Mỗi lần lên rước lễ ta phải giục lòng
tin mạnh mẽ hình bánh ta chịu chính là Chúa Kitô. Đồng thời ta cũng nhớ tới
những ý Chúa muốn khi lập bí tích này.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
(Các bài tin mừng bốn Chúa Nhật liên tiếp XVIII, XIX, XX, XXI
nói tới bí tích Thánh Thể. Chúa lập bí tích Thánh Thể để:
·
Kỷ niệm cuộc tử nạn
Chúa.
·
Thay thế các của lễ
đền tội, toàn thiêu v.v. trong cựu ước, để chúng ta có của lễ chính Chúa Cha
ưng thuận dâng lên Chúa Cha mỗi ngày.
·
Đễ nuôi dưỡng linh hồn
ta và làm của ăn đàng trong giây phút ta đi về cõi đời đời.
·
Để chữa bệnh tật tâm
hồn ta, và ban sức mạnh cho ta trong cuộc sống.
·
Để cho ta được hưởng
sự sống lại.
·
Để Chúa thực sự ở với
chúng ta mọi ngày đến tận thế.
Do đó bài giảng bốn Chúa Nhật liên tiếp này, có thể khai triển
các mục đích trên.)
Theo ý kiến của các
Giáo Phụ, từ thánh I-nha-xiô Antiokia, cho tới các nhà chú giải thánh kinh và
các nhà thần học thời nay, thì từ câu 26 đến câu 70 của chương VI Tin Mừng
thánh Gioan, là một bài giảng của Chúa, được chia làm ba phần.
Phần I: Chúa nói về
hai thứ bánh, từ bánh vật chất nuôi thân xác, Chúa chuyển sang bánh hằng sống
nuôi linh hồn ta.
Phần II: Bánh hằng
sống nuôi linh hồn ta chính là thân xác ngài. Ngài buộc mọi người phải tin và
ăn bánh này để được sống đời đời.
Phần III: Và như thế
là chính Chúa sẽ lập Bí Tích Thánh Thể, biến bánh thành rượu thành mình máu
ngài.
Việc ta rước lễ hằng
ngày nhiều khi trở thành tập quán, ta không chuẩn bị, không giục lòng tin,
không cám ơn, không đặt tầm quan trọng cho đủ; do đó, phải có nhiều dịp nhắc đi
nhắc lại để suốt đời ta, ta phải coi việc rước lễ là việc quan trọng.
Mỗi lần lên rước lễ ta
phải giục lòng tin mạnh mẽ hình bánh ta chịu chính là Chúa Kitô. Đồng thời ta
cũng nhớ tới những mục đích Chúa lập bí tích này để: Kỷ niệm cuộc tử nạn Chúa;
nuôi dưỡng linh hồn ta và làm của ăn đàng trong giây phút ta đi về cõi đời đời;
chữa bệnh tật tâm hồn ta, và ban sức mạnh cho ta trong cuộc sống; cho ta được
hưởng sự sống lại.
Tiết hàn thực nhằm
ngày mùng 3 tháng 4 âm lịch. Tiết này là ngày dân chúng chỉ ăn đồ nguội vì ngày
đó không được dùng lửa. Đó cũng là một ngày hội của dân Trung Hoa xưa. Sở dĩ có
tiết này là do một biến cố cảm động sau đây.
Thái Tử Tấn Trùng Nhĩ
trước khi lên ngôi vua, (Hiệu là Tấn văn Công), đã long đong, qua nhiều gian
khổ, lưu lạc nhiều nước. Có lần Thái Tử đói quá, mà không tìm đâu ra thức ăn,
thì có một người theo phò, tên là Giới Tử Thôi, sẵn sàng cắt thịt ở bắp vế, làm
món ăn cho Thái Tử. Sau khi Thái Tử về nước, và lên ngôi vua lấy hiệu là Tấn
Văn Công. Các người theo phò được ban chức tước. Nhưng nhà vua lại quên không
nghĩ tới Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi buồn không màng nghĩ tới công danh nữa,
cõng mẹ vào sống ẩn dật trong một khu rừng vắng.
Vua Tấn Văn Công, nhờ
có người nhắc, sực nhớ tới công ơn Giới Tử Thôi, người đã dùng chính thịt mình
nuôi sống vua, nên cho đi tìm Giới Tử Thôi mà không gặp. Biết Giới Tử Thôi là
người có hiếu, nên các quan mới bầy kế cho vua là: cứ đốt khu rừng nơi Giới Tử Thôi
đang sống, chắc chắn Giới Tử Thôi sợ mẹ bị chết cháy và sẽ cõng mẹ chạy ra.
Nhưng thực ra lúc đó, mẹ của Giới Tử Thôi đã chết. Khi rừng cháy xong, cũng
chẳng thấy Giới Tử Thôi đâu. Quan quân vào lùng trong rừng, thì thấy Giới Tử
Thôi ôm một gốc cây chịu chết cháy. Nhà vua thương tiếc, vỗ vào cây mà than
khóc lâu giờ. Để ghi ơn Giới Tử Thôi, nhà vua bắt dân trong nước mỗi năm, vào
ngày 3 tháng 3 không được đốt lửa, chỉ ăn đồ nguội (hàn thực). Nhà vua còn bắt
đốn cây đó, lấy gỗ làm đôi guốc mang dưới chân, và thường nhìn đôi guốc, than
thở: “Đau xót thay cho túc hạ.”
Vua Tấn Văn Công mới
chỉ được Giới Tử Thôi cắt thịt bắp vế nuôi sống một lần, mà còn ghi nhớ công ơn
Giới Tử Thôi như thế; mỗi người chúng ta nghĩ sao khi đối với Chúa Giêsu, Đấng
đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, Đấng đã thực sự mỗi ngày dùng mình máu nuôi
tâm hồn chúng ta, giúp ta lướt mọi gian chuân, được an bình trên con đường trở
về quê trời? Hiển nhiên là chúng ta phải yêu mến, cảm tạ Chúa, và không giây
phút nào trong đời sống có thể quên ơn Chúa. Thực sự Chúa hiến chính thân để
làm của nuôi con cái loài người cho tới tận thế, nhưng ngài rất ít nhận được
lòng tri ân, đền đáp của con người... Ngược lại có quá nhiều cử chỉ vô ơn, mạt
sát, xúc phạm đến Người trong bí tích tình yêu này.
Thời Cựu Ước, nhiều
người chỉ chú trọng việc dâng của lễ, chiên bò, dê, hoa trái đầu mùa v.v. mà bỏ
qua đời sống công bằng, bác ái, coi thường tinh thần yêu mến cảm tạ Chúa, do đó
trong thánh vịnh 49 từ câu 9 đến câu 13, ta thấy Chúa phán: “...Ta không cần gì trong bầy gia súc các
ngươi, là vì tất cả gia súc và ngàn vạn súc vật trên núi đồi, đều là của ta. Ta
biết rõ mọi loài chim, ta có đói, ta cũng không cần nhờ vả các ngươi, là vì cả
vũ trụ và mọi vật trên trái đất cũng là của ta, vậy các ngươi hãy dâng lên ta
lời ngợi khen, cảm tạ."
Tin Mừng thánh Luca
chương 17 từ câu 11 đến câu 19: thuật lại một ngày kia, Chúa đi Giêrusalem, khi
Ngài qua biên giới giữ Galilea và Samaria thì có 10 người hủi đứng xa xa kêu lê:
“Lậy Thầy Giêsu xin thương chúng
tôi." Họ đứng xa là vì thời Chúa, những người bị bệnh cùi phải sống
biệt cư, không được đến gần những người lành mạnh. Bệnh cùi làm họ nhức nhối
đau đớn đã vậy, mà họ còn bị đau khổ vì luật lệ xã hội ràng buộc. Những người
hủi không được cắt tóc cạo râu, khi ra ngoài phải mặc áo rách để người ta nhận
thấy mình mắc bệnh mà xa lánh. Nếu có ai gặp nguiờ cùi thì phải hô to: “Đồ dơ, đồ dơ." để mọi người biết
mà xa họ.
Động lòng thương Chúa
Giêsu bảo 10 người cùi này đi trình diện các thầy tư tế. Nói thế nghĩa là Chúa
chấp nhận cho họ khỏi bệnh. Khi họ đi thì quả thực, cả 10 người này được khỏi.
Được khỏi một chứng bệnh nan y, đau khổ như thế, mà ta thử đoán xem được bao
nhiêu người nghĩ tới ơn Chúa, nghĩ tới việc cảm tạ Chúa? 10 ngươi được khỏi
bệnh cùi mà chỉ có một người trở lại cảm tạ Chúa. Chính Chúa cũng buồn vì lòng
bạc bẽo của con người, nên Ngài mới nói: “10
người không được khỏi cả sao? Chín người kia đâu, mà chỉ có người này trở lại
cảm ơn Thiên Chúa?" Chúng ta thấy con người dễ dàng quên ơn, dễ phụ
bạc đến mức độ nào! Mỗi lần Chúa ngự vào lòng ta: chẳng những ta không nói được
một lời cảm tạ Chúa, mà rồi cũng chẳng nhớ tưởng tới Chúa, thì chúng ta cũng vô
ơn như chín người được khỏi bệnh trên đây.
Đề
tựa của Lm. HK