THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT 2
THƯỜNG NIÊN
NĂM LẺ
BÀI ĐỌC: Dt 7, 1-3. 15-17
1 Quả vậy, ông
Men-ki-xê-đê là vua Sa-lem, là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, đã đón gặp và chúc
lành cho ông Áp-ra-ham, lúc ông này đang trên đường về sau khi đánh bại các vua.
2 Ông Áp-ra-ham đã chia cho ông Men-ki-xê-đê một phần mười chiến lợi
phẩm. Trước hết, ông tên là Men-ki-xê-đê, nghĩa là "vua công chính";
rồi ông lại là vua Sa-lem, nghĩa là "vua bình an". 3 Ông
không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng
không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là tư
tế.
15 Điều ấy lại còn hiển
nhiên hơn nữa, khi một vị tư tế khác tương tự như ông Men-ki-xê-đê xuất hiện;16
vị này đã trở nên tư tế không phải do Lề Luật quy định việc cha truyền con nối,
nhưng do sức mạnh của một đời sống bất diệt. 17 Quả thật, có lời
chứng nhận rằng: Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
ĐÁP CA: Tv 109
Đ. Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật
Men-ki-xê-đê. (c 4b)
1 Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA
ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: "Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao
địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con.”
2 Từ Xi-on, ĐỨC CHÚA sẽ
mở rộng quyền vương đế của Ngài: Giữa lòng địch quân, xin Ngài làm bá chủ.
3 Đức Chúa phán bảo rằng:
"Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh, vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh.
Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện, tự lòng Cha, Cha đã sinh ra Con.”
4 ĐỨC CHÚA đã một lần thề
ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng: "Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm
trật Men-ki-xê-đê.”
TUNG HÔ TIN MỪNG: x Mt
4, 23
Hall-Hall:
Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật
nguyền trong dân. Hall.
TIN MỪNG: Mc 3, 1-6
1 Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một
người bị bại tay. 2 Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày
sa-bát không, để tố cáo Người. 3 Đức Giê-su bảo người bại tay:
"Anh trỗi dậy, ra giữa đây! "4 Rồi Người nói với họ:
"Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết
đi? " Nhưng họ làm thinh. 5 Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ,
buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra!
" Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. 6 Ra khỏi
đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức
Giê-su.
CHIÊN THIÊN CHÚA XÓA TỘI TRẦN GIAN
Ta biết Phụng Vụ là đỉnh cao của Luật Chúa, là nguồn suối ơn cứu
độ tuôn trào xuống loài người. Luật nghỉ việc ngày thứ bảy của người Do Thái
thuộc Luật Phụng Vụ, người Do Thái tin rằng ơn cứu độ Chúa chỉ dành riêng cho
dân tộc họ, nên phải bắt chước ông Abel sát tế con chiên dâng lên Chúa để tạ ơn.
Vì xưa Chúa đã không nhận lễ vật, hoa trái đồng nội của ông Cain, mà Ngài chỉ
nhận con chiên của ông Abel (x St 4, 1-12).
Người Do Thái lại quan niệm bệnh là hậu quả của tội (x Ga 9, 2),
mà chỉ có Chúa mới có quyền tha tội (x Mc 2, 7). Tin Mừng hôm nay chứng kiến
Đức Giêsu chữa lành cho người có tay khô bại vào ngày thứ bảy, việc ấy làm cho
người ta nhận ra Đức Giêsu đã tha tội, khiến họ bất mãn và kết án Ngài là kẻ
phạm thượng!
Đức Giêsu nói: “Tôi đến
không phải hủy bỏ Lề Luật hay các tiên tri mà là để làm trọn” (Mt 5, 17). Ngài
xác quyết như thế cho chúng ta phải tin rằng:
-
Nếu Đức Giêsu không xuống thế làm người, thì tất cả những gì
Luật Môsê và các tiên tri nói trong Cựu Ước chỉ là mê tín và dối gạt.
-
Về mặt Đức Tin (tín lý), thì Đức Giêsu bổ túc cho hoàn hảo; về
mặt luân lý đạo đức, chỉ nhìn thấy giá trị khi nó phù hợp với việc làm và lời
nói của Đức Giêsu mà thôi.
Cụ thể nhất có ba lý do Luật Môsê bắt dân phải nghỉ việc vào
ngày thứ bảy, thì qua Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ngài mới
làm hoàn tất ý nghĩa và giá trị về Luật ngày thứ bảy:
1/ Tạ ơn Chúa vì công
trình tạo dựng vạn vật rất tốt đẹp để làm quà tặng cho loài người:
Sách Luật dạy: “Ngươi hãy
nhớ ngày Sabat và coi đó là ngày thánh, các ngươi không được phép làm gì trong
ngày đó, kể cả gia súc và ngoại kiều, vì trong sáu ngày Chúa đã dựng nên vạn vật rất tốt đẹp, ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Bởi
vậy, Chúa đã chúc phúc cho ngày thứ bảy và coi đó là ngày thánh” (x Xh 20, 8-11).
Như vậy lý do người Do Thái phải nghỉ việc vào ngày thứ bảy là
ngày Thánh của Thiên Chúa, vì Chúa đã tạo dựng vạn vật rất tốt đẹp và trao cho
con người làm chủ, vẫn không sánh bằng nhờ Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của
Chúa Giêsu, con người được tái sinh nên hoàn hảo đến nỗi con người được đồng
hóa với Chúa Giêsu (x Gl 2, 20). Xưa kia nguyên tổ Adam, Eva được dựng nên chỉ
là một sinh vật (x 1Cr 15, 45); Sách Giảng viên (3, 18-19) còn nói dòng giống
Adam, Eva chẳng hơn gì loài thú.
2/ Tạ ơn Chúa đã giải
phóng dân Israel
khỏi ách nô lệ Ai Cập.
Ông Môsê nhắc lại điều đã nói trong Xh 20, 8-11, và ông còn thêm
lý do phải nghỉ việc vào ngày thứ bảy để tạ ơn Chúa đã đưa dân Israel
thoát nô lệ Ai Cập bằng cánh tay uy quyền mạnh mẽ của Ngài (x Dnl 5, 12-15).
Vì chưa có dân tộc nào được Chúa tỏ uy quyền cứu họ như vậy. Trong mười một
phép lạ khủng khiếp Chúa giáng xuống đế quốc Ai Cập, thì không phép lạ nào kinh
hoàng vĩ đại bằng Chúa cho ông Môsê dùng gậy rẽ nước Biển Đỏ để dân Israel đi
qua an toàn, và cũng nước ấy vùi dập toàn cơ binh Ai Cập dưới lòng biển, để dân
Israel hoàn toàn được tự do tiến về miền đất chảy sữa và mật Chúa hứa ban mà
thờ phượng Thiên Chúa (x Xh 3, 8). Phép lạ này làm sao sánh bằng người qua nước
Bí Tích Thánh Tẩy được Chúa cứu thoát khỏi nô lệ Satan, đưa vào Hội Thánh mới
thực là đất chảy sữa và mật, vì được nuôi dưỡng giáo dục bằng chính Lời và Thịt
Máu Chúa Giêsu.
3/ Tạ ơn Chúa đã ban
riêng cho dân Israel
Lời để bảo vệ họ thoát mọi sự dữ.
Theo Xh 34, 29-35; 35, 1-3: Sau 40 ngày ông Môsê lên núi gặp
Chúa và Ngài đã ban cho ông hai bia đá ghi Lề Luật. Nhờ hai Bia Đá này ông dẫn
dắt dân, kẻ thù nào gặp Bia Đá cũng tháo chạy. Ơn huệ lớn lao này không có dân
tộc nào được ngoại trừ Israel, nên ông Môsê lại truyền cho toàn dân phải nghỉ
việc vào ngày thứ bảy, vì đó là ngày Thánh hoàn toàn dành cho Thiên Chúa, kẻ
nào làm việc trong ngày ấy phải bị ném đá chết. Ơn huệ này làm sao làm sao sánh
bằng vào ngày thứ tám, ngày Chúa nhật, Chúa Thánh Thần được sai đến với những
người cùng ăn cùng uống với Đức Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại (x Cv
10, 41) và những kẻ đã từng theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem (x Cv 13, 31). Chính
những người này được Hội Thánh dùng quyền năng Chúa Thánh Thần ghi tạc Lời Chúa
vào tâm hồn và thân xác (x Cv 2; 2Cr 3, 3), hơn hẳn thuở xưa Chúa chỉ khắc ghi
Lời trên hai bia đá mà trao cho dân qua tay ông Môsê. Vì chỉ có Lời Đức Giêsu
rao giảng được Hội Thánh nối dài và mở rộng (x Lc 10, 16) mới có giá trị chữa
lành bệnh tật là dấu chỉ được ơn thanh tẩy tâm hồn như ông Matthêu ghi: “Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời và
chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân” (Mt 4, 23: Tung Hô Tin
Mừng).
Chính vì vậy mà Đức Giêsu chủ ý sáu lần làm việc cứu giúp người
đau khổ vào ngày thứ bảy, dù Ngài đã biết có Luật cấm. Sáu lần ấy là:
-
Ngài trừ quỷ (x Mc 1, 31-37).
-
Bênh vực các môn đệ bứt lúa người ta (x Mc 2, 23-28).
-
Ngài chữa lành cho người có tay khô bại (x Mt 12, 9t).
-
Ngài chữa lành cho bà bị còng lưng 18 năm (x Lc 13, 10t).
-
Ngài chữa lành người bị bệnh phù thũng (x Lc 14, 1t).
-
Ngài chữa lành cho người bất toại nằm bên bờ giếng có năm dãy
hành lang (x Ga 5, 1t).
-
Ngài hóa bánh và cá ra nhiều nuôi đoàn lũ dân chúng đông đảo (x
Ga 6, 4t).
-
Ngài chữa lành cho người bị mù từ thuở mới sinh (x Ga 9, 1-14).
Cứ mỗi lần Đức Giêsu vi phạm Luật nghỉ việc ngày thứ bảy như thế,
làm cho các đầu mục Do Thái kịch liệt phản đối, thế nhưng Đức Giêsu cứ tiếp tục
“vi phạm” đến sáu lần làm tăng thêm sự căng thẳng thù ghét của những kẻ chống
đối Ngài, nên họ quyết tâm phải giết được Ngài, nhưng chính lúc Ngài bị giết, Ngài
mới làm ứng nghiệm lời ông Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Ngài cho toàn dân: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần
gian” (Ga 1, 29), vì Ngài đã thay thế con chiên mà người Do Thái sát tế
dâng lên Thiên Chúa vào dịp lễ Vượt Qua lúc 12 giờ trưa ngày thứ sáu đầu ngày
thứ bảy, để làm hoàn hảo ý nghĩa và giá
trị Phụng Vụ Do Thái giáo, rồi Ngài truyền cho Hội Thánh cử hành (x 1Cr 11,
23t). Phụng Vụ này không chỉ có giá trị thanh tẩy tội những ai tin Chúa Giêsu
là Đấng Cứu Độ duy nhất (x Cv 4, 12) đến tham dự, mà họ còn được tái sinh trở
nên dưỡng tử của Thiên Chúa, vì đã được nên công chính trong Chúa Giêsu Phục
Sinh. Và như thế Chúa Giêsu đã vất vả nắn tạo lại con người đến nỗi mất mạng
vào ngày thứ sáu, ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi trong mồ, và ngày Chúa nhật Ngài
từ cõi chết sống lại.
Cũng vào ngày Chúa nhật, dịp lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần được
sai đến với những người đã cùng ăn cùng uống với Ngài sau khi Ngài từ cõi chết
sống lại (x Cv 10, 41) và những kẻ đã từng theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem
(x Cv 13, 31). Chính những người này được Chúa Thánh Thần ghi tạc Lời Chúa vào
tấm linh hồn và thân xác của họ (x Cv 2; 2Cr 3, 3) hơn hẳn thuở xưa Chúa chỉ
khắc ghi Lời trên hai tấm đá mà trao cho dân qua tay ông Môsê. Vì chỉ có Lời
Đức Giêsu rao giảng được Hội Thánh nối dài và mở rộng (x Lc 10, 16) mới có giá
trị chữa lành bệnh tật là dấu chỉ thanh tẩy tâm hồn, như tác giả Mattheu ghi: “Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và
chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân” (Mt 4, 23: Tung Hô Tin
Mừng).
Thực vậy:
Đức Giêsu qua Tử Nạn và Phục Sinh vào ngày Chúa nhật, lúc đó
Ngài trở nên Trưởng Tử trong mọi tạo vật, đặc biệt chỉ nơi con người được tái
sinh nhờ, với, trong Chúa Giêsu, thì được trở nên thánh vô tỳ tích trước mặt
Thiên Chúa, đây là ý định có từ trước muôn đời nơi Thiên Chúa (x Ep 1, 3-14);
vì chưng “Thiên Chúa đã quyết ý cho tất
cả viên mãn đậu lại trong Ngài, và đã giảng hòa cả vạn vật nhờ Ngài và trong
Ngài, đã ban lại bình an nhờ Bửu Huyết đổ ra nơi thập giá của Ngài, cho mọi vật
dù ở dưới đất hay ở trên trời cao” (Cl 1, 19). Chính vì vậy mà thánh Gioan
xác quyết: "Không có Ngài thì không
có gì đã được thành sự " (Ga 1, 3).
Vì thế vào thời Tân Ước, Hội Thánh đã chuyển đổi ngày trọng đại
thờ phượng và tạ ơn Chúa từ Phụng Vụ ngày thứ bảy của Do Thái sang Phụng Vụ
ngày Chúa nhật của Hội Thánh Công Giáo.
Để minh chứng chân lý trên, trong Tin Mừng hôm nay (Mc 3, 1-6), nhắc
lại việc Đức Giêsu chữa lành cho người có tay khô bại vào ngày Sabat đã bị
chống đối, sẽ được lặp lại vào giờ Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu:
- Biệt phái cáo tội Đức Giêsu lỗi Luật ngày thứ bảy là xúc phạm đến Chúa, vì Ngài chữa lành cho người có tay khô bại (x Mc 3, 2).
1’ Để tuyên án tử cho Đức Giêsu, người ta viện cớ Ngài tuyên bố
phá Đền Thờ (x Mc 14, 58), lại tự xưng mình là Chúa (x Mc 14, 61-64), như thế
là xúc phạm đến Thiên Chúa.
- Đức Giêsu ra lệnh cho người có tay khô bại đứng trước mặt mọi người (x Mc 3, 3).
2’ Đối thủ Đức Giêsu ra lệnh đưa Ngài ra tòa án trước mặt toàn
dân (x Mc 14, 15).
- Đức Giêsu buồn phiền và thịnh nộ với những người Do Thái chai cứng lòng dạ, rồi Ngài ra lệnh cho người có tay khô bại: "Dang tay ra" (x Mc 3, 5a).
3’ Đối thủ Đức Giêsu thịnh nộ với Ngài, nên chúng đã ra lệnh cho
Ngài dang tay ra để chúng đóng đinh (x Mc 15, 21t).
- Người có tay khô bại được Đức Giêsu chữa lành mạnh (x Mc 3, 5b).
4’ Chúa Giêsu qua Tử Nạn, Phục Sinh và Lên Trời, Ngài làm cho
mọi kẻ tin vào Ngài dù họ có chết thành đống xương khô (như người có tay khô
bại), thì Ngài cũng làm cho họ được sống lại, để ứng nghiệm lời ngôn sứ Ezekiel 37
nói về ngày Chúa thực hiện ơn cứu độ cho dân Ngài:“Như bãi xương khô nằm vung
vãi la liệt trong nghĩa trang, nhưng khi Lời Chúa phán trên chúng, các xương
khô ráp lại, mọc gân, đắp thịt thành người sống lành mạnh”.
Giá trị Phụng Vụ Chúa Giêsu thiết lập vào ngày Chúa nhật, đã
được minh họa qua cuộc chiến thắng của Đavid trước kẻ thù số một của dân tộc Do
Thái là quân Philitinh do tướng Golyat chỉ huy đang xông tới (1Sm 17, 32-51:
Bài đọc năm chẵn).
1.
Đavid chiến thắng tướng
Golyat là kẻ thù số một của dân Do Thái.
1’ Chúa Giêsu chiến thắng Satan, đánh gục thần chết là kẻ thù
độc hại nhất của loài người.
2.
Đavid cầm cung nỏ giương lên
2’ Đức Giêsu bị giương cao trên thập giá
3.
Đavid mới chỉ dùng 1 trong 5 viên sỏi, đã hạ gục kẻ thù, giải
phóng cho dân tộc Do Thái.
3’ Đức Giêsu chỉ dùng 1 trong 5 thương tích (tim Ngài bị đâm
thủng), đánh gục thần chết, giải phóng cho những ai tin theo Ngài. Hiệu quả ơn
cứu độ Chúa Giêsu ban cho ta qua Phụng Vụ Hội Thánh cử hành chính là Chúa Giêsu
thể hiện chân dung ông Melkisedek.
Chúng ta đừng quên rằng bức thư Do Thái được viết cho hàng tư tế
là con cháu ông Aharon; họ là tư tế theo cha truyền con nối và nghĩ rằng đặc
quyền này sẽ trường tồn mãi mãi. Nhưng thư này lại cho họ biết rằng: Chính
Thiên Chúa đã báo trước, họ sẽ bị ông Melkisedek thay thế, vì ông này vừa là
Vua, vừa là Thượng Tế, do đó phải hiểu ông Melkisêđek là Chúa Giêsu (x Tv
110/109, 4), nên Ngài thay thế hàng tư tế thuộc dòng Aharon.
Để chứng minh với một luận cứ không ai phản bác được rằng: Chúa
Kitô tất sẽ thay đổi toàn bộ tôn giáo của Israel: “Ông Melkisêđek là vua Salem, là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, đã đón
gặp và chúc lành cho ông Arbraham, lúc ông này đang trên đường về sau khi đánh
bại các vua. Ông Abraham đã chia cho ông Melkisêđek một phần mười chiến lợi
phẩm. Trước hết, ông tên là Melkisêđek, nghĩa là "Vua Công Chính";
rồi ông lại là vua Salem, nghĩa là "Vua Bình An". Ông không có cha, không
có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như
thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là Tư Tế.
Vị này đã trở nên tư tế
không phải do Lề Luật quy định việc cha truyền con nối, nhưng do sức mạnh của
một đời sống bất diệt. Quả thật, có lời chứng nhận rằng: Muôn thuở, Con là
Thượng Tế theo phẩm trật Melkisêđek” (Dt 7, 1-3. 16-17: Bài đọc năm lẻ).
Người Kitô hữu được lãnh nhận chức tư tế Melkisedek trong Chúa
Giêsu khởi đi từ Bí tích Thánh Tẩy. Đúng như lời kinh ta đọc: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật
Melkisedek” (Tv 110/109, 4b: ĐC năm lẻ).
Quả thật giá trị Phụng Vụ ngày Chúa nhật rất quan trọng, vì Chúa
Giêsu “ví thể neo thần cho hồn ta bền
chắc, vững chãi vào tận bên trong bức màn, nơi Đấng tiền phong đã vào cho ta, Đức
Giêsu, một khi đã trở thành Thượng Tế cho đến đời đời theo kiểu Melkisedek”
(Dt 6, 19-20). Nên giáo lý Công Đồng Vat. II dạy: “Ngày Chúa nhật, các Ki-tô hữu phải họp nhau và tham dự Lễ Tạ Ơn, để
kính nhớ cuộc Thương Khó và Sống Lại vinh quang của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ
chết sống lại mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động. Vì vậy ngày Chúa
nhật là ngày lễ nguyên thủy phải được đề cao và in sâu vào lòng đạo đức của các
tín hữu, để ngày ấy trở thành ngày vui mừng và nghỉ việc” (HCPV số 106).
Thế nên hết những ai được hưởng nhờ hiệu quả mầu nhiệm Tử Nạn và
Phục Sinh của Chúa, do Hội Thánh làm hiện tại hóa mỗi ngày trong Phụng Vụ, đặc
biệt là Thánh Lễ, thì họ đều cất lời ca tụng Chúa:“Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn, là Đấng dạy tôi nên người
thiện chiến, luyện thành tay võ nghệ cao cường. Chúa là đồng minh, là đồn luỹ
che chở, là thành trì bảo vệ, là Đấng giải thoát tôi. Chúa là khiên mộc cho tôi
ẩn núp, Người bắt chư dân quy phục quyền tôi. Lạy Chúa Trời, xin dâng Chúa một
bài ca mới, thập huyền cầm, con gảy đôi cung. Chính Ngài cho các vua thắng trận,
cứu mạng Đavid, kẻ trung thần, khỏi lưỡi gươm ác nghiệt” (Tv 144/143, 1-2. 9-10:
Đáp ca năm chẵn).
THUỘC LÒNG
Không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban chiến thắng, vì
chiến đấu là việc của Đức Chúa (1Sm 17, 47).
Làm việc lành mà phải khổ nếu Chúa muốn thế, còn hơn là làm điều
dữ!
(1Pr 3, 17)
Lm GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH