Lời Chúa cntn 7a _ giáo lý Phúc Âm

GIÁO LÝ PHÚC ÂM
CHÚA NH
T VII QUANH NĂM A
(Lv 19,1-2.17-18; 1Cr 3,16-23; Mt 5,38-48)
I. Giáo Huấn Phúc Âm
Chúa Giêsu xuất hiện như một Môsê mới: Thành lập dân mới và lề luật mới.
Luật mới dựa trên và kiện toàn luật cũ. Kiện toàn bằng cách:
Thực hành Tám Mối Phúc Thật, Matthêô 5:1-12, Chúa Nhật IV Quanh Năm.
Làm mối mặn cho trần gian và làm ánh sáng cho thế giới, Matthêô 5:13-16, Chúa Nhật V Quanh năm.
Thờ phượng Chúa và việc chung sống hoà bình, yêu thương và tha thứ cho nhau là hai mặt của một thực tại đời sống, Matthêô 5:17-37, Chúa Nhật VI Quanh năm.
Thực hành lối sống nghịch thường: yêu thương kẻ thù và làm ơn cho làm hại mình, Mathhêô 5:38-48, Chúa Nhật VII Quanh Năm hôm nay.
II. Vấn nạn Phúc Âm
Nhắc lại và tiếp nối Phúc Âm Thánh Matthêô chương 5:
Lãnh tụ mới và Giáo huấn mới
Phúc Âm Thánh Matthêô 5:1-12 được đọc trong Chúa Nhật IV, mùa quanh năm cử hành hôm trước nói về việc Chúa Giêsu xuất hiện từ trên núi như Môsê ban bố Bát Phúc làm hiến chương Nước Trời, thành lập dân mới, dân Thiên Chúa trong thời Tân Ước.
Xin được ghi lại bát phúc để chúng ta có cái nhìn toàn bộ của Chương 5 trong Phúc Âm Matthêô:
 Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ.
 Phúc cho những ai than khóc, vì sẽ được an ủi.
 Phúc cho người khiêm nhường, vì sẽ hưởng đất hứa làm gia nghiệp.
 Phúc cho những ai đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ.
 Phúc cho người hay thương xót, vì sẽ được xót thương.
 Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì sẽ được gặp Thiên Chúa.
 Phúc cho người hoà giải, vì sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa.
 Phúc cho những ai bị bách hại vì sự công chính, vì nước thiên đàng thuộc về họ.
 Phúc cho anh em khi bị sỉ nhục, bách hại, vu khống vì cớ tôi.
 Hãy vui thoả và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng của anh em trên thiên đàng là lớn lắm.
Nằm chung với bài giảng trên núi hay tiếp nối tám mối phúc thật trên là vai trò của công dân nước Thiên Chúa ở giữ trần đời:
 “Chính anh em là muối cho đời! Chính anh em là ánh sáng cho trần gian!” như trong bài Phúc Âm Thánh Matthêô 5:13-16 được đọc trong Chúa Nhật V quanh năm, ngày 6.2.2011 vừa qua.
Nằm chung với bài giảng trên núi hay tiếp nối tám mối phúc thật và lệnh truyền làm muối mặn và ánh sáng cho đời là việc chu toàn lề luật của người công dân trong Nước Chúa mà chúng ta nghe hôm Chúa Nhật VI mùa quanh năm, Phúc Âm Thánh Matthêô 5:17-37. Bài Phúc Âm nầy gồm năm giáo huấn:
Giáo huấn về lề luật: Luật cũ dạy như thế nào và luật mới phải như thế nào?
Giáo huấn về việc tránh hiềm thù và giận ghét: Luật cũ cho phép hiềm thù. Luật mới dạy sống hiếu hoà.
Giáo huấn về việc tránh hành động dâm ô ngoại tình: Tội ngoại tình không chỉ hệ tại hành động, nhưng cả trong ước muốn dâm ô thầm kín trong lòng.
Giáo huấn về việc vợ chồng không được rẫy bỏ nhau: Luật cũ cho phép vợ chồng bỏ nhau. Luật mới buộc vợ chồng gắn bó với nhau suốt đời.
Giáo huấn về việc không nên mượn tên Chúa để thề gian nói dối.
Chúa Nhật hôm nay, tiếp theo và kết thúc chương 5 bằng hai giáo huấn:
Giáo huấn về việc không được trả thù theo luật mắt thế mắt răng đền răng.
Giáo huấn về việc phải yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ làm hại mình.
Toàn bộ chương 5 Phúc Âm Thánh Matthêô là một hiến chương nước trời hay luật sống mới áp dụng cho công dân mới trong nước Thiên Chúa. Đó là:
Giữ tám mối phúc thật.
Chu toàn nhiệm vụ làm muối và ánh sáng.
Tuân giữ bảy giáo huấn vừa liệt kê bên trên. Cách chung những giáo huấn nầy là một bước kiện toàn hoá những lề luật đã có trong Đạo cũ hay trong luật Môsê.
Luật mới Tân Ước, nhất là giới luật yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ làm hại mình… có phải là chuyện không tưởng và siêu thực chăng?
Xin ghi lại giáo huấn về giới luật yêu thương kẻ thù và làm ơn cho người ám hại mình trước để chúng ta có dịp xem xét kỹ hơn:
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
Không tưởng và siêu thực, nếu chúng ta áp dụng sát mặt chữ những ví dụ của Đức Giêsu: Đánh má nầy đưa luôn má khác; lấy áo trong cho luôn áo ngoài; đòi đi một dặm, đi luôn hai dặm; Xin cũng cho, mà mượn cũng không từ chối. Chúa không có ý dạy chúng ta làm những chuyện siêu thực và điên rồ nầy. Bằng chứng là đêm tối Thứ Năm Tuần Thánh, nơi dinh Thượng tế Caipha, khi bị người lính tát má, Chúa đã không đưa má khác mà lại hỏi: sao anh lại đánh tôi? Thật ra với năm ví dụ cụ thể nầy, Chúa Giêsu mời gọi môn đệ Chúa, những công dân mới của Thời Tân Ước đi xa hơn thái độ cam chịu thụ động: không những không đáp lại sự dữ bằng sự dữ, nhưng còn phải đáp lại sự dữ bằng sự lành và sự thiện. Không phải là không trả thù, nhưng là không theo kiểu trả thù từ thời nầy sang thời khác như trong phim Kiếm Hiệp của Tàu, nhưng là cách trả thù để tiêu diệt oán thù.
Phải yêu kẻ thù nay nói khác đi: Xoá tên kẻ thù và mọi người là con cái Thiên chúa và là anh chị em của nhau. Kẻ thù đầu tiên là “những kẻ ngược đãi”. Đây là những người thù ghét chống lại niềm tin của ta, chống lại lối sống Kitô giáo và muốn tiêu diệt chúng ta. Nếu được phép, chúng ta có thể lấy thí dụ như người Cộng Sản và người Hồi Giáo. Những người nầy luôn thù ghé và tìm cách tiêu diệt Công Giáo. Yêu họ như thế nào? Tôi nghĩ không thể hay khó có thể thành bạn thân thiết với họ, nhưng thông cảm và nhân ái như gương Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận: Không một lời phàn nàn hay oán trách người ghét mình và hành hạ mình.
Làm sao để yêu thương kẻ thù? Cầu nguyện cho kẻ thù và “chào hỏi” mọi người trong tình huynh đệ có chung Thiên Chúa là Cha. Có thể những từ ngữ như “kẻ thù” mà chúng ta đang dùng là những cách diễn tả theo đời thường. Nơi Chúa Giêsu, tất cả là Con Thiên chúa, vì Chúa cho mặt trời chiếu dọi ánh sáng cho kẻ lành và cho người dữ. Chúa ban mưa trời cho kẻ công chính và người bất lương. Như vậy, Giáo Huấn của Chúa là: Xin đừng tạo một phân biệt nào cả giữa người với người. Tất cả là con cái Chúa trong đại gia đình của Thiên Chúa. Mọi người là anh chị em với nhau, phải yêu thương, cầu nguyện cho nhau và chào hỏi nhau thật thân tình.
III. Thực hành Phúc Âm
Thánh Giá Trên đảo tỵ nạn Pulao Bidong, Mã Lai năm 1990
Thánh giá: nhục hình, chết chóc, hy sinh và cứu độ.
Thánh giá: Thể hiện tình yêu trọn vẹn và tột cùng. Không ai yêu người khác bằng dám chết cho người mình yêu.
Thánh giá: Chinh phục hữu hiệu. Luôn luôn chiến thắng.
Chúng tôi, những người tỵ nạn muộn màng đã khuân hàng ngàn bao cát từ dười chân đồi lên tận đỉnh đồi tôn giáo năm 1990 để làm thành núi sọ. Chúng tôi xin xi măng để đúc thành một thánh giá to, cao năm thước. Chúng tôi, đặc biệt những người có khả năng điêu khắc đã nắn đúc nên tượng Chúa Giêsu cao một thước rưởi và đường nét thật đẹp. Thánh giá cao với tượng Chúa chịu đóng đinh giương cao một cách đáng ngưỡng mộ trên đỉnh đồi tôn giáo Pulao Bidong hướng ra biển Đông. Ngày qua ngày, những người Việt Nam tỵ nạn muộn màng qui tụ nhau dưới chân thánh giá để cầu nguyện và xin được sớm định cư.
Nhưng rồi, cây Thánh giá đầy ngưỡng mộ trên đỉnh đồi tôn giáo đã thành sự tức bực và xỉ nhục cho chính quyền Hồi Giáo Mã Lai. Phải triệt hạ, lệnh của Đại tá Task Force Mã Lai ban hành. Nhiều cãi cọ và cả chia rẽ đã xảy ra trong chúng tôi. Nhưng sau cùng Thánh Giá trên đỉnh đồi tôn giáo Pulao Bidong cũng đã phải triệt hạ theo lệnh của kẻ mạnh. Tức giận, oán hờn và cả nước mắt tủi nhục.
Tại sao phải hạ Thánh Giá Chúa chịu nạn xuống?
Luật các quốc gia Hồi Giáo: Không một ảnh tượng của một tôn giáo nào khác ngoài Hồi Giáo được giương lên cao ngất ngưỡng như tượng Chúa chuộc tội trên đời tôn giáo Pulao Bidong. Nhưng tại sao?
Vì quyền lực và sức mạnh của Thánh giá. Thánh giá: dấu chỉ của một hy sinh tột cùng, của tình yêu tuyệt đối. Thánh giá một khí giới bách chiến bách thắng. Người ta có giết chiết người yêu mình. Nhưng họ không sao từ chối được tình yêu của người đã yêu mình cho đến chết.
Hồi Giáo phải triệt hạ thánh giá Chúa. Thánh giá, bài học sống động của tình yêu, của yêu thương tha thứ và hy sinh. Nó hoàn toàn ngược với thứ tôn giáo thù nghịch và chinh phục bằng giết chóc và bạo lực. Hồi Giáo sợ sức mạnh chinh phục của Thánh Giá Chúa.
Không thể nào chiến thắng kẻ thù ngoài việc yêu thương, cầu nguyện và tha thứ cho họ như Chúa dạy. Chúa đã chết vì giáo huấn yêu thương mà Chúa dạy. Trong Kitô giáo, không có kẻ thù hay báo thù hay oán giận mà chỉ có thánh giá yêu thương và cứu độ.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên