CHÚA Ở ĐÂU
TRONG GIA ĐÌNH TÔI?
TRONG GIA ĐÌNH TÔI?
Căn
nguyên của các xáo trộn trong đời sống gia đình và trong hành trình tìm kiếm
hạnh phúc của nhân loại là sự vắng bóng của Thiên Chúa!
Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá
hoại cuộc sống của loài người. Con đầu đàn lên tiếng: “Ta sẽ trọng thưởng cho đứa nào đánh cắp hạnh phúc của con người và tìm
được một chỗ giấu mà không ai tìm ra được. Các ngươi tính sao?”
Một con lên tiếng: “Hãy
đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ
không thể tìm ra.” Con đầu đàn lắc đầu: “Rồi
cũng sẽ có ngày họ chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy.”
“Vậy hãy giấu
dưới đáy đại dương sâu thẳm …”, con khác nói.
“Với những
phương tiện ngày càng hiện đại, chẳng mấy chốc họ cũng thám hiểm đến đáy đại
dương sâu thẳm”, con đầu đàn lắc đầu.
“Hay ta giấu ở một hành tinh khác vậy”, một tiểu
yêu đề nghị.
“Làm vậy chẳng
giấu được họ, vì họ đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, con đầu đàn
ngao ngán trả lời.
“Này này…, một
nữ yêu tinh chậm rãi nói, người ta tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh
phúc nơi người khác nhưng thường không thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy
ta hãy giấu hạnh phúc trong chính cuộc sống họ, họ sẽ chẳng tìm thấy được đâu....”
Cả đám yêu tinh reo lên và quyết định làm theo lời đề nghị
trên.
Thiên Chúa dựng nên con người để được hạnh
phúc, chứ đâu phải
để chịu đau khổ, nhưng hoạ hiếm mới có người thấy đời mình được hạnh phúc, trong
khi đó chẳng khó tìm được những lời than thân trách phận, nghĩ rằng mình ‘sinh
ra đời dưới một ngôi sao xấu’ mà quên rằng Thiên Chúa là hạnh phúc được ghi sẵn
trong lòng mỗi người từ thuở ban đầu: “Linh
hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang
khô cằn, không giọt nước” (Tv 63,2)
Trong ngôn ngữ dân gian, hạnh phúc thường được diễn tả bằng tình yêu
gia đình; trong mạc khải, hạnh phúc thật cũng thường được diễn tả bằng hình ảnh
tình yêu đôi lứa trong tiệc cưới Nước Trời, và thật gần gũi với cuộc sống của mỗi
người là gia đình Nazarét với những nhu cầu của thể xác và tâm hồn, những thử
thách của cuộc đời tại thế.
Tình yêu lứa đôi là một mái ấm nâng đỡ và thăng hoa con
người nhưng “tình
yêu hôn nhân rất thường bị
hoen ố vì lòng ích kỷ, khoái lạc chủ nghĩa và những lạm
dụng bất hợp pháp cản trở sự sinh sản. Ngoài ra, các hoàn cảnh hiện tại về kinh
tế, xã hội, tâm lý và chính trị đang gây cho gia đình những xáo trộn trầm trọng” (GS 47,2)
Căn nguyên của các xáo trộn trong đời sống gia đình và
trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc của nhân loại là sự
vắng bóng của Thiên Chúa: Trong mùa Giáng sinh ngày nay, nhiều cửa hiệu đã thay
‘Merry Christmas’ bằng ‘Happy Holidays’, nhẹ nhàng đặt Đức Kitô bên lề đường
tìm kiếm hạnh phúc của họ, quên rằng điều kỳ diệu của mùa Giáng sinh là cả vũ
trụ trở nên một gia đình lớn chia sẻ một niềm vui với Thánh Gia, niềm vui có
Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1,23)
Một hoạ sĩ suốt đời ước mơ vẽ một bức
tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ về điều đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả
lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là
niềm tin vì niềm tin
nâng cao giá trị con người.”
Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời:
“Tình yêu là điều đẹp
nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười
cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống nhàm chán biết
bao nếu không có tình yêu.”
Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới về từ trận mạc.
Được hỏi, người lính trả lời: “Hoà
bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có
hoà bình là ở đó có cái đẹp.”
Và hoạ sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và tình yêu?...”
Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các
con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông
ngập tràn hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần
gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”
Gia đình Nazaret là một tuyệt tác của tình yêu Thiên
Chúa!
Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta hiện diện trong một gia đình,
để ai cũng có thể cảm nhận được sự chăm sóc đầy tình yêu của Chúa: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường
nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự
chúng ta là con Thiên Chúa”; và biết được phải đáp trả như thế nào: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng
ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật
và bằng việc làm” (1Ga 3,1.18)
Như trong một gia đình, Thiên Chúa đến ở cùng mọi người.
Tôi có coi Chúa như một người thân không thể vắng trong gia đình tôi? Tôi có
coi mỗi người trong gia đình như là chính Chúa đang ở với tôi?