu nguyện để được gặp lại con, dù chỉ trong năm phút.
Một hôm, Chúa sai thiên thần báo cho bà chuẩn bị
gặp lại con. Những giọt lệ bỗng biến thành niềm vui, bà thúc giục thiên thần
cho bà gặp lại con ngay. Nhưng thiên thần bảo bà:
– Bà hãy bình tĩnh. Con bà đã là một người trưởng
thành. Con bà đã chết 30 năm nay, bà muốn gặp nó vào tuổi nào: như một người
lính chiến ngoài mặt trận, hoặc như một đứa bé chạy nhảy trên sân trường, hay
như một em bé nép mình trong lòng bà?
Không do dự, bà muốn được gặp lại con như một đứa
trẻ nhỏ đến xin lỗi bà vì đã không ngoan, một đứa bé yếu đuối, nước mắt chảy
ràn rụa chạy đến và ngả vào lòng bà. Đó là hình ảnh mà bà không thể nào quên được
về đứa con của bà.
Trong mùa Giáng Sinh, chúng ta có dịp chiêm ngắm
Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ. Chúng ta không thể nhìn thấy Chúa Giêsu mà quên Đức
Maria bên cạnh Ngài. Chào đời như một hài nhi, có lẽ Chúa Giêsu muốn nói với
chúng ta rằng Ngài cần có một người mẹ để được cưu mang, được sinh ra, được lớn
lên như một con người.
Có thể nói, mùa Giáng Sinh cũng là mùa lễ Đức Mẹ.
Đặc biệt ngày đầu năm Dương lịch hôm nay, phụng vụ muốn tôn kính Đức Maria với
tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa. Và từ năm 1968 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lại dành
ngày 1 tháng Giêng nầy để cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Chủ đề của ngày Hoà
Bình Thế Giới năm nay cũng đề cập đến vai trò của người phụ nữ, người mẹ: “Phụ
nữ, nhà giáo dục hoà bình."
3. Mẹ tất cả mọi người
– Lm. Mark Link
Cách đây nhiều năm, Fulton Oursler là biên tập
viên của một tạp chí nội địa được các độc giả hoan nghênh nhiệt liệt, câu chuyện
đàng sau sự thành công của anh rất hấp dẫn. Nhưng câu chuyện anh tìm kiếm Thiên
Chúa còn hấp dẫn hơn nữa.
Với tư cách một phóng viên cho tờ báo Baltimore
American, đã dự những buổi họp của giáo phái Methodist, các hội nghị của gíao
phái Baptist, và những buổi sinh hoạt ngoài trời. Anh cùng dự cả những buổi họp
để chờ các vong hồn xuất hiện trong phòng tối. Anh nói: “vào tuổi 30, ngoài những
chuyện ấy ra, tôi còn tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri (agnostic).
Nhưng thay vì tìm được bình an, sự vô tín ngưỡng khiến anh cảm thấy tâm hồn
mình hoàn toàn trống trải và bất hạnh. Sự trống trải bất hạnh ấy về sau lại biến
thành một nỗi u uất gặm nhấm tâm hồn anh. Thế rồi một ngày kia, cơn khủng hoảng
trầm trọng đó đã làm cho gia đình anh phải lo sợ. Anh cần được cứu giúp. Nhưng
sự cứu giúp mà anh cần là một thứ cứu giúp mà bạn bè anh không thể làm được cho
anh. Anh không biết cầu cứu ai, kể cả Thượng Đế, vì anh có tin vào Ngài đâu.
Tại New York, vào một ngày lộng gío, anh rảo bước
trên đại lộ Thứ Năm. Tới nhà thờ chính toà, anh dừng lại, ngắm nhìn ngôi giáo
đường và suy nghĩ. Anh đang tuyệt vọng. Mấy phút sau, anh định thần lại bước
lên các bậc thang, vào bên trong nhà thờ và ngồi xuống, sau một vài phút tập
trung tư tưởng, anh cúi đầu xuống và xin Thiên Chúa ban đức tin cho anh. Anh ngồi
đó một lát rồi đứng dậy. Anh tới gian nhà nguyện của Đức Mẹ ở trong giáo đường.
Anh bước vào trong, quì gối xuống, và cầu nguyện như sau:
“Mười phút nữa hay sớm hơn, tôi có thể thay đổi
ý định, tôi có thể chế diễu tất cả những việc này và lại trở lại với sự sai lầm
của tôi. Vì thế xin đừng chú ý đến tôi nữa. Vì trong giây phút ngắn ngủi này,
tôi cảm thấy tâm hồn bình an. Đây là cố gắng lớn nhất của tôi, xin Ngài hãy khấng
nhận và quên đi những gì khác. Và nếu Ngài thực sự có mặt tại đây xin hãy cứu
giúp tôi."
Vào giây phút đó, anh nói, bắt đầu có một sự biến
đổi kỳ lạ trong cuộc đời anh. Cuối cùng, sự biến đổi đó đã khiến anh trở nên một
Kitô hữu có một niềm tin tưởng sâu xa.
4. Vai trò của người mẹ
Một người chồng trang trí căn phòng mới của ông
và quyết định biến nó thành một nơi trưng bày các phần thưởng, những thành tích
mà ông và hai người con trai chiếm được trong các cuộc tranh tài thể thao.
Khi đã trang trí đầy ắp hai bức tường trong
phòng, ông hỏi bà vợ: “Bà không có gì để trưng bày sao?”
Ngày hôm sau, người vợ sao lại giấy khai sinh của
hai đứa con, cho đóng khung thật đẹp và treo lên bức tường trang trí của người
chồng.
Làm mẹ là ơn gọi và thiên chức đặc biệt Chúa
ban cho Eva và mọi phụ nữ khi dựng nên loài người. Nhờ đó, họ được cộng tác vào
công trình sáng tạo qua việc cưu mang và thông ban sự sống. Mỗi người con là một
phúc lành của Thiên Chúa, niềm tự hào và hạnh phúc của người mẹ.
Bởi nguyên tội mà phúc lành ấy phải kèm theo
nhiều đau đớn, cực nhọc: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai
nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con” (Stk 3,16); đặc biệt nơi Đức Maria,
người được Chúa chọn làm Eva mới, với ơn gọi và thiên chức đặc biệt của Mẹ là
cưu mang Đấng thông ban sự sống siêu nhiên: “Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời:
một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều
thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp
sinh con” (Kh 12,1-2).
Ngay từ thuở ban đầu, cuộc cưu mang nhiệm lạ đó
đã nằm trong lời hứa về Đấng Cứu Thế: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn
bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu
mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (Stk 3,15).
5. Mẹ thật của con
Karol Wojtyla, 7 tuổi, đứng khóc nức nở bên giường
mẹ đang hấp hối! Người mẹ nắm tay con ôn tồn nói: “Con đừng khóc, mẹ chỉ là vú
nuôi con, khi Chúa rước vú này về với Chúa, thì người Mẹ thật của con là Đức
Maria xuất hiện, sẽ đích thân chăm sóc con.”
Cậu bé đó chính là ĐTC Gioan Phaolô II, với khẩu
hiệu giáo hoàng là “Tất cả thuộc về Mẹ” và cùng với Người Mẹ của Đức Kitô và của
mọi người, ngài đã canh tân cả Hội Thánh.
Dưới chân thập giá, Đức Mẹ đã trở nên “Mẹ” của
tôi, và luôn kiên trì đón đợi tôi như một người con. Tại sao tôi vẫn chưa chạy
đến, trao cả cuộc sống mình cho Đức Mẹ?
6. Mang thai Chúa Giêsu
Một sinh viên vô danh đã sáng tác bài thơ như
sau: Hôm nay, tôi thấy một cành huệ trắng vươn lên giữa ao tù, chẳng màng ai
quan tâm đến vẻ đẹp tuyệt vời của mình. Khi ngồi đó chiêm ngắm nó âm thầm nở
hoa, tôi nghĩ đến Mẹ Maria mang thai Chúa Giêsu. Mẹ không quan tâm xem có ai
lưu ý đến vẻ đẹp tuyệt vời của mình. Nhưng với những ai lưu ý đến, Mẹ sẵn sàng
chia sẻ những điều thầm kín. Vẻ đẹp ấy không đến từ Mẹ, nhưng từ sự sống Chúa
Giêsu đang nở những cánh hoa thầm lặng trong lòng Mẹ.
Bài thơ của sinh viên mời gọi tôi tự hỏi: Tôi
đã làm cách nào để sự sống của Chúa Giêsu được triển nở trong tôi, sự sống bắt
đầu khi tôi được rửa tội?
Hãy thận trọng trong cách sống của bạn, bạn có
thể là cuốn Kinh Thánh duy nhất mà một người nào đó đã đọc qua (W.J. Toms)
7. Vượt trên mọi logic
Cuốn tiểu thuyết “Tội nhân không vương tội tổ
tông và Thiên Chúa băng giá” có một bức điện của Conroy gửi cho Thiên Chúa như
sau: “Thiên Chúa kính yêu, hôm nay, một nhà diễn thuyết được mời đã chứng minh
một cách logic rằng Ngài không hiện hữu,” Thiên Chúa trả lời: “Conroy, hãy yêu
cầu giáo sư của con đựa ra lý do tại sao phó mát và bia lại có vị ngon khi dùng
chung với nhau… Lôgic và thực tế không liên quan nhiều đến nhau,” Ý câu trả lời
của Thiên Chúa là có một số điều vượt ngoài lý trí. Điều ta có thể làm là bắt
trước Đức Maria như trong bài đọc hôm nay: suy đi nghĩ lại trong lòng.
Tôi có thấy tuyệt vời việc Thiên Chúa nhập thể
làm người và ở giữa chúng ta không?
Chúng ta chết vào ngày đời ta không còn tỏa
sáng và không được đổi mới, bởi một điều kì diệu có nguồn gốc siêu việt (Dad
Hammarskjold)
8. Tình Chúa phản ánh
trong tình mẹ
Nhà bình luận D.L. Stewart viết: “Những bà mẹ
là những người cưu mang con trong chín tháng. Họ là những người phải học ngủ chập
chờn, phải vất vả đổ mồ hôi trong lao động. Những người cha ngồi hút thuốc, còn
những người mẹ phải mất hàng giờ để mớm cơm cho con. Những người cha ăn uống ở
câu lạc bộ. Thánh Giuse không bao giờ ngồi hút thuốc hoặc ăn uống ở câu lạc bộ,
nhưng bạn có thể tin rằng Ngài coi trọng những gì Đức Maria làm với tư cách một
người mẹ.”
Chúng ta coi trọng người bạn đời và những gì họ
làm như thế nào?
Người mẹ là đại diện Thiên Chúa trên môi miệng
và trong tâm hồn trẻ nhỏ. (William Makepeare Thackeray)
9. Mẹ chúng ta
Có một linh mục được mời tới giảng phòng cho một
khoá tĩnh tâm. Các cô gái nọ trao cho ngài một lá thư, ngài liền bỏ vào túi
nhưng rồi quên béng đi. Sau khóa tĩnh tâm, ngài tìm thấy lá thư ấy.
Ngài mở ra và đọc thấy những dòng sau đây; “Con
bị bệnh tâm thần và được điều trị suốt 8 tháng nay. Sự kiện này con chỉ cho vài
người thân biết thôi.
Số là khi còn bé, con bị lâm vào một tâm trạng
sợ hãi khủng khiếp vì bị người khác căm ghét, hành hạ, bạc đãi, nỗ lực lớn lao
nhất của con hiện nay là thắng vượt và chuyển biến nỗi sợ hãi ấy. Con không cần
nhắc đến từng chi tiết nhưng tựu trung nỗi sợ ấy là do nơi người mẹ của con…
con có ác cảm với mọi khái niệm về người mẹ đến nỗi con quyết tâm khước từ tình
yêu của Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu.
Sau khi nghe bài giảng của cha trong tuần tĩnh
tâm, con đi bộ ra ngoài, lòng cảm thấy cô đơn khủng khiếp. Con cầu xin Chúa ban
ân sủng giúp con phá đi bức tường ngăn cách khiến con không thể tin tưởng phó
thác được… con muốn khóc to lên, nhưng suốt mấy tháng trời vẫn không khóc được…
chắc cha cũng biết căn nhà nhỏ bé, tròn tròn gần cạnh nghĩa trang chứ? Con đã đến
đó vì tò mò và con mở cửa bước vào.
Khi nhìn vào trong, lòng con cảm thấy sợ hãi. Ở
đây có tượng Đức Mẹ Maria. Cảm giác đầu tiên của con là muốn giận dữ bỏ đi
ngay, nhưng rồi có cái gì đó đã từ từ lôi kéo con đến quì dưới chân Ngài. Và
con đã quì gối xuống vừa gục vào vạt áo dài của Ngài vừa khóc, sau đó, con cảm
thấy tâm hồn nhẹ nhàng trong trắng, và mong ước, mình được là một đứa trẻ, một
người con đầy tin tưởng và phó thác… hơn thế nữa, con còn cảm nhận được tình
yêu của một người mẹ dành cho con khiến con nẩy sinh một ước muốn thực sự là
tha thứ cho mẹ ruột của mình."
Câu chuyện cảm động trên gợi lên những hình ảnh
tuyệt hảo cho chúng ta trong ngày lễ Mẹ Thiên Chúa mà chúng ta mừng hôm nay.
10. Thinh lặng và lắng
nghe
Một chàng thanh niên nọ có tính khoe khoang.
Ngày kia sắm được một chiếc áo mới, từ sáng sớm anh ta đã mặc chiếc áo đó và đứng
ở ngã ba đường. Kẻ qua, người lại rất đông, thế nhưng chẳng có ai chú ý đến và
khen anh lấy một tiếng. Cuối cùng, có một người đàn ông đến gần anh và bảo:
“Anh có thấy con bò của tôi bị lạc chạy qua đây không?" Được dịp có người
hỏi đến mình, anh trả lời: “Tôi mặc chiếc áo này từ sáng đến giờ, mà chẳng thấy
con bò nào chạy qua đây cả.”
Thái độ trên đây của người thanh niên trái hẳn
với thái độ của Đức Maria, như bài Tin mừng hôm nay thuật lại: “Người giữ kỹ mọi
điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.” Đức Maria đã thinh lặng không chỉ lúc
này, nhưng trong suốt cuộc đời Người.
11. Công đồng E^phêsô
Đêm 22.06.443 tại thành Êphêsô có một cuộc rước
đuốc vĩ đại, đoàn rước muôn người như một vừa đi diễu hành vừa tung hô vang trời:
“Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Maria là Mẹ Thiên Chúa." Tại sao có cuộc rước
đuốc này? Là vì Nettôriô, giám mục giáo chủ thành Côntăngtinốp chối Đức Maria
không phải là Mẹ Thiên Chúa, vì Đức Maria không sinh ra thần tính của Chúa
Giêsu mà chỉ sinh ra nhân tính là một dụng cụ của thần tính, nghĩa là Đức Kitô
chỉ là một người được phúc tiền định mặc lấy thiên tính, trở nên đền thờ của
Ngôi Lời. Như vậy, Nettôriô đã phân tách Ngôi Lời ra khỏi Đức Kitô, và phân
chia Ngôi Hai nhập thể thành hai ngôi vị riêng biệt, được lồng vào nhau, rồi
ông chủ trương: chỉ nên gọi Đức Maria là Mẹ Đức Kitô chứ không phải là Mẹ Thiên
Chúa.
Trước chủ trương của Nettôriô, Công đồng chung
được triệu tập tại Êphêsô để giải quyết vấn đề. 160 nghị phụ là các giám mục của
Ai Cập, Palestine, Tiểu á và đại diện của Rôma là thánh Xirilô chủ toạ. Sau một
ngày hội họp và tranh luận, công đồng đã cách chức Nettôriô và tuyên bố chủ
trương của ông là sai lầm, là lạc thuyết, đồng thời Công đồng chấp nhận bản dự
thảo của thánh Xirilô và tuyên bố: Đức Kitô tuy có hai bản tính nhưng chỉ là một
ngôi, cho nên Đức Maria là Mẹ Đức Kitô thì cũng là Mẹ Thiên Chúa, Công đồng khẳng
định dứt khoát: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
12. Lễ đặt tên
Hôm nay cũng là bát nhật lễ Giáng sinh. Hội
Thánh nhớ đến phong tục do thái: tám ngày sau khi được sinh ra, các bé trai do
thái sẽ được cắt bì và đặt tên: “Khi Hài nhi được đủ 8 ngày, nghĩa là đến lúc
phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần
đã đặt, trước khi Hài nhi thành thai trong lòng mẹ” (Lc 2,21)
Danh Thánh Giêsu, theo nghĩa do thái là “Yavê
là sự cứu độ." Hài nhi được đặt tên Giêsu. Còn chúng ta, khi lãnh nhận bí
tích Thánh Tẩy, cũng được đóng ấn trong danh Đức Giêsu.
Ngày đầu năm, Hội Thánh nói lên khát vọng của
mình: không phải chỉ những tín hữu mới mang danh thánh Giêsu; nhưng ước gì mọi
người, cũng như muôn loài muôn vật cũng đều được đóng ấn trong Danh Thánh này.
Lúc ấy ơn cứu độ mới được hoàn tất: “Người cho ta biết thiên ý nhiệm mầu: Thiên
ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Kitô. Đó là đưa
thời gian tới hồi viên mãn, là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một
Thủ Lãnh là Đức Kitô” (Ep 1,9-10)
13. Ghi nhớ và suy nghĩ
trong lòng
Một người da đỏ cùng đi với một người da trắng
trên đường. Người da đỏ bỗng vỗ vai người da trắng, hỏi
- Anh có nghe gì không?
Người da trắng hết sức lóng tai nghe, rồi đáp
- Tôi chẳng nghe gì cả.
- Có mà, tôi nghe tiếng một con dế gáy.
- Làm gì mà có con dế nào giữa đường phố nhộn
nhịp như thế này? Mà cho dù có đi nữa thì làm sao anh nghe được tiếng nó giữa
bao tiếng ồn ào của xe cộ và người qua kẻ lại?
Người da đỏ không thèm trả lời. Anh đi đến một
bức tường bên vệ đường. Bức tường đã cũ. Nhiều dây leo chằng chịt trên đó. Anh
vạch đám dây leo sang một bên. Một lỗ trống hiện ra, trong đó rõ ràng có một
con dế đang gáy.
Người da trắng thán phục:
- Dân da đỏ các anh có lỗ tai thính hơn dân da
trắng chúng tôi nhiều.
- Không phải thế đâu. Để tôi thử cái này cho
anh xem.
Người da đỏ lấy trong túi ra một đồng tiền kẽm,
thảy xuống mặt đường. Tiếng đồng tiền lăn leng keng khiến mọi người đi đường
ngoái đầu nhìn lại. Liền đó người da đỏ giải thích:
- Tiếng của đồng tiền kẽm nhỏ hơn tiếng dế kêu
rất nhiều. Thế mà mọi người da trắng đều nghe được. Còn tiếng con dế lớn hơn
nhưng chỉ có tôi nghe được. Không phải ai thính tai hơn ai cả. Sự thực chính là
chúng ta chỉ nghe được tiếng của những thứ chúng ta thường quan tâm để ý (Willi
Hoffsemmer).
14. Tình thương của mẹ
lạ lùng lắm
Luca Durtain có viết nên một huyền thoại này:
Một ngày đẹp trời nọ trên dương gian
Sứ thần Grabriel ngồi nhìn xuống quả địa cầu...
Nét mặt ngài đang vui bỗng ngài chau mày lại. Ngài tự lẩm bẩm trong miệng:
- Thật là ghê tởm... Ghê tởm quá!
Vâng quả địa cầu đã trở nên ghê tởm, vì nó tràn
ngập tội lỗi, chẳng khác gì thời ông Nôe.
Tên Grabriel có nghĩa là"cánh tay của
Thiên Chúa." Ngài liền đến trước ngai vàng phủ phục trước tôn nhan Chúa và
thưa:
- Lạy Chúa, xin cho phép con được mượn lưỡi
gươm của đồng nghiệp Micae để gọt vỏ quả địa cầu đi, sâu chừng năm bảy dặm như
người ta gọt vỏ một củ khoai. Như thế là có thể loại bỏ được hết mọi nhờm gớm
nhân gian cho khỏi tôn nhan Chúa.
Chúa trả lời:
- Được lắm! Nhưng nhà ngươi nên nhớ: "Lưỡi
gươm đã dùng trong vườn địa đàng ngày trước, bây giờ chỉ có quyền chém phá những
gì có quyền chém phá thôi"
Được phép Chúa, sứ thần Grabriel vụt bay xuống
trần gian, xăn tay áo, gọt quả địa cầu, bắt đầu từ Bắc cực đi tới...
Mọi sự đều cúi mình san sát trước lưỡi gươm thần.
Không ai, không vật gì, từ tảng đá cứng rắn nhất cho đến những ngọn núi cao ngất
trời... Tất cả đều cúi đầu vâng theo. Không ai, không có gì cưỡng lại được.
Nhưng rồi một hôm khi lưỡi gươm đi tới một ngôi
làng nhỏ nằm ẩn khuất bên một sườn đồi, đột nhiên lưỡi gươm thần như đụng phải
một vật gì cứng rắn lạ thường không thể nào đi qua nổi
- Có chuyện gì lạ ở đây chăng?
Và sực nhớ lại Lời Chúa đã dặn trước khi xuất
hành, Grabriel xỏ gươm vào vỏ, hạ cánh tay xuống, bước vào trong ngôi nhà nhỏ
kia xem có gì lạ chăng.
Ngài đã trông thấy gì ở trong đó?
Một chiếc nôi và bên cạnh một chiếc nôi ấy một
người mẹ đang ngồi cặm cụi gọt vỏ khoai giống hệt như ngài đang gọt quả địa cầu.
Đó chính là chướng ngại ngăn cản gươm thần lại
không cho đi tới.
Trước cảnh tượng ấy, Grabriel như đột nhiên tỉnh
giấc mơ màng... Ngài vội vàng quì sấp mặt xuống đất, vòng hai tay lại:
- Phải rồi! Phải rồi! Hồi xửa hồi xưa đã có một
lần ta phụng mệnh Thiên Chúa xuống trần gian, truyền tin hoan hỉ cho một thiếu
phụ trong làng Nazareth, tại một căn nhà nhỏ hẹp giống như căn nhà này. Thật ta
đang làm một việc hết sức là nông nổi ngông cuồng!
Sau đó Ngài ngẩng đầu lên và nói:
"Hỡi đồng nghiệp Micae, tôi xin hoàn trả lại
ngài thanh gươm này. Tôi đã khám phá ra rằng: Ở trên quả địa cầu này ít nhất có
hai tạo vật còn mạnh mẽ hơn cả gươm thần sắc bén của ngài. Đó là một đứa trẻ
thơ và một bà mẹ hiền."
Vâng chính nhờ hai nhân vật ấy mà quả địa cầu mới
đứng vững được cho đến ngày hôm nay.
15. Ngày cầu cho hòa
bình
“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi… và tám
ngày sau được gọi tên là Giêsu” (Lc 2,16-21).
Với đoạn Tin Mừng trên đưa chúng ta về với người
mẹ vừa mới sinh con là chính Đức Maria, Nữ Vương Bình An, sinh ra Chúa Giêsu là
Thái Tử Hòa Bình. Vì thế, ngày đầu năm, Giáo hội khấn xin Đức Mẹ chuyển cầu
cùng Thiên Chúa Cha ban cho thế giới được hòa bình nhân ngày sinh nhật của Con
Chúa.
Món quà cao quí nhất là chính Con Thiên Chúa, Đấng
là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình điều mà thế
giới hôm nay đang khao khát.
Khởi đi từ ngày 01 tháng Giêng năm 1968, Thánh
Giáo hoàng Phaolô VI đã thiết lập Ngày Thế Giờ Hòa Bình với Lễ Trọng Kính Đức
Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 65 năm
2023, có chủ đề: “Không ai có thể được cứu một mình: Cùng nhau chống lại
COVID-19, cùng nhau dấn thân trên con đường hòa bình." Trong Sứ điệp, Đức
Thánh Cha Phanxicô đã bao gồm một đoạn nói về cuộc chiến đang diễn ra ở
Ukraine, điều mà ngài mô tả là “một bước thụt lùi đối với toàn thể nhân loại."
Ngài viết: “Vào chính thời điểm mà chúng ta dám hy vọng rằng những giờ phút đen
tối nhất của đại dịch COVID-19 đã qua đi, thì một thảm họa khủng khiếp mới lại
giáng xuống nhân loại. Chúng ta đã chứng kiến sự tấn công dữ dội của một tai họa
khác: một cuộc chiến khác, ở một mức độ nào đó giống như cuộc chiến chống lại
COVID-19, nhưng được thúc đẩy bởi những quyết định đáng trách của con người… Rõ
ràng, đây không phải là thời kỳ hậu COVID mà chúng ta đã hy vọng hoặc mong đợi."
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý: “Mặc dù đã tìm ra vắc-xin cho COVID-19,
nhưng các giải pháp phù hợp vẫn chưa được tìm thấy cho cuộc chiến” (x.PHANXICÔ,
Sứ điệp Hòa Bình, 2022).
16. Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp
Trưa ngày 12 tháng 10 năm 1972, một chiếc phi
cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước
Chi-Lê thi đấu thể thao đã bị rớt khi băng qua dãy núi Ăng-đét và vỡ ra
nhiều mảnh. Có 28 học sinh còn sống sót. Khi màn đêm buông xuống, 28 học
sinh còn sống sót kia ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay. Cũng
may, trên phi cơ vẫn còn một số đồ ăn như thịt nguội, bánh mì và rượu
vang... và một chiếc rađiô cátxét. Nhờ chiếc rađiô này mà họ có thể theo
dõi cuộc cứu hộ đang triển khai tại các quốc gia trong vùng.
Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo
cáo không thể tìm ra chiếc máy bay gặp nạn và không hy vọng hành khách nào
còn sống sót. Thế là các nạn nhân hiểu rằng: họ có còn sống hay không là do
quyết tâm của chính họ.
Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời
vì bệnh viêm màng phổi vì không chịu được giá rét khủng khiếp. Đoàn người
còn lại 16 người. Bây giờ họ chỉ còn biết trông chờ phép lạ. Thế là cả 16 học
sinh này quyết định họp nhau cầu nguyện vào mỗi tối. Vào khoảng 9 giờ tối,
khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngồi quây quần đọc
chung kinh Mân Côi.
Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu tự phát
và các bài thánh ca. Cuối cùng kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ để nài xin Mẹ Chúa
Trời thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế trở thành nguồn động
lực lớn lao giúp các học sinh hy vọng sẽ được cứu thoát.
Thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời
tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm
leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng
khó khăn nguy hiểm. Cũng may họ tìm được một cuộn dây thừng bằng ny-lông và
dùng làm dây an toàn để leo xuống vách núi đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn
một chút là cả hai sẽ lao xuống vực thẳm. Mọi người còn lại đều hợp ý cầu
xin Mẹ Maria nâng đỡ cho hai bạn được an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã
xuống được đến một trạm kiểm soát ở dưới chân núi, và vài tiếng đồng hồ
sau, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện trên đỉnh núi cao để cứu
mười bốn học sinh còn lại.
Nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Maria, mà các học
sinh này đã sống được tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không
ai trong các thân nhân của họ dám hy vọng họ còn sống và có ngày trở về nhà.
Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được rằng:
Đức Maria không những là Mẹ Thiên Chúa, mà Người còn là Mẹ của tất cả những ai
thành tâm tin cậy cầu xin Ngài cầu bầu.
Lễ Thánh Gia (năm A)
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.
Lễ Thánh Gia (năm B)
Lời Chúa: Lc 2, 22-40
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ
Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép
trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh
thuộc về Chúa.” Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là
một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con.
Và đây ở Giêrusalem có một người tên là Simêon,
là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Israel.
Thánh Thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không
chết trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền
thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ
của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
"Lạy Chúa, bây giờ, Chúa để cho tôi tớ
Chúa đi bình an theo như lời Chúa, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa
đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh
quang của Israel dân Chúa.”
Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói
về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng:
"Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ
hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà,
một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!"
Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông
Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng
được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi bốn tuổi. Bà không rời khỏi
đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến,
bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông
chờ ơn cứu chuộc Israel.
Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật
Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên,
thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người. Đó là lời
Chúa.
TRUYỆN KỂ
1. Dung mạo Chúa Cứu Thế
Hoàng đế của một vương quốc hung vường vag thịnh
vượng, một ngày kia đã triệu tập các nghệ nhân từ khắp các nước đến dự một cuộc
tranh tài. Cuộc thi mô tả dung mạo hoàng đế.
Các nghệ nhân Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và
các loại đá hoa cương quí hiếm. Các nghệ nhân Acmêni mang theo một loại đất sét
đặc biệt. Các nghệ nhân Ai Cập mang đủ loại đồ nghề và khối cẩm thạch hảo hạng.
Sau cùng, người ta hết sức ngạc nhiên vì phái
đoàn nghệ nhân Hy Lạp chỉ mang đến vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng.
Mỗi phái đoàn thi thố tài năng của mình trong một
phòng riêng. Khi thời gian ấn định đã hết, hoàng đế đến từng gian phòng để thưởng
thức các tác phẩm. Vua hết lời khen ngợi bức chân dung của mình do các họa sĩ Ấn
độ vẽ. Ông càng than phục hơn khi nhìn ngắm các pho tượng của chính ông mà các
người Ai Cập và Acmêni điêu khắc.
Sau cùng, đến phòng trưng bày của người Hy Lạp,
hoàng đế không nhìn thấy gì cả, duy chỉ có bức tường của căn phòng được đánh
bóng đến độ khi nhìn vào ông thất chân dung mình hiện ra từng nét.
Dĩ nhiên, giải nhất thuộc về các nghệ nhân Hy Lạp.
Bởi vì đã hiểu rằng chỉ có hoàng đế mới họa được dung mạo của chính mình.
Muốn họa lại dung mạo Đức Kitô, chúng ta cần phải
đánh bóng long mình cho sạch mọi vết nhơ, mọi tì ố của tâm hồn. Một khi đã nên
sáng bóng như gương, chúng ta sẽ tiếp nhận được khuôn mặt rạng ngời của Chúa.
Khi Đức Maria và Thánh Giuse dâng Chúa Hài Nhi
trong đền thánh, có biết bao tư tế và luật sĩ thông thái, giỏi giang, am tường
Kinh Thánh, và hiểu rõ các lời tiên tri loan báo về Đấng Cứu Thế, nhưng họ đã
không nhận ra Chúa. Duy chỉ có ông Simeon, và bà Anna đã nhận ra được dung mạo
của Người.
2. Tai và lưỡi vào
thiên đàng
Có một câu chuyện kể rằng: Một nông dân nghèo
được vào thiên đàng, ông nhìn thấy người ta mang những vật rất kỳ lạ vào trong
nhà bếp. Ông thắc mắc và lên tiếng hỏi: Cái gì thế? Có phải để nấu súp không?
Không phải. Đó là những cái tai của con người.
Khi sống ở trần gian, tai giúp họ nghe những điều tốt lành, nhưng họ không làm
điều tốt lành đó. Khi chết, chỉ có tai của họ được vào thiên đàng thôi, những
phần khác của cơ thể thì không được vào.
Một lát sau, người nông dân lại nhìn thấy người
ta mang vào nhà bếp những vật kỳ lạ khác. Ông cũng lên tiếng hỏi: Cái gì thế?
Có phải để nấu súp không?
Không phải. Đó là những cái lưỡi của con người.
Khi sống trên đời, lưỡi khuyên bảo người khác làm điều tốt và sống tốt, nhưng
chính họ lại không sống; không làm những điều tốt lành đó. Khi chết, chỉ có lưỡi
của họ được vào thiên đàng thôi, những phần khác của cơ thể thì không được vào.
Gia đình nào cũng muốn được hạnh phúc. Gia đình
nào cũng muốn thuận vợ thuận chồng để gia đình thăng tiến. Điều tiên quyết là mỗi
người hãy để cho ý Chúa dẫn dắt. Hãy trở thành một khí cụ để thực hiện chương
trình của Chúa. Hãy là những người không dừng lại ở lời nói lạy Chúa, lạy Chúa
mà là những người luôn lắng nghe và thực thi Lời Chúa.
3. Giáo dục thói quen
Chuyện kể về một người chuyên nuôi cá cảnh. Một
hôm, trong kỳ hè, khi đang dạo chơi trước các quầy hàng dọc theo bờ biển, anh
thấy một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp trong một chậu thủy tinh ở quầy. Đó là một
con cá nước mặn xinh xắn mà anh chưa từng thấy, anh quyết định mua về. Về đến
nhà, anh ra sức chăm sóc nó và áp dụng những phương pháp tốt nhất của một nhà
chuyên môn.
Trước hết, anh đặt cá vào chậu nước mặn, cá lội
tung tăng trong môi trường quen thuộc. Thế nhưng, một tuần sau, với sáng kiến,
anh thêm vào một ít nước ngọt, mỗi ngày một ít. Cứ thế, anh tăng dần nước ngọt
cho đến khi chú cá quen hẳn với môi trường mới. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục
luyện cá. Mỗi ngày, anh bắt đầu đổ vào chậu một ít bùn, và cứ thế, sau nhiều tuần,
nhiều tháng, lượng bùn được tăng lên cho đến khi con cá quen hẳn với việc ngày
ngày nằm trên mặt bùn đớp mồi như một loài bò sát. Chưa hết, anh tập cho cá ra
khỏi chậu và lẽo đẽo theo anh như một con cún cưng. Anh đã thành công, vì mỗi lần
anh đi đâu, con cá màu ngoan ngoãn theo sau. Cho đến một ngày kia, chuyện đã xảy
ra khi anh có việc sang nhà một người bạn, có chú cá cùng đi. Lúc trở về, trời
đổ mưa, anh phải chạy thật nhanh và quên mất chú cá. Sực nhớ, anh quay lại tìm,
nhưng chẳng thấy đâu cho đến khi gặp một vũng nước trên đường, thì hỡi ôi, chú
cá yêu quý của anh nằm chết trong đó vì nó không biết bơi.
Câu chuyện khiến chúng ta rùng mình sởn ốc khi
nhớ đến trách nhiệm và bổn phận của một người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục
và làm gương sáng cho con cái. Vì “nửa cuộc đời còn lại của một con người được
hình thành từ những thói quen có được từ nửa cuộc đời trước đó." Thói quen
cầu nguyện, thói quen đạo đức, thói quen lễ phép, thói quen dùng thời giờ, thói
quen học hành, thói quen dùng tiền…, nghĩa là giáo dục thế nào, kết quả thể ấy.
4. Dạy con cầu nguyện
Thống Tướng Douglas MacArthur, Tham Mưu Trưởng
Lục Quân Hoa Kỳ Quân Đội Philippines thập niên 1930, người đã để lại một câu
nói bất hủ: “In war, there is no substitute for victory”, “Trong chiến tranh,
không có gì thay thế được chiến thắng”; vậy mà trong tiểu sử của ông còn có một
câu nói bất hủ hơn: “Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp, tôi hãnh diện về điều ấy.
Nhưng tôi còn hãnh diện hơn, hãnh diện hơn rất nhiều vì được làm một người cha…
và niềm hy vọng của tôi là: Khi tôi đã về bên kia thế giới, thì con tôi vẫn nhớ
đến tôi không phải với những hình ảnh oanh liệt ở chiến trận mà là những hình ảnh
ở nhà tôi, khi tôi cùng đọc với nó những lời kinh thường đọc hằng ngày: “Lạy
Cha chúng con ở trên trời…."
Lễ Thánh Gia hôm nay là dịp để chúng ta tự vấn
về việc cầu nguyện trong gia đình của mình. Cầu nguyện có phải là một phần sống
chết của gia đình tôi không? Cụ thể hơn là chúng ta – cha mẹ, con trai, con gái
– đã góp phần và làm gương sáng vào đời sống cầu nguyện trong gia đình thế nào?
Tướng Douglas Mac Arthur viết bài kinh này khi ở
Philippines trong những ngày mở đầu cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương. Mặc
dù đó là bài kinh ông cầu nguyện cho các con trai ông, nhưng nó cũng thích hợp
cho các thiếu nữ. Xin mọi người hãy im lặng và cùng cầu nguyện với tôi:
“Lạy Chúa, xin hãy ban cho đứa con trai của con
được đủ sức mạnh để biết được lúc nào nó yếu đuối, đủ dũng cảm để đối diện với
chính mình khi nó cảm thấy sợ hãi…Xin đừng để cho đứa con trai của con chỉ biết
ước muốn mà không dám hành động…Xin Chúa đừng để nó đi vào con đường thích dễ
dãi tiện nghi, nhưng hãy hướng dẫn nó đi vào con đường bắt buộc nó phải cố gắng
vượt qua những khó khăn thử thách.
“Xin hãy tập cho nó đứng vững trong bão tố,
nhưng lại biết thông cảm với những ai gục ngã.
“Xin hãy ban cho đứa con trai của con có một
trái tim trong sạch, có một mục đích cao cả, biết tự chủ lấy mình trước khi muốn
làm chủ người khác, biết lo lắng cho tương lai mà không bao giờ quên qúa khứ.
“Và khi Chúa đã ban cho nó tất cả những điều ấy,
xin Chúa hãy ban cho nó có đủ tính khôi hài để nó có thể luôn luôn nghiêm nghị
nhưng không bao giờ nghiêm nghị một cách qúa đáng.
“Như vậy, là cha nó, con dám tự nhủ rằng con đã
không sống một cách vô ích."
5. Gia đình của nhân
tài
Xã hội chúng ta không thiếu các mẫu gương đạo hạnh:
Louis Pasteur, nhà bác học thời danh, đã tâm sự khi đặt tấm bia kỷ niệm tại gia
đình ông: “Kính thưa cha mẹ thân yêu của con đã khuất bóng, các ngài đã khiêm tốn
sống trong nếp nhà bé nhỏ này. Con mắc nợ công ơn cha mẹ về hết mọi điều…."
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng
của Giáo Hội Pháp cũng tâm sự: “Những lời khuyên nhủ dịu dàng của mẹ tôi, gương
đạo đức, lòng nhiệt thành hâm nóng linh hồn nguội lạnh của tôi, khuyến khích
nâng đỡ tăng sức mạnh cho tôi. Chính nhờ giáo huấn của người mà tôi có đức
tin."Có lẽ thế giới biết nhiều đến thủ tướng Thái Lan, nhưng ít ai biết được
cậu Chuam Leekpai còn là một người con giàu cảm xúc, hiếu thảo, và luôn nghĩ đến
bậc sinh thành. Ông nói với mẹ: “Giờ đây, con đã là một chính trị gia và con
không còn thời gian về thăm mẹ thường xuyên nữa. Điều này làm con cứ áy náy
mãi. Tuổi mẹ càng cao thì nỗi lo của con càng nhiều. Do đó con cố gắng tìm mọi
cơ hội về thăm mẹ."
Đức Pio XI trong thông điệp về Giáo dục Kitô
giáo có viết: “Nền giáo dục hữu hiệu nhất và bền bỉ nhất là nền giáo dục được
nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có qui củ và khuôn phép. Những gương lành của
cha mẹ và của những người trong gia đình càng chiếu tỏa và bền bỉ, thì kết quả
của giáo dục càng lớn lao."
6. Mua một giờ của bố
Một cậu bé đón cha mình đi làm về và hỏi: “Bố
ơi! bố đi làm được bao nhiêu tiền một giờ?" Ông bố rất ngạc nhiên và bảo:
“Này con, ngay cả mẹ của con cũng chẳng biết, đừng quấy rầy bố vì bố đang mệt.”
Cậu bé lại hỏi: “Bố cứ cho con biết, lương của bố mỗi giờ được bao nhiêu tiền?”
Cuối cùng thì ông bố bảo rằng: “Mỗi giờ bố được hai mươi đồng." Cậu bé liền
hỏi: “Vậy bố cho con mượn mười đồng." Ông bố tỏ vẻ giận và mắng con: “Thì
ra đấy là lý do con muốn biết tiền lương của bố? Bây giờ đi ngủ đi và đừng quấy
rầy bố nữa."
Đêm hôm ấy, ông bố nghĩ lại những điều đã nói với
con mình và cảm thấy hối hận. Ông cho rằng có thể con mình đang cần tiền để mua
món gì mà nó đang cần. Ông sang phòng của con mình và hỏi: “Con đã ngủ chưa?”
Con ông đáp: “Con chưa ngủ." Ông bố đưa tiền và bảo: “Đây là tiền con hỏi
xin lúc nãy” Nó vui vẻ cám ơn bố, rồi lấy thêm tiền trong gối ra và nói: “ Con
đã có đủ rồi! hai mươi đồng. Bây giờ bố bán cho con một giờ của bố.”
Bài phúc âm hôm nay nhắn nhủ ông bố kể trên và
tất cả chúng ta là hãy dành cho gia đình mình nhiều thì giờ hơn nữa.
7. Quyết định chuyện
quan trọng
Có một chú rể nọ, trước ngày cưới, cùng với cô
dâu đến xin lời khuyên của cha mẹ vợ trước khi về chung sống ăn ở với nhau. Cha
mẹ vợ đã có tuổi, ống rất hạnh phúc với nhau trong 40 năm.
Nhìn vào gương sáng của cha mẹ, chàng rể xin
các ngài dạy cho bài học phải làm sao để giữ hạnh phúc trong gia đình. Ông bố vợ
mới dạy một bí quyết như sau: “Để giữ cho gia đình hạnh phúc, êm ấm, bố mẹ đã cố
gắng giữ một nguyên tắc như sau: Trong gia đình, bất cứ chuyện gì quan trọng, bố
quyết định hết!” Nghe vậy, chú rể khoái chí, thúc cùi chỏ vào cô dâu dặn dò:
“Nghe rõ chưa em?”
“Những chuyện nhỏ, mẹ con quyết định!” Ông bố
nói tiếp: “Nhưng trong 40 năm chung sống với mẹ của các con, bố chưa thấy có
chuyện gì đáng kể là quan trọng cả!”
8. Không có thời giờ
Một linh mục đang kiểm điểm tình hình sống đạo
trong giáo xứ. Ngài hỏi một gia đình:
– Chúng con có thường xuyên cầu nguyện chung
trong gia đình không?
Người gia trưởng trả lời:
– Thưa Cha, chúng con bận việc quá, không có giờ
đọc kinh cầu nguyện.
– Giả như con biết đứa con nào của con sẽ bị bệnh
nếu chúng con không cầu nguyện, thì gia đình chúng con có cầu nguyện không?
– Ồ chắc chúng con sẽ cầu nguyện.
– Giả như con biết ngày nào gia đình chúng con
lười biếng cầu nguyện thì một đứa con phải bị tai nạn. Các con có cùng cầu nguyện
không?
– Tất nhiên chúng con sẽ cầu nguyện.
– Giả như ngày nào chúng con không đọc kinh cầu
nguyện thì phạt năm chục ngàn. Chúng con có bỏ việc cầu nguyện không?
– Chắc chúng con không dám bỏ cầu nguyện. Nhưng
thưa Cha, Cha hỏi như thế có ý gì?
– Vì con nói không có thời giờ cầu nguyện, tại
con chưa xác tín rằng: nhờ lời cầu nguyện Chúa sẽ ban mọi ơn lành cho vợ cùng
con cái con. Chúa sẽ cứu giúp gia đình con khỏi mọi gian nan thử thách. Nhất là
con sẽ chu toàn bổ phận thờ phượng Chúa theo gương Thánh gia Thất.
9. Lời cầu nguyện rất
hiệu nghiệm
Một đứa trẻ nhờ cha mẹ dạy và làm gương, nên
luôn giữ thói quen đọc kinh trước khi đi ngủ. Ngày nọ em bị bệnh nặng phải vào
nằm bệnh viện. Bác sĩ cho biết em phải qua một cuộc phẫu thuật mới hỏi bệnh.
Trước khi tiêm thuốc mê để mổ, bác sĩ cho em biết: em sẽ ngủ một giấc thật lâu.
Nghe noi đến ngủ, em xin bác sĩ chờ em một chút, để em cầu nguyện như thường lệ.
Và em kết thúc lời nguyện bằng cầu:
– Lạy Chúa, xin cho con mau hết bệnh.
Sau đó em tự nằm xuống cho bác sĩ thi hành việc
của ông… Khi thức dậy, câu hỏi đầu tiên của em là:
– Thưa bác sĩ, cháu có lành bệnh không?
Bác sĩ nhìn em và cảm động nói:
– Cháu hãy để Chúa lo liệu… Điều bác tin chắc
là lời cầu nguyện của cháu rất hiệu nghiệm. Chúa đã cứu được một người là chính
bác. Từ lâu bác không đến nhà thờ, không đọc kinh cầu nguyện, cũng chẳng bao giờ
nhớ đến Chúa. Nhưng hôm nay khi cháu cầu nguyện sốt sắng, Chúa đã đánh động
lòng bác. Sáng sớm hôm nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội rước lễ và đọc kinh cầu
nguyện.
10. Quà tặng
Đức Tổng Giám Mục Milan ở phía Bắc nước Ý có kể
câu chuyện:
Vào dịp lễ Giáng Sinh có đông trẻ em, Chúa
Giêsu đến với các em. Thấy Chúa, các em mừng quá, vỗ tay treo hò vang dội. Bỗng
có một em xin Chúa tặng quà mừng Sinh Nhật của Chúa. Và tất cả các em khác đồng
thanh hưởng ứng. Chúa Giê su có vẻ suy nghĩ lo lắng một lúc, vì dường như Người
nghèo quá không có quà tặng. Rồi Người mỉm cười giang rộng hai tay ra ôm các trẻ.
Nhưng các em vẫn chờ đợi quà. Một em nói với đứa bạn bên cạnh:
– Ngài không tặng quà cho mình đâu. Thật đúng
như lời người ta nói: Tôn giáo không có ích gì, vì nó đâu có mang lại cho chúng
ta món quà nào.
Nhưng em đó trả lời:
– Khi Chúa Giê su giang rộng hai tay ôm lấy
chúng ta là Ngài ban tặng chính Ngài cho chúng ta. Chính Ngài là quà tặng cho
chúng ta đó.
11. Những bài học của
trẻ con
Nếu trẻ con sống với những lời phê phán, chúng
học được thói hay lên án.
Nếu chúng sống với sự hận thù, chúng học được
thói thích đánh nhau.
Nếu chúng sống với những lời chế nhạo, chúng học
được thói nhút nhát.
Nếu chúng sống với sự chê bai, chúng học được mặc
cảm tội lỗi
Nếu chúng sống với sự bao dung, chúng học được
tính nhẫn nhục
Nếu chúng sống với sự khuyến khích, chúng học
được lòng tự tin.
Nếu chúng sống với lời khen, chúng học được
cách thưởng thức cái hay của người.
Nếu chúng sống với sự lương thiện, chúng học được
tính công bình.
Nếu chúng sống với sự che chở an toàn, chúng học
được lòng tin cậy.
Nếu chúng sống với sự chấp nhận, chúng học biết
yêu thích chính mình.
Nếu chúng sống với tình thương, chúng học được
cách tìm thấy Chúa trong cuộc đời. (Anon, "Children learn what they live")
12. Bà mẹ thánh thiện
và đảm đang thành Luân Đôn
Đầu thế kỷ XX này, tại Luân Đôn, có một gia
đình công nhân vừa nghèo khó lại vừa đông con: cả thảy 13 đứa! Bố của chúng phải
đi làm việc suốt ngày ở xí nghiệp. Bà mẹ ở nhà làm nghề phụ và lo việc nội trợ.
Dù đầu tắt mặt tối, bận bịu suốt ngày suốt đêm, nhưng bà Vaughan vẫn vui vẻ
thay mặt chồng dạy dỗ con cái học giáo lý, tập luyện chúng có tinh thần đạo đức,
khuyên chúng chịu khó học tập, lao động, và đặc biệt trưa nào rửa chén bát xong
bà Vaughan cũng đến nhà thờ chầu Chúa một giờ.
Láng giềng ai cũng lấy làm lạ và hỏi bà:
"Một bầy con 13 đứa, bận rộn sáng tối, mà sao trưa nào chị cũng đi chầu
Thánh Thể ?" Bà tươi cười bảo: "Thấy một bầy con lúc nhúc, ăn bữa mai
chạy gạo bữa hôm, tôi lo lắm. Hơn thế chúng còn đến trước trường học, theo bạn
bè rủ rê đi chơi hoặc ra phố phường xa hoa, do đó nhiều nguy hiểm, tôi càng
thao thức hơn. Thành thử mỗi ngày dầu bận việc đến đâu, tôi cũng bỏ ra một giờ
để chầu Chúa, sốt sắng xin Người ban ơn cho vợ chồng tôi nuôi nấng các cháu hằng
ngày dùng đủ và dạy dỗ chúng nên người đạo đức."
Chúa đã nhận lời và ân thưởng cho lòng tin cùng
sự hy sinh của bà Vaughan: trong 13 người con, một người làm Hồng Y Tổng Giám Mục
giáo phận Luân Đôn, một người khác làm Tổng Giám Mục, hai người làm Linh mục,
hai nam tu sĩ, hai nữ tu sĩ, còn 5 người ở thế gian lập gia đình lưu truyền nòi
giống, sống cuộc đời đạo đức thánh thiện. (ĐHY NVT, Trên đường lữ hành)
13. Lý do mừng lễ.
Lễ Thánh gia được thiết lập vào cuối thế kỷ 19,
tương đối mới. Đức Giáo hoàng Lêô XIII bấy giờ rất quan tâm đến các vấn đề xã hội.
Người thấy nhân loại đang đi vào một nền văn minh mới. Lý trí và khoa học đòi
quyền tự lập và tự chủ. Ảnh hưởng đạo đức bớt dần. Và trong phạm vi gia đình,
người ta đã nói nhiều đến tự do, ly dị, cởi mở... Những phong trào “gia đình
công giáo” có từ thế kỷ 16 ráo riết cổ động người ta noi gương Thánh gia. Đức
Giáo hoàng Lêô XIII cũng như các vị kế tiếp muốn chúc phúc cho những phong trào
này. Và lễ Thánh gia được thiết lập theo bối cảnh ấy.
Do đó, Giáo hội muốn cho chúng ta mừng lễ này
là nhằm đề cao vai trò của gia đình và đưa ra một mẫu gương tuyệt hảo cho mọi
người noi theo.
14. Mái ấm gia đình là gì ?
Mới đây một tờ báo ở London, thủ đô nước Anh,
đã gửi câu hỏi “Mái ấm gia đình là gi,theo anh chị” tới 1000 người. Có 800 người
đã trả lời, tập trung vào các ý tưởng sau đây:
. Mái ấm: một thế giới xung đột khép lại, một
thế giới tình thương mở ra.
. Mái ấm: nơi chuyện nhỏ là quan trọng, chuyện
quan trọng là chuyện nhỏ.
. Mái ấm: vương quốc của cha, thế giới của mẹ
và thiên đàng của con cái.
. Mái ấm: nơi chúng ta cằn nhằn nhiều nhất
nhưng được đối đãi tốt nhất.
. Mái ấm: trung tâm của tình thương mà mọi lời
ước nguyện của con tim quyện vào đấy.
. Mái ấm: nơi dạ dầy chúng ta ăn 3 lần mỗi ngày
và tâm hồn ăn ngàn lần mỗi ngày.
. Mái ấm: nơi duy nhất nơi trần gian mà mọi lỗi
lầm và thất bại của con người được che đậy dưới lớp áo bác ái che đậy.(GM
Arthur Tone, Góp nhặt, tr 125-126).
15. Hàn bá Du có hiếu.
Hàn bá Du ăn ở với mẹ rất có hiếu. Những khi có
lỗi mẹ thường đánh đòn. Môt hôm Hàn bá Du phải đòn, khóc mãi. Mẹ thấy vậy hỏi:
- Mọi khi mẹ đánh con, con biết lỗi, con cam chịu
ngay. Lần này sao con khóc dai như thế ?
Bá Du thưa:
- Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ
còn mạnh khỏe. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã
yếu, cho nên con nghĩ, con thương mẹ mà con khóc.
Ôi! con ăn ở với mẹ, tuy khó nhọc, khổ sở cũng
không dám oán. Như Bá Du trong truyện này, không những không oán mẹ, lại còn
thương mẹ già yếu, tình con yêu mẹ thế mới là thắm thiết (Nguyễn văn Ngọc, Cổ học
tinh hoa, quyển 2, tr 18).
16. Gia đình là một kho
tàng.
Ông George đã đến tuổi 70, ông không lập gia
đình, ông là một thủy thủ, cả cuộc đời lênh đênh trên biển cả. Ông không có nhà
riêng. Cháu trai ông tên là BILL rất thương bác George nên đã mời bác về sống với
Bill, với vợ và 5 con của Bill. Đó là sự giúp đỡ lẫn nhau: bác George có nhà ở,
còn gia đình của Bill có dịp làm những chuyến viễn du tưởng tượng quanh thế giới
mỗi khi lắng nghe bác George kể lại kinh nghiệm của mình.
Đôi khi Bill cảm thấy nhàm chán và bất mãn với
cuộc sống gia đình. Được rảo quanh thế giới không lo lắng, thảnh thơi vui sướng
biết bao. Và Bill đã bày tỏ nỗi lòng cho bác.
Một chiều kia, bác George nhắc đến một nơi xa
xăm. Bác có đánh dấu trên bản đồ một kho tàng chôn giấu. Bill ghi nhớ điều đó,
nên sau khi bác George chết vài năm, Bill coi lại đồ đạc của bác và tìm thấy một
bao thư đề tên Bill, trong đó có một tấm bản đồ. Tim đập mạnh, tay run run,
Bill cố gắng tìm ra nơi cất giấu kho tàng. Sau cùng chàng cũng xác định được địa
điểm: đó là căn nhà của chàng, nơi mà chàng đang đứng.
Bác George đã trối lại cho chàng một kho báu là
ý thức rằng nhà của chàng, gia đình riêng của chàng là kho báu (Góp nhặt 4, tr
109).
17. Tình yêu cứu sống
Cổ tích vùng Rotal mạn Bắc nước Pháp có kể lại
một câu chuyện sau đây:
Có một gia đình nọ gồm cha mẹ và một người con
sống rất hiệp nhất yêu thương nhau. Nhưng một đêm kia, đang lúc mọi người ngủ
say, một trận giông bão to lớn chưa từng thấy, chỉ trong mấy giờ đồng hồ cả
vùng đều lụt lớn, nhà cửa sập cả, thây người và vật trôi bồng bềnh.
Người cha của gia đình cõng vợ trên vai mình và
bà vợ tay bế đứa con. Nước càng lúc càng dâng cao, chẳng bao lâu ngập đầu của
hai vợ chồng. Dù ngộp thở và vô cùng mệt mỏi, bà mẹ cố giơ cao hai cánh tay
nâng cao đứa con lên khỏi mặt nước để đứa bé khỏi chết ngộp.
Hai vợ chồng sẵn sàng chờ chết, nhưng chỉ mong
có ai cứu được đứa bé khỏi chết. Vừa lúc đó, có một thiên thần bay ngang qua,
trông thấy cái đầu bé tí nhô khỏi mặt nước, vội cầm lấy kéo lên và dính chùm
theo là cả cha mẹ đứa bé. Thế là nhờ yêu thương hiệp nhất mà cả gia đình được
thoát nạn.
18. Đạo đức và hạnh
phúc trong gia đình
Trong cuốn bài giảng Chúa nhật của mình, Đức
Cha Arthur Tonne có ghi lại kết quả của một cuộc điều tra xã hội tại Mỹ năm
1975 về vấn đề gia đình như sau:
Người ta lựa chọn một số gia đình rồi rồi xếp
ra từng loại căn cứ vào những tiêu chuẩn sau đây:
* Không tham dự lễ Chúa nhật + Không cầu nguyện
* Có tham dự Thánh lễ Chúa nhật nhưng không cầu
nguyện.
* Có tham dự Thánh lễ Chúa nhật + đọc Kinh
Thánh và cầu nguyện chung với nhau.
Sau 3 năm người ta nhận được những kết quả sau
đây:
- Đối với những cặp vợ chồng không bao giờ đi lễ,
không cầu nguyện thì cứ 4 cặp thì có 1 cặp ly dị. Tỷ lệ 1/4. Khá cao!
- Đối với những cặp vợ chồng thường xuyên đi
tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật nhưng không cầu nguyện chung với nhau thì cứ 57
cặp có một cặp ly dị. Tỉ lệ 1/57.
- Với những cặp vợ chồng thường xuyên tham dự
thánh lễ Chúa nhật thường xuyên, thêm vào đó còn có thời giờ để đọc Thánh Kinh
và cầu nguyện chung với nhau thì kết quả hết sức tốt đẹp. Cứ 500 cặp mới có một
cặp ly dị. Tỉ lệ 1/500.
Vâng đó là kết quả của một cuộc điều tra xã hội.
Lễ Thánh Gia (năm C)
Lời Chúa
TRUYỆN KỂ
1.