6 nhà khoa học hiện đại nổi tiếng
NHÌN NHẬN VỀ ĐỨC TIN VÀ TÍN NGƯỠNG
“Chúng ta nhìn thấy một vũ trụ được sắp xếp một
cách kinh ngạc và tuân theo các định luật nhất định nhưng chỉ lờ mờ hiểu được
chúng.” (Albert Einstein)
1. Tiến sĩ Eben Alexander, nhà khoa học thần kinh tại Đại
học Harvard
Tiến sĩ Eben
Alexander tin rằng nhân loại sẽ chỉ có thể đột phá trong sự hiểu biết của mình
chỉ khi các giáo điều trong tôn giáo lẫn khoa học không còn kìm hãm chúng ta.
Những giáo điều này đã hạn chế khả năng nhận thức thực tại vật lý của lĩnh vực
tâm linh, ông giải thích trên trang web của mình.
Tiến sĩ
Alexander đã là một nhà phẫu thuật thần kinh trong hơn 25 năm. Ông từng làm việc
tại Trường Y Đại học Harvard ở Boston. Ông từng cho rằng các trải nghiệm cận tử
chỉ là các điều huyễn hoặc được sản sinh bởi não bộ dưới ảnh hưởng của sự cưỡng
chế. Ông từng là một người hoài nghi.
Sau trải nghiệm
của chính bản thân mình với thế giới sau khi chết trong trạng thái hôn mê, ông
đã không còn có thể phủ nhận sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết, như ông đã
nói trong quyển sách “Bằng chứng của Thiên đường” của ông, một tác phẩm bán chạy
nhất được xuất bản năm 2012, theo bình chọn của thời báo New York Times. Sự hồi
phục của ông từ một trải nghiệm cận tử dường như là một phép màu trong y học,
và Tiến sĩ Alexander tin rằng đây chắc chắn là một điều kỳ diệu.
Quyển sách
“Bằng chứng của Thiên đường” và tiến sĩ Alexander
Phần miêu tả
trong quyển sách viết: “Câu chuyện này vô
cùng kỳ diệu bất kể nó xảy đến với ai. Chính vì nó đã xảy đến với Tiến sĩ
Alexander nên nó thật sự mang tính cách mạng. Không một nhà khoa học hay người
nào có đức tin lại có thể phớt lờ nó.”
2. Cullen Buie, Giáo sư kỹ thuật ở Học viện Công nghệ
Massachusetts
Giáo sư
Cullen Buie (phải)
Trong một buổi
thuyết trình tại Diễn đàn Veritas ở Đại học Tufts năm ngoái, Giáo sư MIT Cullen
Buie đã nói rằng khoa học và niềm tin không phải hai phạm trù đối kháng lẫn
nhau.
Ông nói: “Một số người có thể nghĩ rằng niềm tin và
lý lẽ cũng như dầu với nước [hay nước với lửa]. Không phải như vậy. Một trong
những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử đã vận dụng niềm tin để thúc đẩy các lĩnh
vực khoa học. Nhiều nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử là những người có niềm
tin sâu sắc, không phải chỉ về lĩnh vực khoa học của họ, mà còn tin vào Chúa.”
Ông cũng nói rằng
các nhà khoa học thường phải có niềm tin vào các lý thuyết và vào chính bản
thân họ, ngay cả khi phải đối mặt với rất nhiều sự hoài nghi và chỉ trích từ đồng
nghiệp. Ông đã dẫn ra ví dụ về Thomas Edison, người đã bị bài xích như một nhà
khoa học giả tưởng và một kẻ lừa đảo cho tới khi chứng minh được bóng đèn điện
của ông thực sự có thể hoạt động. Ông đã dẫn ra rất nhiều các nhà khoa học nổi
tiếng khác, bao gồm cha đẻ của lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) Georges Lemaitre,
tất cả bọn họ đều bày tỏ sự tin tưởng vào một đấng cao hơn, có trí huệ lớn hơn.
3. Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Sức khỏe Quốc
gia Mỹ
Bác sĩ, Tiến sĩ Francis S. Collins, phát biểu trong sự kiện
‘Rock Stars of Science (tạm dịch: siêu sao nhạc rock trong khoa học)’ tại Thính
đường Trung tâm Khách tham quan Capitol (Capitol Visitors Center Auditorium) tại
thủ đô Washington, D.C., vào ngày 24/9/2009.
Tiến sĩ Francis
Collins từng là một người vô thần, nhưng sau này đã trở thành một người hữu thần.
Ông nguyên là giám đốc của Dự án Bản đồ Gen người (Human Genome Project) và hiện
đang làm giám đốc của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ. Ông từng có một bài viết trên
CNN vào năm 2007 với tiêu đề, “Tại sao
nhà khoa học này tin vào Chúa”:
“Tôi nhìn nhận ADN, phân tử chứa thông tin
của tất cả vật sống, như ngôn ngữ của Chúa. Và tôi xem cơ thể thanh lịch và phức
tạp của chúng ta cùng thế giới tự nhiên ngoài kia là phản chiếu sự an bài của
Chúa.
“Trước đây tôi không có những quan điểm như
vậy. Là một học sinh cao học ngành hóa lý vào những năm 1970, tôi đã từng là một
người vô thần, khi không thể tìm thấy lý do để giả định cho sự tồn tại của bất
kỳ chân lý nào nằm bên ngoài lĩnh vực toán học, vật lý và hóa học. Nhưng sau đó
tôi vào trường y, và đối mặt với sự sống và cái chết của bệnh nhân bên giường bệnh.
Khi được một bệnh nhân hỏi ‘Ông tin vào điều gì, bác sĩ?’, tôi đã bắt đầu đi
tìm kiếm câu trả lời.
‘Tôi phải thừa nhận rằng cái khoa học mà
tôi yêu quý sâu sắc đã trở nên bất lực khi cố gắng giải thích các câu hỏi như
‘Ý nghĩa của cuộc sống là gì?’ ‘Tại sao tôi lại ở đây?’ ‘Rốt cuộc thì tại sao
toán học lại có hiệu quả?’ ‘Nếu vũ trụ có một khởi điểm, thì ai tạo ra nó?’ ‘Tại
sao các hằng số vật lý trong vũ trụ lại hoàn chỉnh đến nỗi cho phép hình thành
các dạng thức sống phức tạp?’ ‘Tại sao con người lại có ý thức đạo đức?’ ‘Điều
gì xảy ra khi chúng ta chết?’”
4. Albert Einstein
“Tôi không phải là một người vô thần. Tôi
không nghĩ tôi có thể tự gọi bản thân mình là một người phiếm thần [1]. Vấn đề
có liên quan là quá rộng lớn đối với tâm trí hữu hạn của chúng ta.
“Chúng ta đang ở vị trí của một đứa trẻ nhỏ
đi vào thư viện khổng lồ tràn ngập các cuốn sách bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đứa trẻ biết rằng ai đó chắc hẳn đã viết nên các cuốn sách đó. Nhưng nó không
biết làm cách nào. Nó không hiểu các thứ ngôn ngữ viết trong những cuốn sách
đó.
“Đứa trẻ nghi ngờ rằng hình như có một cái
trật tự bí ẩn trong cách sắp xếp các cuốn sách, nhưng không biết nó là cái gì.
Đối với tôi, đây thậm chí có lẽ là cách nhìn nhận về Chúa của con người thông
minh nhất. Chúng ta nhìn thấy một vũ trụ được sắp xếp một cách kinh ngạc và
tuân theo các định luật nhất định nhưng chỉ lờ mờ hiểu được chúng.”
—Albert Einstein, trong “Thuyết tương đối đại cương và đặc
biệt (Relativity: The Special and General Theory)
“Hãy thử thâm nhập vào các bí ẩn của tự
nhiên với nguồn lực hạn chế của chúng ta và chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, đằng
sau tất cả các sự móc nối mà chúng ta có thể nhận thức, thì có tồn tại thứ gì
đó tinh vi, vô định hình, và không thể giải thích. Thái độ tôn trọng đối với
cái thế lực hoàn toàn vượt ra khỏi khả năng giải thích của chúng ta – đây chính
là tôn giáo của tôi. Xét trên phương diện này thì tôi là một người có tín ngưỡng.”
—Albert Einstein, được trích dẫn trong ‘Nhật ký của một
người theo chủ nghĩa thế giới’ của tác giả H. G. Kessler
5. Max Planck, một trong những người đặt nền tảng cho Cơ
học Lượng tử
“Khoa học không thể giải đáp bí ẩn tối hậu
của tự nhiên. Lý do là vì, trong các phân tích cuối cùng, tự bản thân chúng ta
là một phần của tự nhiên và do đó cũng là một phần của bí ẩn mà chúng ta đang cố
gắng giải quyết.”
—Max Planck, trong cuốn sách ‘Khoa học đang tiến về
đâu?’, phiên dịch bởi James Murphy.
“Là một người đã dành cả cuộc đời cho ngành
khoa học nhạy bén nhất – việc nghiên cứu vật chất, dựa trên các kết quả nghiên
cứu về nguyên tử tôi có thể nói rằng: Không có vật chất nào như vậy.”
“Tất cả vât chất đều khởi nguồn và tồn tại
nhờ có một lực khiến các phần tử của một hạt nguyên tử rung động, cũng như duy
trì quỹ đạo các thành phần của ‘cái hệ mặt trời nhỏ bé nhất’ – nguyên tử này.
Chúng ta phải giả định rằng đằng sau cái lực này có tồn tại một ý thức có linh
tính và trí tuệ. Ý thức là ma trận của tất cả vật chất.”
—Max Planck, trong bài diễn thuyết có chủ đề “Bản chất của
vật chất” vào năm 1944 ở Florence, Italy.
Max Planck được
coi là một trong những người sáng lập thuyết cơ học lượng tử. Ông được trao giải
Nobel vật lý vào năm 1918 vì “những cống
hiến của ông trong việc thúc đẩy ngành vật lý với thuyết lượng tử năng lượng”,
theo trang web của giải thưởng Nobel.
6. John Carew Eccles, nhà sinh lý học thần kinh đoạt giải
Nobel
“Tôi cho rằng bí ẩn của loài người đã bị hạ
thấp rất nhiều do chủ nghĩa giản lược trong khoa học, khi sử dụng các luận điệu
trong ‘chủ nghĩa duy vật hứa hẹn’ để giải thích cho hầu như tất cả khía cạnh của
thế giới tâm linh dưới các mô thức hoạt động thần kinh. Niềm tin này phải được
xếp vào phân loại mê tín. […] Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là những sinh
mệnh tâm linh có linh hồn tồn tại trong một thế giới tâm linh, đồng thời cũng
là một sinh mệnh vật chất với cơ thể và não bộ tồn tại trong một thế giới vật
chất.”
— Ngài John C. Eccles, trong cuốn sách ‘Sự tiến hóa của
não bộ: Sự tạo thành của cái tôi’
Ngài John Carew
Eccles, một nhà sinh lý học thần kinh, đã đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học
năm 1963 cùng Alan Lloyd Hodgkin và Andrew Fielding Huxley với công trình của
ông trong lĩnh vực dẫn truyền xinap hóa học.
Vũ trụ chứa đầy
những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí”
của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ
kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có
thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Chú thích của
người dịch:
[1] Phiếm Thần:
Pantheism (tiếng Hy lạp: pan=tất cả; theos=Thần [Thượng Đế]), có nghĩa “Thượng
Đế là Tất cả” và “Tất cả là Thượng Đế.” Đó là quan niệm cho rằng mọi vật đều có
Thượng Đế nội tại; hoặc quan niệm rằng vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng Đế đều
tương đồng. Các định nghĩa chi tiết hơn nhằm nhấn mạnh ý tưởng rằng qui luật tự
nhiên, thế giới hiện hữu và tổng thể vũ trụ đều được thể hiện hay tạo thành
theo nguyên tắc thần bí của Thượng Đế.
(Biên dịch: Quý
Khải)
http://www.theepochtimes.com