Bài 10
CÁM DỖ
“Bấy giờ Đức Giêsu
được Thần Khí dẫn vào hoang địa
để chịu quỷ cám dỗ.” (Mt 4,1)
để chịu quỷ cám dỗ.” (Mt 4,1)
Tất cả sự cần thiết chúng
ta làm hầu chiến thắng cám dỗ là chúng ta phải có lòng ước ao chiến thắng.
C
|
húng ta không cần phải ngạc nhiên khi
thấy Chúa Giêsu chọn sa mạc làm nơi cầu nguyện, bởi vì Chúa rất yêu thích nơi
thanh tịnh; chúng ta cũng không cần phải ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu được Thần
Khí dẫn vào hoang địa, bởi vì Con Thiên Chúa không bao giờ làm việc gì mà không
theo sự hướng dẫn của Thần Khí. Thế nhưng việc Chúa bị ma quỷ cám dỗ đến mấy lần,
thì thật là khó tin, nếu chính Chúa Giêsu đã không nói cho chúng ta biết qua chứng
từ của thánh sử Matthêu.
Vâng, thay vì ngạc nhiên về những sự
kiện này, chúng ta phải vui mừng mới phải, và hết lòng đội ơn Chúa, bởi chính
Ngài đã muốn trở nên đối tượng của những cơn cám dỗ hầu dạy cho chúng ta biết
làm thế nào để chiến thắng cám dỗ. Chúng ta thật may mắn biết bao! Bởi Đấng cứu
thế, vì quá yêu thương chúng ta đã tự nguyện chịu cám dỗ.
Tất cả sự cần thiết chúng ta làm hầu
chiến thắng cám dỗ là chúng ta phải có lòng ước ao chiến thắng. Đó là ích lợi lớn
nhất mà chúng ta có thể rút ra được từ bài học cám dỗ của Con Thiên chúa. Vậy
chủ đề của chúng ta hôm nay là gì? Thưa đó là: cám dỗ rất cần thiết cho chúng
ta, bởi nó dạy cho chúng ta biết chính mình.
Cha nói rằng, điều đó cần thiết cho
chúng ta trở thành đối tượng của cám dỗ, là vì lý do chúng ta phải học biết rằng
tự sức mình, chúng ta không là gì cả. Thánh Agustinô nói rằng chúng ta phải biết
ơn Thiên Chúa thật nhiều vì Người đã bảo vệ chúng ta trong những cám dỗ, giống
như sự tha thứ của Người cho tội lỗi chúng ta. Nếu như chúng ta không may mắn bị
rơi vào cạm bẫy của ma quỷ thường xuyên, chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân của
sự bất hạnh này. Sự thật chính là bởi vì chúng
ta cậy dựa vào những luật lệ và quan niệm của mình quá nhiều, mà cậy dựa vào Thiên
Chúa quá ít.
Đây là một điều rất thật. Bao lâu chúng ta còn sống trong yên ổn không gặp trở
ngại nào, bao lâu chúng ta hoàn thành được mọi ước nguyện, bấy lâu chúng ta xác
tín rằng sẽ không có gì có thể làm cho chúng ta vấp ngã; nhưng chúng ta đã quên
mất sự hư vô và yếu đuối đáng thương của mình; chúng ta tuyên hứa một cách long
trọng và nói rằng: tôi thà chết chứ không bao giờ sa ngã. Một ví dụ điển hình
nhất cho bài học này mà chúng ta biết được là thánh Phêrô, đã nói với Chúa: “Thưa
Thầy, cho dù tất cả mọi người lìa bỏ Thầy, nhưng con sẽ không bao giờ lìa bỏ Thầy.”
Để cho con người thấy mình tầm thường như thế nào khi họ chỉ biết cậy dựa vào sức
mình, Thiên Chúa đã không dùng một vị vua chúa, nhưng đơn thuần chỉ là giọng
nói của một đứa đầy tớ gái. Mới phút chốc thánh Phêrô đã sẵn sàng thí mạng vì Thầy,
nhưng sau đó với đầy đủ ý thức, ông đã chối không hề biết Người ấy, và ông đã thề
độc là không quen biết Chúa Giêsu.
Ôi lạy Chúa, khi cậy dựa vào mình,
con người ta thật bất lực biết bao! Có những người, dựa trên những gì họ nói,
như có vẻ ghen tị với các thánh, đã làm những việc đền tội rất kinh khủng. Họ
nghĩ rằng những việc đền tội như vậy ai mà làm không được. Khi họ đọc hạnh tích
của các thánh tử đạo, họ nói rằng tôi cũng sẵn sàng chịu đau khổ như vậy để làm
vinh danh Thiên Chúa. Họ nói, bởi vì phần thưởng đời đời so với đau khổ chốc
lát thì ăn thua gì!
Vậy, Thiên Chúa làm gì để giúp chúng
ta nhận biết mình, làm cho chúng ta nhận thức về sự bất toàn của mình? Thưa,
Người cho phép ma quỷ đến gần chúng ta. Hãy xem người tín hữu kia, đã ghen tị với
những người thánh thiện, sống bằng rễ cây và thảo mộc, họ đã làm những quyết
tâm anh hùng để trừng phạt thân xác mình với những việc gian khổ tương tự; thế
nhưng chỉ một cơn nhức đầu nhẹ, hay bị cây kim chích, họ đã la lối um sùm. Họ sẵn
sàng chịu đựng tất cả những việc đền tội mà các vị ẩn sĩ thực hiện, nhưng lại
tuyệt vọng khi gặp một chút rủi ro. Các con hãy nhìn một người khác, sẵng sàng
dâng hiến cả cuộc đời để phụng sự Chúa, bất kể sự gian khổ nào họ phải đương đầu.
Nhưng kìa, chỉ một lời vu khống, một lời nói xấu, một thái độ lạnh nhạt, hay một
điều gì đó sai trái xảy ra, đều mang đến cho họ một cảm giác hận thù chán ghét,
đến nỗi họ không thèm nhìn người đó, và cố gắng tìm đủ mọi cách, trước hết để
biện minh cho mình. Chúng ta thật nhỏ mọn và sai trái biết bao khi cậy dựa vào
những quyết đoán của mình!
Các con thấy cám dỗ thật cần thiết để chứng minh sự hư vô của chúng ta, và ngăn chận sự kiêu ngạo trở nên
chủ nhân ông của mình. Bây giờ có lẽ các con nghĩ rằng những người thường bị
cám dỗ nhất là những người hay say sưa, chửi thề, dâm dục, keo kiệt, hay những
người chìm mình trong vũng bùn tội lỗi. Không phải thế đâu, đây không phải là
những người bị cám dỗ nhiều nhất. Trái lại, ma quỷ còn tìm cách để kiềm chế họ
lại, vì sợ rằng họ không thể sống được lâu để tiếp tục làm những chuyện xấu xa,
gian ác và giúp chúng đưa các linh hồn vào Hỏa ngục bằng gương mù gương xấu của
họ. Thánh Augustine dạy chúng ta rằng ma quỷ không thèm cám dỗ những người như
vậy, chúng còn khinh thường và phớt lờ họ nữa. Vậy các con sẽ hỏi, ai là người bị cám dỗ nhiều nhất? Các con hãy để tâm chú ý, cha sẽ nói
cho các con biết. Đó là người sẵn sàng, cùng với ơn sủng của Chúa, hy sinh mọi
sự cho linh hồn họ, là người sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi sự mà người đời thường
hay vất vả tranh đấu và say mê theo đuổi. Không phải chỉ có một, nhưng có cả
hàng triệu tên quỷ ra sức gài bẫy họ.
Cám dỗ trước tiên mà ma quỷ chuẩn bị
cho những người mới bắt đầu có lòng nhiệt thành phụng sự Chúa, đó là sợ hãi người đời. Họ sợ hãi ra trước công chúng. Họ trốn tránh những người mà
trước đó họ thường lui tới. Nếu có ai bảo họ rằng sao lúc này mày thay đổi dữ vậy,
họ cảm thấy xấu hổ! Câu hỏi, “Người ta sẽ nói về tôi thế nào?” sẽ ám ảnh họ đến
nỗi họ không còn can đảm làm việc lành trước mặt người đời nữa. Nếu tên quỷ
không thành công trong việc làm cho họ sợ hãi người đời, thì nó kích động trong
lòng họ những sự bối rối lạ thường. Họ sợ mình xưng tội không nên; sợ
cha giải tội không hiểu được họ; sợ mình làm việc uổng công vô ích; sợ cách nào
đó họ sẽ mất linh hồn; sợ rằng nếu họ phạm tội gì, họ sẽ không được hưởng gì cả.
Tại sao một người bao lâu còn sống
trong tội, và không bao giờ nghĩ đến việc cứu rỗi linh hồn mình, thì không bị
cám dỗ, trái lại, ngay khi người thay đổi cuộc đời, nghĩa là ngay khi họ muốn
dâng mình cho Chúa, thì Hỏa ngục lại thả lỏng họ? Chúng ta hãy nghe lời giải
thích của thánh Augustine: “Đây là cách thức của ma quỷ đối với một người tội lỗi:
Hắn hành động như một tên cai tù có vài phạm nhân trong ngục của mình. Hắn để mặc
họ tự do hành động, bởi vì hắn có chìa khóa trong túi, và hắn tin chắc rằng họ
sẽ không thể nào vượt ngục được. Cũng vậy, ma quỷ cũng đối xử tương tự với những
người tội lỗi không muốn thoát khỏi tình trạng tội lỗi của mình: ma quỷ không hề
bận tâm cám dỗ họ. Vì khi nghĩ đến họ, hắn chỉ mất thời gian vô ích, bởi vì làm
như thế hắn không những cầm chân được họ, mà còn cột thêm những mắc xích vào
chân họ nữa. Cho nên không cần thiết phải cám dỗ họ, hắn để cho họ sống thoải
mái? Ma quỷ tìm mọi cách để che đậy tình
trạng của họ cho đến giờ chết; lúc đó hắn sẽ bày ra cho họ thấy hình ảnh kinh khủng nhất về
cuộc đời họ, để họ sống trong tuyệt vọng. Nhưng đối với một người đã quyết tâm
thay đổi cuộc đời, dâng hiến mình cho Thiên Chúa, thì lại là một chuyện khác.”
Lúc thánh Augustine còn sống trong tình trạng tội lỗi, ngài khó lòng biết được
rằng bị cám dỗ là gì. Ngài nghĩ mình đang sống trong bình an, nhưng ngay lúc
ngài muốn quay lưng lại với ma quỷ, ngài đã phải chiến đấu sống chết với chúng;
và cuộc chiến này kéo dài đến 5 năm. Ngài đã khóc lóc thảm thiết, và làm những
việc đền tội khắt khe nhất. Thánh nhân nói: “Tôi đã vật lộn với nó trong thời kỳ
gian hãm. Có lúc tôi nghĩ mình chiến thắng; ngày hôm sau tôi lại thua. Cuộc chiến
dữ dằn và dai dẵng này kéo dài đến 5 năm. Và Thiên Chúa đã ban cho tôi ơn sủng
để chiến thắng kẻ thù.”
Đây là những cuộc chiến mà Chúa
cho phép các thánh của Ngài trải qua. Chúng ta thật đáng thương hại
biết bao khi mình không bị ma quỷ thử thách một cách dữ tợn! Dựa
theo những hiện tượng bên ngoài đó, chúng ta là bạn bè của ma quỷ.
Hắn để cho chúng ta sống trong sự bình an giả tạo. Hắn để cho chúng
ta ngủ mê trong sự tự phụ vì nghĩ mình làm được nhiều việc tốt
lành, bố thí cho người nghèo, ít lỗi phạm hơn người khác. Thật tế,
hãy hỏi bất cứ người nào hay lui tới quán bar rằng họ có bị ma quỷ
cám dỗ không. Họ sẽ trả lời một cách đơn giản rằng: “Không, hắn
không quấy rầy tôi tí nào cả.” Hãy hỏi những cô gái hư hỏng rằng họ
có phải chiến đấu gì không? Họ sẽ mỉm cười và trả lời rằng không
có tí nào cả; thậm chí họ còn không biết thế nào là bị cám dỗ
nữa. Các con thấy đó, đây chính là điều tệ hại nhất trong tất cả
các cám dỗ: là không cảm thấy mình bị cám dỗ; đó là tình trạng
của những linh hồn mà ma quỷ đã chuẩn bị cho Hỏa ngục. Cha mong nói
vậy, ma quỷ sẽ cẩn thận không cám dỗ họ, về sự sợ hãi nhớ lại
cuộc đời quá khứ và khiến cho họ nghĩ về tội lỗi của mình.
Bây giờ cha muốn nói về sự bất
hạnh lớn lao nhất cho một tín hữu mà không bị cám dỗ, vì chúng ta
có những lý do chính đáng để tin rằng ma quỷ quan tâm đến họ như vật
sở hữu của mình, và chỉ đợi cho đến lúc họ chết là lôi vào Hỏa
ngục. Điều này không có gì là khó hiểu cả. Hãy nhìn xem một tín
hữu không có chút quan tâm nào đến phần rỗi của mình. Mọi thứ xung
quanh đều xúi giục họ đến với ma quỷ. Họ, thậm chí không thể mở
mắt đôi lúc mà không bị cám dỗ, mặc dù tất cả những lời cầu
nguyện và những việc làm đền tội của họ. Một tội nhân lớn tuổi,
có lẽ sống lì trong tội khoảng 20 năm, sẽ nói với các con là họ
không bị cám dỗ. Thật là tệ cho các con! Chỉ sự kiện đó thôi phải
làm cho các con ngập ngừng, là các con không biết bị cám dỗ là gì;
vì nếu nói là mình không bị cám dỗ, thì cũng giống như nói rằng
không có ma quỷ, hay nó đã mất quyền lực trên các tín hữu. Thánh Gregory
nói: “Nếu các con không có cám dỗ, thì ma quỷ đang là bạn, là người
hướng dẫn, và là người mục tử của các con rồi. Nếu bây giờ hắn cho
phép các con sống trong yên ổn, thì đến lúc cuối đời, hắn sẽ lôi
các con vào Hỏa ngục.” Thánh Augustine nói rằng điều nguy hiểm nhất trong các cám dỗ là không bị
cám dỗ; vì một
người như vậy đã bị Thiên Chúa bỏ rơi, nộp mình cho những đam mê, và
sẽ bị hư mất.
Cha nói rằng cám dỗ rất cần
thiết cho chúng ta, để giữ chúng ta
khiêm nhường và không cậy dựa vào mình, và buộc chúng ta tin cậy vào
Chúa. Chuyện xưa
kể rằng, có một vị bề trên hỏi một tu sĩ đang bị cám dỗ dữ dội
rằng: “Này con, con có muốn ta cầu xin Chúa cất khỏi những cám dỗ
khủng khiếp này cho con không?” Vị tu sĩ đáp lại: “Thưa cha không, vì
chúng giúp con luôn sống dưới sự hiện diện của Chúa, nó đòi buộc
con luôn trông cậy tín thác vào Chúa, và Người sẽ đứng bên con trong
khi con chiến đấu.” Đồng thời, chúng ta có thể nói rằng một trong
những dấu chỉ chắc chắn nhất cho biết chúng ta đang trên đường về Thiên
đàng, là chúng ta bị cám dỗ, không cần biết cám dỗ ấy dữ dằn như
thế nào. Chỉ có một điều cần thiết cho chúng ta phải làm là chống
lại nó một cách dũng cảm, vì cám dỗ là thời gian thu hoạch, như câu
chuyện sau đây sẽ chứng minh. Chúng ta đọc trong truyện các thánh có
một vị thánh nữ gặp khốn đốn với ma quỷ trong nhiều năm dài đến
nỗi ngài nghĩ mình đã mất linh hồn. Trong cơn an ủi, Thiên Chúa đã
hiện ra với ngài, và thổ lộ cho ngài biết rằng ngài đã lập được nhiều công phúc trong những năm
này hơn tất cả thời gian khác trong cuộc đời. Thánh Augustine dạy rằng mọi
sự chúng ta làm mà không có sự chiến thắng cám dỗ thì giá trị rất
ít. Do đó, thay vì ngã lòng, chúng ta phải ngược lại, cám ơn Thiên
Chúa toàn năng, và chiến đấu thật anh dũng, bởi vì chúng ta nắm
chắc phần thắng trong tay, và bởi vì chúng ta chắc chắn rằng Thiên
Chúa sẽ không chịu thua ma quỷ, và Người sẽ chuẩn bị cho chúng ta
triều thiên vinh quang trên Thiên đàng. Đó là điều mà cha mong ước cho
tất cả các con. Amen.