Ðầu tiên lễ
này để kính nhớ các vị tử đạo. Sau này, Giáo Hội đã dùng ngày lễ này để tỏ lòng
kính trọng những người thánh thiện. Bây giờ, lễ các thánh để kính nhớ các vị
Thánh vô danh cũng như nổi danh.
Ngày lễ đầu tiên
trong lịch sử để vinh danh các thánh là ngày tưởng niệm "các vị tử đạo"
được cử hành vào đầu thế kỷ thứ tư. Vào đầu thế kỷ thứ bảy, sau làn sóng trộm cắp
đột nhập các hang toại đạo, Ðức Giáo Hoàng Boniface IV đã cho thu lượm khoảng
28 toa đầy những hài cốt và chôn cất lại bên trong đền Pantheon, là đền thờ các
thần của người La Mã, và ngài thánh hiến đền thờ này như một đền thờ Kitô Giáo.
Theo sử gia của Giáo Hội là Bede Ðáng Kính, đức giáo hoàng có ý định rằng
"Việc tưởng nhớ các thánh trong tương lai, có thể thay cho việc thờ phượng
mà trước đây không được dành cho thần thánh nhưng thờ ma quỷ" (Về Việc
Tính Toán Thời Giờ).
Nhưng
việc thánh hiến đền Pantheon, cũng như ngày kính nhớ đầu tiên các vị tử đạo xảy
ra vào tháng Năm. Nhiều Giáo Hội Ðông Phương vẫn kính nhớ các thánh vào mùa
Xuân, hoặc trong mùa Phục Sinh hoặc ngay sau lễ Hiện Xuống.
Tại
sao Giáo Hội Tây Phương cử hành lễ này vào tháng Mười Một thì không ai hiểu.
Người ta chỉ biết vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon cử hành lễ
này vào ngày 1 tháng Mười Một, và người bạn của ông là Arno, Giám Mục của
Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ chứ chín, Giáo Hội La Mã đã
chấp thuận ngày lễ này.
Lời Bàn
Ðầu
tiên lễ này để kính nhớ các vị tử đạo. Sau này, khi Kitô hữu được tự do tín ngưỡng,
Giáo Hội đã dùng ngày lễ này để tỏ lòng kính trọng những người thánh thiện. Vào
các thế kỷ đầu tiên, được coi là thánh thì chỉ cần một tiêu chuẩn là được nhiều
người công nhận, ngay cả việc chấp thuận của vị giám mục cũng được coi là bước
sau cùng để đưa vào niên lịch Giáo Hội. Việc phong thánh bởi đức giáo hoàng lần
đầu tiên xảy ra vào năm 973; ngày nay việc phong thánh đòi hỏi cả một tiến
trình lâu dài để chứng minh các đức tính thánh thiện. Bây giờ, lễ các thánh để
kính nhớ các vị Thánh vô danh cũng như nổi danh.
Lời Trích
"Sau
đó, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi
chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình
mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế...
[Một
trong các kỳ mục] bảo tôi: "Họ là những người sống sót sau thời gian thử
thách lớn lao; họ đã giặt sạch và tẩy áo mình tinh nguyên trong máu Con
Chiên'" (Khải Huyền 7:9, 14).
Suy niệm Lễ Các Thánh
(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)