Mỗi ngày sống của ta luôn luôn có
những cơ hội để ta biết vâng theo ý Chúa, hãy lợi dụng những cơ hội đó, để đền
đáp quảng đại, lòng thương vô biên của Chúa đã ban Con Một Người cho ta.
Ba bài kinh thánh ta vừa nghe: Bài đọc I lấy trong sách sáng thế
ký nói về việc Abraham sẵn sàng nghe tiếng Chúa, hy sinh người con duy nhất cho
Chúa, bài đọc II trích thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma nói về việc Thiên
Chúa đã ban con một người cho chúng ta, và bắt con ngài phải chịu mọi đau khổ
vì chúng ta; còn bài tin mừng nhắc tới việc Chúa biến hình trên núi cao, trước
sự chứng kiến của ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê, đồng thời ba môn đệ nghe
tiếng từ trời phán xuống: “Này là con ta
yêu dấu, hãy nghe theo lời ngài.” (Việc hiển dung này, ngoài mục đích củng
cố đức tin các môn đệ trong cuộc tử nạn, Chúa sẽ phải chịu, còn nhắc tới con
Thiên Chúa yêu dấu đầy quyền phép mà vẫn cứ dùng đau khổ để cứu chuộc chúng ta.
Tin mừng Luca nói rõ: “Moisen và Elia
hiện đến uy nghi và nói về sự chết của người thực hiện tại Gierusalem.” (Lc
9, 28-36)
Ý nghĩa chính của ba bài thánh kinh là “Thiên Chúa Cha đã thương yêu chúng ta, không dung tha chính con mình,
nhưng lại phó thác con vì tất cả chúng ta.” (Rom. 8, 31-34) và ban cho
chúng ta mọi sự cùng với con của ngài. Cũng như chính trong cựu ước Chúa đã tự
giao ước với Abraham, hứa cho Ông trở thành tổ phụ của một dân tộc lớn, con
cháu Ông sẽ đông đảo như sao trên trời, như cát dưới biển, hứa sẽ cho Ông đất
đai màu mỡ v.v. nhưng đi liền với lời hứa ấy, Chúa đã đồi hỏi nơi Abraham, long
quả cảm, hy sinh cho Chúa điều quý báu nhất: người con trai của Ông. Abraham đã
sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa thế nào thì chúng ta đây cũng phải bắt chước đáp lại
lời Chúa thôi thúc, đòi hỏi ta như vậy.
Thiên Chúa đã nhắc nhở chúng ta qua bài Tin Mừng: “Đây là con ra rất yêu dấu, các người hãy
nghe lời người.” (Mc.9, 1-9). Đâu là lời của Chúa? Chúa Giêsu đã nhắc chúng
ta: “Ai muốn theo thầy, hãy từ bỏ mình,
vác thập giá hằng ngày mà theo thầy.”
Các bài đọc Chúa nhật này bảo chúng ta hãy nghe tiếng Chúa, biết
hy sinh thuận theo ý Chúa. Chúng ta không phải vất vả tìm kiếm đâu xa những dịp
hy sinh thuận theo ý Chúa. Mỗi ngày sống của ta luôn luôn có những cơ hội để ta
biết vâng theo ý Chúa, hãy lợi dụng những cơ hội đó, để đền đáp quảng đại, lòng
thương vô biên của Chúa đã ban con một người cho ta.
Thánh Alphongsô khi bị Đức Giáo Hoàng lên án oan uổng, vì những
lời gièm pha tố cáo bất công, và sau khi ngài đã phải hoàn toàn rút lui khỏi
chính dòng mà ngài đã thiết lập, ngài không hề buồn sầu, không phàn nàn, không
kêu ca, không nói một lời oán trách; ngài chỉ thổ lộ mấy lời anh hùng sau đây: “Đã sáu tháng nay, tôi luôn đọc lời cầu
nguyện này: “Lậy Chúa, Chúa muốn sao, con cũng muốn vậy.” và ngài đã can
tâm chịu đựng cho tới lúc tắt thở. Ngài không hề oán trách người đã làm khổ
ngài, chinh ngài đã viết cho người cáo gian ngài: “Tôi vui mừng vì Đức Thánh Cha đã ban cho Cha nhiều đặc ân. Xin cha cứ
cho tôi biết những gì may mắn, Cha nhận được để tôi cám ơn Chúa. Tôi xin Chúa
yêu Cha nhiều hơn, phát triển các nhà của Cha, chúc lành cho Cha, và sứ mệnh
của Cha.” (Coi Le Saint Abondon của Dom Vital Lehodey p.258 - 259)
Thánh Gioan thánh giá, đã sang tác cuốn Nhã Ca thật giá trị.
Nhưng cuốn này được viết ra đúng vào lúc ngài bị mọi người cười chê, khinh
miệt, tâm hồn bị nhiều đau khổ. Giữa lúc đó, thánh nhân coi những đau khổ,
những sỉ nhục phải chịu là xứng đáng. Ngài nghĩ, ngài là người đầy tội lỗi, đầy
khuyết điểm, phải chịu đựng như thế, vẫn còn là quá nhẹ nhàng. (Le saint
Abandon p. 259).
Sau cái chết của bạo vương Domitianô, tại Lamã, cơn bách hại lại
nhen nhúm lên ở vài tỉnh dưới thời Trajanô.
Vị hoàng đế cuồng tín này, cho rằng mình đoạt nhiều chiến thắng
là nhờ ở các thần minh. Nhà vua cho việc bách hại các tín hữu Kitô là cử chỉ
cảm tạ các thần minh. Tháng 1 năm 107 nhà vua tới Antiôkia (thuộc miền Tiểu Á).
Được biết tại đây có giám mục Inhatiô không chịu thờ cúng tượng thần, lại còn
ngăn cản người khác, nhà vua cho người triệu Inhatiô tới để xét hỏi. Đe doạ và
dụ dỗ không có kết quả, nhà vua kết án vị giám mục thánh thiện này, và truyền
phải điệu về Rôma cho thú dữ cấu xé, vào dịp mở cuộc du hý tại Công trường
Côlisê.
Cuộc hành trình về Rôma mang sắc thái một cuộc khải hoàn. Mỗi
khi con tàu dừng ở bến nào, dân chúng đều tuốn đến chào kính vị tử đạo Inhatiô.
Nhân dịp này thánh Inhatiô được tiếp xúc với nhiều giáo đoàn, và đã viết bảy
bức thư cho các giáo hội. Sau đây là bức thư ngài gửi cộng đoàn tín hữu Lamã:
“Tôi viết cho mọi Hội
thánh và loan báo cho mọi người biết rằng: tôi sẵn sang chết vì Chúa; nghĩa là
anh em đừng ngăn cản tôi hãy để tôi nên của ăn cho thú dữ, cho tôi được về cùng
Thiên Chúa. Tôi là hạt lúa miến của Thiên Chúa, tôi sẽ bị răng thú dữ nghiền
nát, để trở nên bách tinh tuyền của Đức Kitô. Anh em hãy cầu xin Đức Kitô cho
tôi, để nhờ các khổ hình, tôi trở nên hiến lễ cho Thiên Chúa.
Những thú vui trần
gian không có ích lợi gì cho tôi nữa, cả đến vương quốc đồi này cũng thế. Đối
với tôi được chết trong Chúa Kitô, thì có lợi hơn là làm vua thống trị tân cùng
mọi trái đất, tôi chỉ tìm cầu đấng đã chết vì chúng ta, mong được thấy đấng đã
sống lại vì ta, giờ sinh ra của tôi đã gần tới, anh em hãy buông tha cho tôi,
đừng ngăn cản tôi sống, đừng muốn tôi chết; tôi đang khao khát được thuộc về
Thiên Chúa, thì đừng trao tôi cho thế gian, đừng dùng vật chất mà cám dỗ tôi,
hãy để cho tôi được dùng ánh sáng tinh tuyền. Bao giờ được tới cõi sáng láng
ấy, tôi mới là người thật. Hãy để tôi bắt chước cuộc khổ nạn của đấng là Thiên
Chúa của tôi. Ai có được Người trong lòng mình, mới hiểu nổi điều tôi mong ước
và mới biết thông cảm với tôi, vì hiểu những gì đang thắt chặt lòng tôi.
Thủ lãnh thế gian muốn
cướp giật tôi, và phá vỡ tâm tình của tôi đối với Chúa. Thế nên đừng anh em nào
giúp đỡ nó làm gì. Tốt hơn anh em hãy về phe với tôi, cũng là về phe với Chúa.
Anh em và còn ham sự đời, thì chớ nói đến Đức Kitô làm gì nữa. Anh em đừng đâm
ghen. Nếu khi có mặt tại chỗ, mà tôi xin anh em, thì xin anh em đừng tin. Anh
em hãy tin những điều tôi viết đây, vì lúc này tôi đang sống để viết cho anh
em, tôi đang khao khát được chết. Tình yêu của tôi đối với thế gian đã bị đóng
đinh rồi; lửa ham mê vật chất thế gian ở nơi tôi đã tắt rồi.
Chỉ có dòng nước
trường sinh đang chảy trong tôi, đang thì thào trong tâm hồn tôi rằng: Hãy về
với Cha. Tôi không còn thích thú vui đời này nữa. Tôi chỉ muốn của ăn do Thiên
Chúa tức là thánh thể của Chúa Kitô, Đấng đã làm người sinh bởi dòng Đa vít, và
tôi chỉ mong ước uống máu của Đấng là tình yêu bất diệt. Tôi không còn muốn như
người trần gian nữa. Những ước nguyện của tôi có thành hay không còn tuỳ ở anh
em. Anh em hãy chia sẻ khát vọng của tôi để Chúa cũng sẽ thương anh em. Tôi có
ít lời để xin anh em hãy tin tôi đi. Chúa Giêsu Kitô sẽ tỏ cho anh em thấy tôi
nói thật; chính người là miệng lưỡi chân thật, mà Chúa Cha đã dùng để nói thật.
Anh em hãy cầu xin cho tôi được thành công. Tôi xin anh em điều ấy không phải
là do cảm tình xác thịt, nhưng do thần khí Thiên Chúa, nếu tôi được tử đạo, là
anh em đã thương tôi đó. Còn nếu tôi được tha về, là anh em đã ghét bỏ tôi.”
Mỗi ngày, nhất là mỗi ngày trong mùa chay, Chúng ta hãy ghi nhớ
lời Chúa và noi gương các thánh, hết lòng sống vâng theo ý Chúa, biết hy sinh
chịu đựng, vác thánh giá hằng ngày để cùng cộng tác với công ơn cứu chuộc của
Chúa, cứu rỗi linh hồn ta cũng như cứu rỗi các linh hồn khác.
Đề
tựa của Lm. HK