Đức Phaolô VI
Vị
Giáo Hoàng hoàn tất công đồng Vatican II
Chúng ta vui mừng
về những kỳ diệu Thiên Chúa đã làm nơi Tôi Tớ Trung Kiên của Ngài là Đức Phaolô
VI, và hồ hởi đón chờ ngày 19.10.2014. Alleluia!
Trước
tiên chúng ta đọc lại những niên biểu đánh dấu đời sống của Đức Phaolô VI.
·
26.09.1897: bé Giovanni Battista Montini chào đời tại
Concesio, một làng nhỏ gần thành phố Brescia, miền bắc nước Ý.
·
1920 thày Giovanni Battista chịu chức linh mục tại
Brescia.
·
1921 cha Montini vào học tại trường ngoại giao của Tòa
Thánh tại Roma.
·
1924 được bổ nhiệm làm việc tại Quốc Vụ Khanh, cha làm
việc tại cơ quan này suốt 30 năm trời.
·
1925 kiêm nhiệm chức tuyên úy quốc gia của Liên Hiệp Đại
Học Công Giáo Ý (FUCI)
·
1937, được Đức Giáo Hoàng Piô XI bổ nhiệm làm Phụ Tá
Quốc Vụ Khanh, tức nhân vật thứ ba trong Giáo Triều.
·
1939, kiêm nhiệm trưởng văn phòng thông tin và liên lạc
giữa các tù nhân chiến tranh và gia đình của họ.
·
1954 được bổ nhiệm làm tổng giám mục Milan.
·
1958 được chọn làm Hồng Y.
·
11. 10. 1962, khai mạc Công Đồng Vatican II, Hồng Y
Montini mời bạn của ngài là ông Jean Guitton vào sổ các quan sát viên.
·
21. 06. 1963, được chọn làm Giáo Hoàng, lấy danh hiệu
Phaolô VI, ngày hôm sau, trong sứ điệp gửi cho thế giới (message urbi et orbi)
ngài chính thức tuyên bố ‘tiếp tục công đồng chung Vatican II’.
·
04. 08. 1964, gặp gỡ đức giáo chủ Athenagoras thành
Constantinople.
·
06.08. 1964 ban hành thông điệp Ecclesiam suam (Giáo Hội
của ngài) nói về ‘sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới’.
·
04. 10. 1965, đọc diễn văn trước Đại Hội của Liên Hiệp
Quốc.
·
26.03.1967 ban hành thông điệp Populorum progressio, về
‘vấn đề phát triển của các dân tộc’.
·
25. 07. 1968: ban hành thông điệp Humanae vitae, về
‘hôn phối và điều hòa sinh sản’.
·
06. 08. 1978: Đức Phaolô tạ thế tại Castel Gandolfo.
Sau đức
Gioan XXXIII và đức Gioan Phaolô II, đức Phaolô VI vị giáo hoàng của những năm
1963 đến 1978, sẽ được phong Chân Phước vào ngày 19.10 tới, nhân dịp kết thúc
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã truyền cho Bộ
Phong Thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận phép lạ ‘được coi là do lời bầu cử của Đức
Giáo Hoàng Phaolô VI’. Đây là một vị giáo hoàng thông minh và can đảm trong việc
tiến hành công đồng Vatican II đã được khai mở bởi đấng tiền nhiệm.
Sau Đức
Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II được phong Hiển Thánh, đến lượt Đức Phaolô
VI sắp được vinh quang trên bàn thờ. Đức Phanxicô đã truyền cho Bộ Phong Thánh
công bố thứ bảy mới đây, sắc lệnh nhìn nhận phép lạ ‘Chúa đã làm nhờ lời bầu cử
của Đức Phaolô VI’, hầu kết thúc tiến trình ‘án phong chân phước cho ngài’ khai
mở từ năm 1993. Đức Phaolô VI (1897-1978) sẽ được phong chân phước vào ngày
19.10.2014, nhân dịp bế mạc Thượng Hội Đồng về Gia Đình và, theo thông tấn xã
Ý, ngài có thể được phong Hiển Thánh vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 50 năm bế mạc
Công Đồng Vatican II (1965-2015) và cũng là 50 năm khởi sự Thượng Hội Đồng Giám
Mục, một hình thức quản trị Giáo Hội theo tập đoàn tính của các giám mục, đề
cao sự cộng tác chặt chẽ giữa Đức Giáo Hoàng và các Giáo Hội địa phương do Đức
Phaolô VI thành lập năm 1965.
Khi
phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII, người có công triệu tập công đồng Vatican
II, và Đức Gioan Phaolô II, người áp dụng công đồng suốt triều đại của ngài, Đức
Phanxicô đã quả quyết: Công đồng Vatican II đáng là ‘kim chỉ nam’ (boussole) của
Giáo Hội. Như vậy, Đức Phaolô VI là người hoàn tất và kiên vững công trình đã
được khởi đầu, rồi điều hòa chương trình cập nhật hóa (aggiornamento) của Giáo
Hội trong thế kỷ XX, bằng việc cổ súy tinh thần đối thoại với xã hội như là điều
tiên quyết để loan báo Tin Mừng trong xã hội hiện đại.
Theo
sự nhận định của nhiều sử gia, như ông Henri Tincq, thì Đức Phaolô VI là ‘người
đã mặc cho ngôi vị giáo hoàng một bộ áo hiện đại’. Cho đến ngày hôm nay, những
lời kêu gọi và những hành động của ngài vẫn còn rất ‘thời sự’: Trước tiên là vấn
đề hòa Bình trên thế giới với lời kêu gọi tha thiết ‘Đừng bao giờ chiến tranh nữa!
Đừng bao giờ chiến tranh nữa!...’ đã vang lên tại diễn đàn của Liên Hiệp Quốc
(ONU) năm 1965. Kế đến là những lời ngài kêu gọi yểm trợ công trình phát triển,
cổ động hòa bình, đặc biệt trong thông điệp ‘Populorum progressio’ năm (Phát
triển của mọi dân tộc) ban hành năm 1967… Về sự hiệp nhất Kitô giáo, Đức Phaolô
VI đã thể hiện cách đặc biệt qua cái hôn hòa bình trao cho vị giáo chủ
Athenagoras thành Constantinople trong chuyến du hành mục vụ thăm Đất Thánh năm
1964, sau một ngàn năm chia rẽ Đông Phương và Tây Phương. Về việc đối thoại với
các tôn giáo khác, ngài đã vẽ ra cái sườn từ lâu, trước ngày găp gỡ đại trào tại
Assise năm 1986. Về vấn đề Phúc Âm hóa, Đức Gioan Battista Montini, người đã chọn
danh xưng Phaolô VI vì ngài rất thành tín hâm mộ vị Tông Đồ Dân Ngoại, ngài là
tác giả thông điệp ‘Evangelì nuntiandi’ (Phải loan báo Tin Mừng). Thông điệp
này có nhiều ảnh hưởng ngay trên các vị giáo hoàng kế tiếp, Đức Gioan Phaolô
II, Đức Biển Đức XVI. Dĩ nhiên cũng chung một bận tâm truyền giáo, nên đức
Phanxicô vừa ra thông điệp ‘Evangelì Gaudium’ (Niềm vui của Tin Mừng). Về công
trình cải tổ giáo triều, công việc Đức Phaolô VI khởi sự, chầy kíp đã 27 năm.
Thế
nhưng, vào những năm cuối triều giáo hoàng mà bầu trời trở nên u ám đến như tối
sầm lại: vì từ năm 1968, con số linh mục và tu sĩ nam nữ bỏ chức thánh, bỏ lời
khấn mỗi ngày thêm đông, vì những căng thẳng in hằn vào công việc áp dụng công
đồng Vatican II, giữa những thái quá của một số người chủ trương cải cách và những
người bảo thủ như nhóm của Đức Cha Lefèbvre, và vì sự chống đối âm ỷ của số
đông người Công Giáo sau ngày ban hành thông điệp Humanae vitae, về hôn phối và
vấn đề điều hòa sinh sản... Do đó, triều đại giáo hoàng của Đức Phaolô VI lu mờ
hơn triều đại của Đức Gioan Phaolô II. Chính Đức Phaolô VI còn bị coi là ‘vị
giáo hoàng ưu sầu’, đặc biệt vào những năm cuối triều đại. Bấy giờ nhiều người
Ý đã biết đến câu nói chơi chữ của báo chí: ‘Paolo sesto, Paolo mesto’ (Phaolô
đệ lục, Phaolô bức súc). Rồi năm 1993, ông Yves Chron đã viết cuốn sách với tựa
đề ‘Paul VI, pape écartelé’ (Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng bị cắn xé).
Tuy
nhiên, việc Thiên Chúa làm ai mà thấu hiểu! Chính sứ điệp của Đức Phaolô VI sẽ
được đưa ra ánh sáng bởi việc tuyên phong chân phước ngày 19.10 sắp tới. Ngày
phong Chân Phước cho Đức Phaolô VI đã được chọn vào đúng ngày bế mạc Thượng Hội
Đồng các giám Mục bàn về Gia Đình. Phép lạ đánh dấu ngày phong Chân Phước cho Đức
Phaolô VI cũng mang một ý nghĩa sâu đậm: Phép lạ chữa lành một cách ngoại thường,
không cắt nghĩa được, của một thai nhi vào đầu năm 1990, tại Califonia, Hoa Kỳ.
Trong thời gian mang thai, các bác sĩ đã khám phá ra một vấn đề trầm trọng, mà
theo họ, đủ lý do để phá thai. Bà mẹ cực lực phản đối việc phá thai và bắt đầu
cầu khấn với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Hạnh phúc là thai nhi đã ra đời êm đẹp,
khoẻ mạnh. Ơn chữa lành tuyệt hảo được khẳng định khi em nhỏ bước vào tuổi thanh
niên. Theo cái nhìn của vị thỉnh viên (postulateur), linh mục Antonio Marazzo,
thì ơn chữa lành này nằm trong ‘tuyến đường giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phaolô
VI, tác giả của thông điệp Humanae vitae, ban hành năm 1968, về tình yêu vợ chồng
và sự sống’. Trong một cuộc phỏng vấn, tháng ba 2014, Đức Phanxicô đã trân trọng
chào mừng ‘thiên tài ngôn sứ (le génie prophétique) của Đức Phaolô VI: khi ban
hành thông điệp Humanae vitae, ngài đã can đảm đi ngược dòng với số đông…’
Vậy
chúng ta vui mừng về những kỳ diệu Thiên Chúa đã làm nơi Tôi Tớ Trung Kiên của
Ngài là Đức Phaolô VI, và hồ hởi đón chờ ngày 19.10.2014. Alleluia!