CHÚA NHẬT LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ
PHÊRÔ & PHAOLÔ
PHÊRÔ & PHAOLÔ
I. Giáo Huấn Phúc Âm:
Chúa thiết lập Giáo Hội trường tồn trên đá tảng Phêrô. Chúa trao
quyền lãnh đạo Giáo Hội, quyền cầm buộc cho Phêrô. Sauk hi khi Phêrô đã được
Thiên Chúa Cha soi sáng tuyên xưng Thiên tính của con người Chúa Giêsu rằng:
“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!”
Giáo Hội Chúa trường tồn dù bị quyền lực Satan tấn công. Vì
chính Chúa thiết lập Giáo Hội trên đá tảng vững bền.
Người lãnh đạo Giáo Hội dưới sự soi dẫn của Thiên Chúa để cho
mọi người biết tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!”
II. Vấn nạn Phúc Âm:
Tông đồ Phêrô:
Phêrô nguyên tên gốc Do Thái là Simon, là anh em với ông Anrê. Có
hai cặp anh em ruột là Anrê - Simon và Giacôbê – Gioan là người làng Bethsaida,
bên cạnh hồ Galilê (Mátthêu: 4,23). Những Ông nầy đều là dân thuyền chài kiếm
sống ở Biển Hồ Galilê và được Chúa kêu gọi làm những môn đệ đầu tiên của Ngài
sau khi đã cho họ bắt được một mẻ cá đầy (Máccô: 1,16-18; Mátthêu 4,18-22; Luca
5,1-11 và Luca: 5, 4:11).
Simon gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê và được Người
đặt tên là Kepha theo tiếng Aram (Gioan: 1, 42) (hay Cephas trong tiếng Hy Lạp).
Kepha hay Cephas dịch sang Petros trong Hy Lạp đều có cùng một nghĩa là Đá. Tiếng
Pháp Pierre, tiếng Anh Peter, có nghĩa là Rock và tiếng Việt nhái âm đọc là
Phêrô và thường phải nói thêm “có nghĩa là Đá!”
Chúa đã có ý chọn Phêrô làm thủ lãnh qua việc:
Đổi tên Ông từ Simon sang Phêrô
Tên Phêrô luôn đứng đầu danh sách các Tông Đồ được ghi trong
Máccô 3,16-19; Mátthêu 10,2-4; Luca 6,14-16; và Công vụ: 1,13).”Sau đây là tên
của mười hai Tông đồ đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô”
Tên của ông luôn được nhấn mạnh (Mátthêu: 10:2): “Và Người lập
nhóm mười hai để các ông ở lại với Người. Người sai các ông đi rao giảng và đặt
tên cho Simon là Phêrô”
Phêrô đã nhân danh các tông đồ khác mà trả lời khi Chúa có vấn
nạn, như trong việc tuyên tín Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. (Mátthêu: 16 – 16)
Phêrô luôn ở bên cạnh chúa trong những biến cố đặc biệt, cũng
như Ông có những kỷ niệm thật sâu đậm với Chúa: Khi Chúa chữa con gái Ông chủ
Hội Đường, Ông Giairô; Chúa cho đi trên mặt nước; Chúa biến hình sáng láng trên
núi Tabor; Chúa hấp hối trong vườn Cây dầu; Theo sát Chúa vào tận dinh thượng
tế Caipha khi Chúa bị bắt và bị xét xử; Chối Chúa ba lần; nhảy xuống biển bơi
vào bờ; Bị Chúa cật vấn 3 lần là Siomon, con Gioan, con có yêu mến Thầy hơn
những người nầy không? Sau cùng trao quyền chủ chăn tôi cáo…
Sau khi Chúa Phục Sinh và lên trời. Sauk hi đã nhận lãnh Chúa
Thánh Thần, Phêrô thi hành quyền thủ lãnh được Chúa trao: Ông giảng tại Công
trường Giêrusalem và có 3000 người rửa tội trong ngày ấy. Ông chủ tọa việc bầu
chọn Matthias thay thế Giuđa Iscariôt (Cv 1,15-26). Phêrô chủ tọa Công Đồng đầu
tiên tại Giêrusalem (Công vụ chương 15) Khi lên Giêrusalem lần đầu tiên, ông
Phaolô đi gặp ông Phêrô và các tông đồ nồng cốt như Giacôbê và Gioan để tỏ ra
tinh thần vâng phục vị thủ lãnh các tong đồ (Galata 1. 18-19) Ông làm nhiều
phép lạ chữa bệnh tật nhân danh Đức Kitô, Đấng Cứu Thế….
Phêrô đến Rôma năm 42 và thành lập Cộng đoàn Kitô giáo ở đó. Theo
lưu truyền, Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, ông đã cảm hóa hai
người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và tử
đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, ông bị kết án tử hình trên thập tự.
Bị dẫn tới hí trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Phê-rô cảm
thấy mình không xứng đáng được chết như thầy mình, đã yêu cầu được đóng đinh
ngược. Phê-rô tử đạo năm 64 dưới thời bạo Chúa Nêrô.
Tông đồ Phaolô:
Thánh Phaolô tên thật là Saolê, thuộc chi tộc Benjamin sinh
khoảng năm 5 tại Tarsus, Tiểu Á, ngày nay thuộc Thổ nhĩ Kỳ, nhiều người ở đây
đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma. Khi còn nhỏ, Saolê học kinh doanh, có thể
vì người cha là người buôn vải. Nhưng Saolê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi,
Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Phaolô được giáo dục trong truyền
thống thuần Do Thái Giáo. Phaolô đã trích Cựu ước khoảng 200 lần trong các thư
gởi các Giáo đoàn.
Lòng yêu mến tôn giáo tổ tiên khiến Ông đã bách hại Giáo hội sơ
khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông
lẫn phụ nữ. Người đầu tiên bị Phaolô thủ tiêu là thánh Stêphanô, bị ném đá đến
chết trước mặt người Pharisiêu. Tuy nhiên, Chúa đã hoán cải Ông trên đường Ông
đi tìm giết người theo Chúa: Ông ngã ngựa, mù mắt và đã có cả 3 năm giờ để
chuyển hướng. Chúa đã chiến thắng và đã dùng Phaolô như một tong đồ truyền giáo
số một. Là người Rôma, Phaolô đã đi khắp Đế quốc, nói 3 ngôn ngữ: tiếng Aram,
tiếng Do thái và tiếng Hy lạp, đồng thời còn thông thạo tiếng Latin nữa.
Ngoài công cuộc truyền giáo cho dân ngoại. Phaolô có công rất
lớn trong việc xây dựng nền thần học cho Kitô giáo qua 14 lá thư gửi cho các
giáo đoàn. Khoảng năm 60, thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma. Tương
truyền chính vua Nêro, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán
kết án thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Khuynh Diệp gần Rôma. Người ta nói rằng
thủ cấp của thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng
nước. Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây
dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn.
Quyền tối thượng của Phêrô và Giám Mục Rôma tức các Đức Giáo
Hoàng:
Nơi chốn lịch sử:
Nơi Chúa trao quyền thủ lãnh tối cao lãnh đạo Giáo Hội cho Phêrô
gọi là Tabgha. Tabgha là một địa danh nằm phía Tây Bắc biển hồ Galilê. Theo
truyền thống Kitô giáo, đây cũng chính là nơi Chúa đã làm phép lạ hoá bánh ra
nhiều theo tường trình của Phúc Âm Thánh Matcô 6. 30-46. Đây cũng chính là nơi
mà Chúa Phục sinh đã hiện ra lần thứ ba, theo tường trình của Phúc Âm Gioan 21.
1-24. Đây là lần hiện ra rất quan trọng: Chúa chất vấn Phêrô ba lần và trao
quyền lãnh đạo tối cao cho Phêrô "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có
mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết
con yêu mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của
Thầy.” Người lại hỏi: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy
không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người
nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: "Này anh
Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phê-rô buồn vì
Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp:
"Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giê-su
bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy.
Ngày nay nơi đây có nhà thờ mang tên “Nhà Thờ trao quyền thủ
lãnh tối cao cho Phêrô” (Church of the Primacy of Peter) do quí linh mục dòng
Phanxicô cai quản. Nhà thờ trao quyền tối cao cho Phêrô được xây dựng vào
khoảng hậu bán thế kỷ thứ tư. Sau nầy, năm 1938 được xây dựng cho phù hợp với ý
nghĩa của Phúc Âm hơn: Nhà thờ nằm bên bờ hồ và một vịnh nhỏ dẫn nước gần sát
bên nhà thờ. Bên ngoài nhà thờ cạnh hướng ra biển hồ có thềm đá, chỉ nơi Chúa
đứng để hỏi các tông đồ: “Chúng con có bắt được gì không?” Bên trong nhà thờ có
chỗ gọi là Mensa Christi, tức nơi Chúa dọn ăn sáng cho các tông đồ. Phía trước
nhà thờ có tượng Chúa trao quyền thủ lãnh cho Phêrô bằng đồng đen. Tất cả đều
được tạo dựng sau nầy theo tường thuật trong Phúc Âm. Thật ra không ai dám cả
quyết chính xác nơi chốn Chúa trao quyền cho Phêrô. Cũng giống như vậy khi đề
cập nơi Chúa sinh ra ở Bêlem. Người ta đánh dấu nơi Chúa sinh ra bằng một ngôi
sao David dưới hầm nhà thờ Chính Thống Giáo. Khách hành hương chỉ nên tỏ lòng
tôn kính nơi đâu gần đây Chúa sinh ra, chứ còn nơi chốn chính xác thật không
cần thiết và không thể quả quyết.
Là thủ lãnh tối cao, Phêrô có nhiệm vụ gì?
Phêrô phải là Kêpha, tức là Ðá. Chúa đã đổi tên Simon trong
tiếng Do Thái sang Phêrô, có nghĩa là Đá và trên Đá Tảng Phêrô, Chúa thành lập
Giáo Hội và “dù cho quỉ hoả ngục cũng không thắng nỗi!” Nên nhiệm vụ hàng đầu
của Phêrô là đá tảng vững bền, xây nền Giáo Hội.
Phêrô có quyền cầm buộc: Phêrô thật sự nhận thần quyền do Chúa
trao ban “Phêrô, con là Đá, trên đá nầy, Ta sẽ xây Giáo Hội của Ta. Dù quỉ hoả
ngục cũng không thắng nỗi. Ta trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm
buộc dưới đất trên trời cũng cầm buộc. Sự gì con tháo gở dưới đất, trên trời
cũng tháo gở” Hay sau khi sống lại, Chúa hiện ra, thổi hơi trên các tông đồ và
nói: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh thần, các con tha tội cho ai thì tội người ấy
được tha. Các con cầm buộc tội ai thì tội người ấy bị cầm buộc” như trong Phúc
Âm Thánh Gioan 20. 21-23 và trong Matthêo 18. 18. Quyền thủ lãnh của Phêrô bao
gồm cả quyền lập pháp tức lập luật và giải thích luật để Giáo Hội tuân giữ mà
mang ích lợi cho phần rỗi thiêng liêng.
Phêrô là thủ lãnh và là Mục tử nhân hậu: Trong Cựu Ước, Môisen,
Đavít là những lãnh tụ, nhưng họ từng là những mục tử, những người chăn chiên,
những người đi theo bầy đàn của mình: Biết chiên, lo cho chiên, dẫn chiên đến
dồng cỏ xanh, đến suối nước trong, đến nơi nghỉ ngơi bổ dưỡng (Thánh Vịnh 23)
Chủ chiên đi tìm chiên lạc. Chủ chiên phải hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Phêrô
được trao quyền thủ lãnh, tức quyền mục tử để chăm lo, chăn dắt và mang phúc
lợi cho đàn chiên Chúa.
Làm sao biết hay chứng minh được là các Đức Giáo Hoàng kế vị
Thánh Phêrô?
Những Giáo phái Tin Lành không tin chuyện các Giáo Hoàng Công
Giáo kế vị Thánh Phêrô. Vì nhiệm vụ của Phêrô là độc đáo dành riêng cho một
mình cá nhân Ông. Cũng giống như Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể bên Công Giáo,
những Giáo Phái Tin lành xác quyết rằng: Chúa Giêsu là linh mục thượng phẩm và
đã dâng lễ một lần trên Thánh giá là đủ để mang ơn cứu độ cho nhân loại. Câu
Chúa nói “Các con hãy làm việc nầy để nhớ đến Ta”, không có ý trao quyền tế lễ
để tiếp tục ban ơn cứu độ cho nhân loại. Đó chỉ là lời khuyên nên nhóm họp để
nhớ lại việc Chúa làm mà thôi. Việc dâng lễ bên Công Giáo chỉ là việc thêm một
giọt nước dư thừa vào ly nước đã đầy, ly nước công nghiệp của Chúa Giêsu đã quá
đủ, không còn khả năng dung nạp thêm một giọt nước nào nữa cả.
Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo:
Phêrô thừa nhận quyền thủ lãnh và quyền tối thượng trên toàn thể
Giáo Hội. Phêrô chính thức được trao quyền sau khi ba lần bị sát hạch là
“Simon, con Gioan con có yêu mến Ta hơn những người nầy không?” Cả ba lần Ông
đã trả lời “Có! Dạ Thầy biết con yêu mến Thầy” Và Chúa đã trao cho Ông quyền
chăn chiên “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” như trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật III
sau Phục Sinh tường thuật. Thánh lễ truyền chức: Phó tế, Linh mục hay Giám Mục
đều có phần tra vấn trước khi đặt tay truyền chức. Tra vấn để xác tín rồi mới
trao quyền thi hành.
Thi hành quyền tiên tri
và thánh hoá: Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô như một thủ lãnh Giáo Hội truyền
giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ông qui tụ thêm số đông người vào Giáo Hội mà Ông
là Đá Tảng. Chỉ trong một ngày, Phêrô và các tông đồ đã giảng và rửa tội cho 3
ngàn người từ khắp nơi tụ về Giêrusalem. TĐCV. 2. 1-41
Phêrô và các Tông đồ được
thông truyền thần lực và có thể chữa bệnh như trong TĐCV. 3. 6-8 “Bấy giờ ông
Phê-rô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây:
nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi!" Rồi ông
nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá
của anh trở nên cứng cáp. Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông,
anh vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa.
Phêrô thi hành quyền lãnh
đạo Giáo Hội: Triệu tập Công Đồng chung lần đầu tiên tại Giêrusalem để quyết
định rằng: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một
gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho
ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều
đó là tốt rồi” (Cv 15:28-29). Công đồng đã quyết định không bắt buộc “dân
ngoại” phải cắt bì và tuân thủ Lề Luật của người Do Thái. Phêrô lên tiếng bảo
vệ cùng một nguyên tắc như Phaolô: “Anh em biết: ngay từ những ngày đầu, Thiên
Chúa đã chọn tôi giữa anh em, để các dân ngoại được nghe lời Tin mừng từ miệng
tôi và tin theo. . .” (Cv 15: 7t). Luca còn thuật là khi Phêrô bị bắt, Giáo hội
đã khẩn thiết cầu nguyện cho ông (Cv 12: 5), và một thiên thần đã đến giải
phóng ông, “rồi ông ra đi, đến một nơi khác” (Cv 12: 17). . .
Chính ông chủ tọa việc
bầu một tông đồ thay thế Giuđa Iscariôt (Cv. 1,15-26). Khi lên Giêrusalem lần
đầu tiên, ông Phaolô chỉ đi gặp ông Phêrô (Kêpha) và ông Giacôbê (Gl 1,18-19).
III. Thực hành Phúc Âm.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô
và Phaolô và trao dây pallium cho các tân Tổng giám mục
Vào lúc 9g30 sáng nay, thứ Bảy 29-06-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô
đã chủ tế Thánh lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô tại Vương cung thánh
đường Thánh Phêrô. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cũng trao dây pallium cho các
tân Tổng giám mục chính tòa đã được bổ nhiệm từ sau ngày lễ hai Thánh Tông đồ
Phêrô và Phaolô năm trước. Xin trích đăng những điểm chính trong bài giảng của
Đức Thánh cha:
Củng cố trong đức tin: Phúc âm nói về lời tuyên xưng của Thánh
Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Lời tuyên xưng
này không phải của ngài nhưng do Cha trên trời mặc khải cho. Vì lời tuyên xưng
này, Chúa Giêsu trả lời: “Anh là Phêrô, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh
của Thầy” (câu 18). Bất cứ khi nào chúng ta để cho những suy nghĩ, tình cảm của
chúng ta hay để cho lý luận của quyền năng nhân loại chiếm ưu thế, mà không cho
để cho đức tin, cho Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẫn, khi ấy chúng ta sẽ trở nên
những tảng đá cản trở. Niềm tin vào Chúa Kitô chính là ánh sáng soi dẫn cuộc
đời chúng ta, là các Kitô hữu hay thừa tác viên trong Giáo hội.
Củng cố trong tình yêu: Trong bài đọc thứ hai, chúng ta đã nghe
những lời cảm động của Thánh Phaolô: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến cao
đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2Tm 4,7). Nhưng cuộc chiến
này là gì? Đó không phải là một cuộc chiến với thứ vũ khí của con người mà đáng
buồn thay luôn gây ra cảnh máu đổ trên khắp thế giới, nhưng là cuộc chiến tử
đạo. Thánh Phaolô chỉ có một vũ khí, đó là sứ điệp của Chúa Kitô và cả cuộc đời
của thánh nhân như món quà dâng cho Chúa Kitô và cho tha nhân. Giám mục Roma
được kêu gọi sống và củng cố anh chị em mình trong tình yêu ấy, yêu Chúa Kitô
và tha nhân, yêu thương không phân biệt, không giới hạn.
Củng cố trong sự hiệp nhất: Dây pallium là biểu tượng của sự
hiệp thông với người kế vị Thánh Phêrô, “là nguyên lý và nền tảng trường tồn và
hữu hình của sự hiệp nhất trong đức tin và của sự hiệp thông” (Lumen Gentium,
18). Dây pallium, một khi là dấu chỉ sự hiệp thông với Giám mục Roma và với
Giáo hội hoàn vũ, cũng mời gọi các giám mục trở nên tôi tớ phục vụ tình hiệp
thông.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết luận: Tuyên xưng Chúa bằng cách để
Thiên Chúa dạy dỗ mình, tiêu hao chính mình vì yêu mến Chúa Kitô và Tin Mừng
của Người, trở nên tôi tớ của sự hiệp nhất. Đó là những nhiệm vụ mà hai Thánh
tông đồ Phêrô và Phaolô ủy thác cho mỗi người chúng ta, để mỗi người Kitô hữu
cũng sống những điều ấy.