Thánh Giáo Hoàng LÊÔ III
Lược sử
Sinh ở Rôma, nước Ý,
Đức Lêô là người thủ kho của tòa
thánh và là linh mục trưởng ở Santa Suzanna khi ngài được chọn làm giáo hoàng
năm 795 để kế vị Đức Hadrian I, vừa mới từ trần.
Hai người cháu của Đức
Hadrian I đều mong muốn được làm giáo hoàng, do đó họ xúi giục các thanh niên
quý tộc tấn công Đức Lêô.
Đức Lêô được cảm tình của người thế lực
nhất thời bấy giờ, đó là Hoàng Đế Charlemagne ở Paderborn, và ông đã cung cấp
vệ binh để hộ tống đức giáo hoàng trở về Rôma giữa tiếng reo hò của mọi người.
Tuy nhiên, kẻ thù vẫn
không để ngài yên. Họ tố cáo Đức Lêô
về tội thề gian và ngoại tình. Năm 800, Charlemagne đến Rôma và chỉ định một ủy
ban điều tra để cứu xét điều cáo buộc Đức Lêô. Uỷ ban không tìm thấy một chứng
cớ nào, và Đức Lêô đã thề trước hội đồng giám mục rằng ngài vô tội đối với các
cáo buộc ấy.
Vào lễ Giáng Sinh, tại
đền Thánh Phêrô, Đức Lêô đã ban thưởng cho
Charlemagne tước vị Hoàng Đế Rôma Thánh Thiện. Điều này là nguyên do hình thành
Đế Quốc Rôma Thánh Thiện -- là một cố gắng nhằm thể hiện lý tưởng Thành Phố
Thiên Chúa của Thánh Augustine -- mà đã ảnh hưởng đến lịch sử Âu Châu trong
nhiều thế kỷ.
Với sự giúp đỡ của
Charlemagne, Đức Lêô đã dẹp được lạc thuyết
Thừa Tự ở Tây Ban Nha, nhưng khi Charlemagne muốn thêm chữ
Filioque (và Đức Chúa Con" ) vào kinh Tin Kinh Nicene thì Đức Lêô đã từ
chối, một phần vì ngài không cho phép giáo dân can thiệp vào nội bộ giáo hội,
và một phần vì ngài không muốn chống đối Giáo Hội Byzantine.
Khi Charlemagne từ
trần năm 814 và Đức Lêô không còn ai bảo vệ, quân thù lại nổi dậy chống đối
ngài. Với tất cả uy thế và quyền bính cá nhân, ngài đã dẹp tan âm mưu nổi loạn
của giới quý tộc ở Campagna. Tuy nhiên, ngài bị vẫn bị giới quý tộc khinh miệt
vì ngài xuất thân từ giới bình dân. Ngài từ trần năm 816 và được phong thánh
năm 1673.
Suy niệm 1: Thủ kho
Đức Lêô là người thủ kho của tòa thánh và là linh mục trưởng ở Santa
Suzanna.
Với tráxh nhiệm của người thủ kho, Đức Lêô dĩ nhiên chẳng những bảo quản
tốt các tài sản vật chất của tòa thánh, mà còn phân phối cách nghiêm túc theo
nhu cầu chính đáng của mỗi địa phương. Chính ngài còn thành lập một đạo quân để
chống với giặc Saracen, lấy lại được một số tài sản của Giáo Hội ở Gaeta.
Nhất là với tư cách của người thủ lãnh Giáo Hội, ngài rất chú tâm đến việc
bảo vệ đức tin chân truyền của Hội Thánh Chúa. Do đó ngài nỗ lực chống lại các
chủ thuyết sai trái, cụ thể đã dẹp được lạc thuyết Thừa Tự ở Tây Ban Nha, cũng
như khi Charlemagne muốn thêm chữ Filioque (và Đức Chúa Con") vào kinh Tin
Kinh Nicene thì Đức Lêô đã từ chối.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con quản lý linh hồn chúng con cho thật tốt trước
mọi chước cám dỗ của quỷ ma.
Suy niệm 2: Tấn công
Hai người cháu của Đức Hadrian I đều mong muốn được làm giáo hoàng, do đó
họ xúi giục các thanh niên quý tộc tấn công Đức Lêô.
Trong cuộc rước nhân ngày lễ Thánh Máccô, Đức Lêô bị bọn côn đồ kéo xuống
khỏi ngựa và chúng định cắt lưỡi và đâm mù mắt của ngài. Nhờ sự can thiệp kịp
thời của công tước xứ Spotelo, ngài thoát chết và trốn trong tu viện Thánh
Erasmus, sau đó ngài đã bình phục mau chóng một cách lạ lùng.
Kẻ thù vẫn không để ngài yên. Họ tố cáo Đức Lêô về tội thề gian và ngoại
tình. Nhưng Charlemagne đến Rôma và chỉ định một ủy ban điều tra và ngài đã
được minh oan. Khi Charlemagne từ trần năm 814 và Đức Lêô không còn ai bảo vệ,
quân thù lại nổi dậy chống đối ngài. Với tất cả uy thế và quyền bính cá nhân,
ngài đã dẹp tan âm mưu nổi loạn của giới quý tộc ở Campagna.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn kết hiệp mật thiết với Chúa là Đấng đã
thắng thế gian, để đương đầu và vượt qua được sức tấn công của những người
chống đối.
Suy niệm 3: Cảm tình
Đức Lêô được cảm tình của người thế lực nhất thời bấy giờ, đó là Hoàng Đế
Charlemagne ở Paderborn
Ngón tay có ngón dài ngón ngắn. Bên cạnh những người xấu luôn chống đối,
ngài cũng có được cảm tình của những
người tốt, cụ thể là Hoàng Đế Charlemagne. Ông đã cung cấp vệ binh để hộ tống
đức giáo hoàng an toàn trở về Rôma giữa tiếng reo hò của mọi người sau vụ bị
tấn công.
Cách tổng quát, đức giáo hoàng và hoàng đế hành động ăn khớp với nhau. Theo
lời đề nghị của Charlemagne, Đức Lêô còn thành lập một đạo quân để chống với
giặc Saracen, lấy lại được một số tài sản của Giáo Hội ở Gaeta. Tính hào phóng
của Charlemagne đã giúp Đức Lêô canh tân nhiều nhà thờ ở Rôma và Ravenna, cũng
như giúp đỡ người nghèo và bảo trợ các công trình nghệ thuật.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn xác tín về tình thương Chúa, khi Người
không bao giờ để ai phải bị thử thách quá sức chịu đựng (1Cr 10,13). Có kẻ ghét
thì có người thương, và có kẻ chống đối thì có người bảo vệ giúp đỡ.
Suy niệm 4: Tố cáo
Kẻ thù vẫn không để ngài yên. Họ tố cáo Đức Lêô về tội thề gian và ngoại
tình.
Năm 800, Charlemagne đến Rôma và chỉ định một ủy ban điều tra để cứu xét
điều cáo buộc Đức Lêô. Uỷ ban không tìm thấy một chứng cớ nào, và Đức Lêô đã
thề trước hội đồng giám mục rằng ngài vô tội đối với các cáo buộc ấy.
Thật phúc cho Đức Lêô! Dầu bị vu cáo nhưng cũng sớm được minh oan khi còn
tại thế và tại chức. Còn Đức Giêsu thì bị vu cáo dầu với các thứ tội khác và dù
được xét là công chính cũng như vô tội (Mt 27,19;Lc 23,14-15.22), thế mà vẫn bị
xử tội chết cách bất công.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con cam chịu hàm oan dầu không được minh oan đến
chết, để được trở nên giống Chúa nhiều hơn.
Suy niệm 5: Ban
thưởng
Vào lễ Giáng Sinh, tại đền Thánh Phêrô, Đức Lêô đã ban thưởng cho
Charlemagne tước vị Hoàng Đế Rôma Thánh Thiện.
Điều này là nguyên do hình thành Đế Quốc Rôma Thánh Thiện -- là một cố gắng
nhằm thể hiện lý tưởng Thành Phố Thiên Chúa của Thánh Augustine -- mà đã ảnh
hưởng đến lịch sử Âu Châu trong rất nhiều thế kỷ.
Theo gương Thiên Chúa thưởng phạt công minh (Mt 16,27), Đức Lêô cũng ban
thưởng công trạng của Charlemagne, và dĩ nhiên cũng trừng phạt các lạc giáo
cách thích đáng bằng vạ tuyệt thông.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con sống không trông chờ phần thưởng đời này mà chủ
yếu đời sau (Mt 6,1-6).
Suy niệm 6:. Lạc
thuyết Thừa Tự
Với sự giúp đỡ của Charlemagne, Đức Lêô đã dẹp được lạc thuyết Thừa Tự ở
Tây Ban Nha.
Thuyết Thừa Tự chủ trương Đức Kitô chỉ là con nuôi của Thiên Chúa, do đó
Người không phải Thiên Chúa thật. Lạc thuyết này đã bị kết án, vì Hội Thánh
luôn bảo vệ và minh giải chân lý đức tin: Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là
người thật.
Khi Charlemagne muốn thêm chữ Filioque ("và Đức Chúa Con") vào
kinh Tin Kinh Nicene thì Đức Lêô đã từ chối, một phần vì ngài không cho phép
giáo dân can thiệp vào nội bộ giáo hội, và một phần vì ngài không muốn chống
đối Giáo Hội Byzantine.
Filioque: Cho đến ngày nay, Chính Thống Giáo Hy Lạp và một số Giáo Hội Đông
Phương vẫn cho rằng Chúa Thánh Thần chỉ bởi Chúa Cha mà ra, do đó, những ai chủ
trương rằng Chúa Thánh Thần cũng bởi Chúa Con mà ra thì họ cho là lạc giáo.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn đứng vững trong niềm tin chính truyền của
Hội Thánh.