DÂNG HÀI NHI GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH
Lược sử
Vào cuối thế kỷ thứ
tư, một phụ nữ tên Etheria đã hành hương đến Giêrusalem. Cuốn hồi ký của bà,
được khám phá vào năm 1887, thật bất ngờ đã đem lại một nét đại cương về sinh
hoạt phụng vụ ở đây. Trong các dịp lễ mà bà viết lại là lễ Hiển Linh, kỷ niệm
ngày Đức Giêsu giáng sinh, và một cuộc rước để kính nhớ việc Dâng Chúa Trong
Đền Thờ vào 40 ngày sau -- ngày 15 tháng Hai. (Trong luật Môisen, về phương
diện lễ nghi, người phụ nữ phải coi là "ô uế" sau khi sinh con, và
bà phải "thanh tẩy" bằng cách đến trình diện với tư tế và dâng
của lễ trong đền thờ. Tiếp xúc với bất cứ ai đã chạm đến bí ẩn của sự sinh nở
và sự chết, đều bị loại trừ khỏi viêc thờ phượng).
Ngày lễ này được lan
tràn khắp Giáo Hội Tây Phương trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu. Nhưng Giáo Hội
Tây Phương mừng sinh nhật Đức Giêsu vào ngày 25 tháng Mười Hai, do đó lễ Dâng Chúa Trong Đền
Thờ được dời sang ngày 2 tháng Hai -- 40 ngày sau Giáng Sinh.
Vào đầu thế kỷ thứ
tám, Đức Giáo Hoàng Sergius mở đầu buổi lễ bằng một cuộc rước nến; cho đến cuối
thế kỷ ấy việc làm phép và phân phát nến đã trở thành một phần của việc cử
hành, bởi đó, cho đến ngày nay, ngày lễ này thường được gọi là Lễ Nến.
Suy niệm 1: Hành
hương
Vào cuối thế kỷ thứ tư, một phụ nữ tên
Etheria đã hành hương đến Giêrusalem.
Giêrusalem là một địa điểm hành hương mà
không thiếu người khao khát đạt đến, dầu chỉ là một lần trong đời, nhưng không
phải ai cũng thực hiện được ước mơ đó. Thật phúc cho ai có điều kiện làm cho
ước mơ thành hiện thực.
Tuy nhiên nhiều Giáo Hội địa phương trên
khắp thế giới cũng được chuẩn y có một số địa điểm hành hương mang giá trí vượt
thời gian, hoặc mang tính tạm thời theo đặc ân của Tòa Thánh. Thiết tưởng đó
cũng là một giải pháp nói lên mối quan tâm của Giáo Hội đối với hết thảy mọi
người, đặc biệt những ai thành tâm thiện chí mà thiếu điều kiện.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con hăng say đáp lại mối thịnh tình của Giáo Hội, để
đừng bao giờ lãng phí bất cứ một cơ hội nào.
Suy niệm 2: Hồi ký
Cuốn
hồi ký của bà Etheria, được khám phá vào năm 1887, thật bất ngờ đã đem lại một
nét đại cương về sinh hoạt phụng vụ ở đây.
Cuốn
hồi ký của bà Etheria về cuộc hành hương đã nói lên một điểm quan trọng. Thông
thường người hành hương chỉ chú trọng đến những lợi ích cá nhân, hoặc để chiêm
ngắm thánh tích như một khách du lịch đi thăm quan, hoặc để lãnh nhận những
hồng ân, thậm chí phép lạ chữa bệnh.
Nhưng với bà Etheria, cuộc hành hương lại mang
tính xã hội với cuốn hồi ký, vốn giúp đem lại một nét đại cương về sinh hoạt
phụng vụ ở đây, để rồi mở đường cho việc cử hành Lễ Nến, với việc làm phép và
phân phát nến cũng như rước nến.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống vị tha trong mọi tình huống cuộc đời.
Suy niệm 3: Ô uế
Trong luật Môisen, về phương diện lễ nghi,
người phụ nữ được coi là "ô uế" sau khi sinh con, và bà phải
"thanh tẩy" bằng cách đến trình diện với tư tế và dâng của lễ trong
đền thờ.
Đối
với Đức Giêsu, Đấng đến để kiện toàn Luật Môsê (Mt 5,17), tình trạng ô uế thể
lý không quan trọng bằng tình trạng ô uế thiêng liêng, vốn đánh mất sự sống
vĩnh cữu (1Ga 3,15), bị xéo ra ngoài (Kh 22,15), và phải chịu lửa đời đời làm
hình phạt (Gđ 7).
Một
số ô uế thiêng liêng được gợi lên cách cụ thể như sau: cướp bóc, ăn chơi vô độ
(Mt 23,25), tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo
trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng (Mc 7,21-22).
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn bảo vệ sự thanh sạch thể xác cũng như tâm
hồn.
Suy niệm 4: Thanh
tẩy
Trong luật Môisen, về phương diện lễ nghi,
người phụ nữ được coi là "ô uế" sau khi sinh con, và bà phải
"thanh tẩy" bằng cách đến trình diện với tư tế và dâng của lễ trong
đền thờ.
Người phong hủi cũng bị xét là người bị ô uế
(Lv 13,3). Vì thế khi chữa lành xong, Đức Giêsu cũng bảo bệnh nhân hãy đi trình
diện tư tế và dâng của lễ, như là cách thanh tẩy mà ông Môisen đã truyền, để
làm chứng cho người ta biết là anh đã được khỏi bệnh (Mt 8,4).
Bệnh
thân xác cũng thật đáng quan tâm để được cứu chữa như Đức Giêsu đã từng thực
hiện (Mt 4,23). Nhưng Ngài muốn hướng đến việc thanh tẩy tâm hồn hơn, nên không
thiếu những lần Ngài đề cập đến việc tha tội mỗi khi chữa bệnh (Mt 9,2.5; Ga
9,2).
* Lạy
Chúa Giêsu, xin cứu giúp chúng con luôn sống theo ý hướng của Chúa.
Suy niệm 5: Dâng
Chúa Trong Đền Thờ
Giáo
Hội Tây Phương mừng sinh nhật Đức Giêsu vào ngày 25 tháng Mười Hai, do đó lễ
Dâng Chúa Trong Đền Thờ được dời sang ngày 2 tháng Hai -- 40 ngày sau Giáng
Sinh.
Theo
phúc âm Thánh Luca, Hài Nhi Giêsu được tiếp đón vào đền thờ bởi hai người lớn
tuổi, là ông Simeon và bà Anna. Họ biểu hiện cho dân Israel đang kiên nhẫn
trông chờ; họ xác nhận Hài Nhi Giêsu là đấng Messiah họ trông đợi từ lâu.
Ngược lại, vua Hêrôđê lại tìm giết (Mt 2,16),
nhưng bất thành. Còn các đầu mục Dothái cùng toàn dân bị xúi giục lại thực hiện
ý đồ sát hại đó, bằng việc mượn tay chính quyền Rôma qua quan Philatô kết án tử
hình thập giá Đức Giêsu (Mt 27,20-26).
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận thức rằng: Chúa đã đến và đang trông chờ
chúng con ở Bí Tích Thánh Thể, để chúng con hăm hở tìm đến Chúa.
Suy niệm 6: Lễ Nến
Vào
đầu thế kỷ thứ tám, Đức Giáo Hoàng Sergius mở đầu buổi lễ bằng một cuộc rước
nến; cho đến cuối thế kỷ ấy việc làm phép và phân phát nến đã trở thành một
phần của việc cử hành, bởi đó, cho đến ngày nay, ngày lễ này thường được gọi
là: andlemas (Lễ Nến).
"Chính Đức Kitô đã nói, 'Ta là sự sáng
thế gian.' Và chúng ta là ánh sáng, chính chúng ta, nếu chúng ta tiếp nhận ánh
sáng từ Ngài... Nhưng làm thế nào để chúng ta tiếp nhận ánh sáng ấy, làm thế
nào để ánh sáng ấy bùng lên? ...
Hình ảnh cây nến nói với chúng ta: qua sự
cháy, và sự tàn lụi. Một ánh lửa, một tia đức ái, một hy sinh không thể tránh
như cây nến tinh tuyền, thẳng tắp đang tuôn trào nguồn ánh sáng của nó, và đã
tự tan biến trong sự hy sinh âm thầm" (Đức Phaolô VI).
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ý thức và nhất là thực hiện sứ mạng làm ánh sáng
muôn dân mà chính Chúa đã nhắc nhở (Mt 5,14).