Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B
Chủ đề: “Thiên Chúa là tình yêu.”
I.
NHẬP:
“Hễ
ai thương yêu thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không
yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.”
Xin cho mỗi chúng ta biết nhìn ra yêu
thương không những là một bổn phận chi phối toàn bộ đời người môn đệ, mà còn
làm nên căn cước của họ vì: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ
Thầy là các con yêu thương nhau.”
Đây là một câu chuyện có thật về sự tình
yêu hy sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản…..
Lần tìm qua những khe nứt hẹp một chút
không gian dưới cơ thể đã chết, anh khám phá ra có một đứa bé! Cả đội cùng nhau
cẩn thận bỏ từng cái cọc trong đống đổ nát xung quanh xác người phụ nữ. Có một
bé trai 3 tháng tuổi được bọc trong một tấm chăn hoa ngay bên dưới xác người mẹ.
Người phụ nữ rõ ràng đã thực hiện một hành động hy sinh cuối cùng để cứu con
trai mình. Khi ngôi nhà của cô rơi xuống, cô đã dùng cơ thể của mình để làm tấm
chắn bảo vệ con trai mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng đội
cứu hộ nhấc bé lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ cậu
bé. Sau khi ông mở tấm chăn, ông nhìn thấy một chiếc điện thoại di động bên
trong. Có một tin nhắn trên màn hình nói rằng, “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con” …
Đến với C.N 6 PS, chúng ta còn được mời gọi
để nhận ra ngoài tình yêu của cha mẹ, chúng ta còn được đón nhận một tình yêu
cao cả và lớn lao hơn nhiều, đó là tình yêu Thiên Chúa. Để rồi đến lượt mình,
chúng ta cũng biết đáp lại tình yêu đó bằng cách sống yêu thương đối với anh chị
em chung quanh.
Hình
1: Chúa Cha sinh ra Chúa Con.
* Tình yêu chân thật phát xuất từ đâu?
T. Từ
Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu.
* Tình yêu của Thiên Chúa có đặc tính nào?
T.
Luôn mở ra và hướng về người khác.
* Chúa Giêsu đã nói gì về tình yêu ấy?
T.
“Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của
Thầy”
Hình
2: Chúa Giêsu và các môn đệ trong phòng tiệc ly.
* Tình yêu mà Ngài dành cho các môn đệ như thế nào?
T.
Luôn trân trọng họ dù họ còn nhiều lỗi lầm thiếu sót.
* Điều gì nói lên sự trân trọng mà Ngài dành cho họ?
T.
Ngài gọi họ là bạn hữu.
* Ngài đã làm gì để thể hiện tình bằng hữu?
T.
Chia sẻ trọn vẹn nỗi niềm của Ngài cho họ.
Hình
3: Chúa Giêsu chết trên cây
thập giá.
* Đỉnh cao của tình yêu Giêsu là gì?
T.
Là cái chết đau thương nhục nhã của Ngài trên thập giá: “ Không có tình yêu nào
cao quí hơn mối tình của người thí mạng sống mình vì bạn hữu.”
* Tình yêu ấy hôm nay đang được tái hiện ở đâu?
T. –
Qua sự hy sinh tự hiến trong thánh lễ mỗi ngày.
– Qua sự tha thứ nơi tòa giải tội.
III.
ÁP DỤNG:
Hình
4: Chúa Giêsu cho các em bé
rước Mình Máu Thánh Ngài.
* Em phải làm gì để luôn có tình yêu Ngài nơi tâm hồn?
T. –
Xa lánh tội lỗi, nhất là tội trọng.
–
Chu toàn các bổn phận của mình với Chúa, với mình và với mọi người chung quanh.
* Đón nhận tình yêu của Chúa, em phải làm gì?
T. –
Yêu như Chúa yêu: không phận biệt, giới hạn, chọn người này bỏ người kia mà phải
yêu hết mọi người.
– Yêu như yêu Chúa: nhìn người khác không chỉ
là tha nhân mà còn là hình ảnh của Chúa để yêu anh em như là yêu chính Chúa.
IV.
BÀI CA Ý LỰC SỐNG:
Như cha đã yêu mến Thầy
01.
Như Cha yêu mến Thầy, thì Thầy cũng yêu các con. Ai ở trong tình yêu Thầy, thì
giữ các điều răn, thức hành yêu người mến Chúa.
02.
Yêu nhau như Chúa dậy, là hãy cùng nhau sớt chia, vui buồn cũng như sướng khổ.
Ngày sau Chúa thưởng công, được ở trong nhà Thiên Chúa.
Chuông
leng keng tiếng Chúa gọi em. Về nhà Chúa cất tiếng ngợi khen. Đi nghiêm trang
ăn mặc đứng đắn, không nô đùa sốt sáng đọc kinh.
Ôi
Giêsu chính Chúa tình yêu. Ngự trong phép bí tích huyền siêu. Và chiều chiều
Chúa mời em đến, đón rước Ngài bánh thánh trường sinh.
Lm.
Giuse Vũ Đức Hiệp